Giải Kinh tế pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 22: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế pháp luật 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 10 Bài  22.

588
  Tải tài liệu

Giải Kinh tế pháp luật 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

Mở đầu trang 140 KTPL 10: Em cùng các bạn xem một số hình ảnh hoặc clip xét xử của một phiên toà và chia sẻ những hiểu biết của em về Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

Trả lời:

- Tòa án nhân dân Việt Nam là cơ quan xét xử của quyền lực nhà nước Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp, gồm bốn cấp: Tòa án nhân dân tối cao; các Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; các Toà án quân sự.

- Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan có chức năng thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy đinh tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

1. Tòa án nhân dân

Câu hỏi trang 141 KTPL 10:

1/ Toà án nước ta thực hiện hoạt động xét xử nhằm mục đích gì?

2/ Theo em, Toà án nhân dân có vai trò gì?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Hoạt động xét xử của Toà án nhằm mục đích thực hiện quyền tư pháp, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyển công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của đất nước.

Yêu cầu số 2: Toà án thực hiện quyền tư pháp để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền Công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Câu hỏi trang 142 KTPL 10: Dựa vào sơ đổ 1 và hình 1, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân.

Pháp luật 10 Bài 22: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

* Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân dân

- Toà án nhân dân được tổ chức thành:

+ Toà án nhân dân tối cao;

+ Toà án nhân dân cấp cao;

+ Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trục thuộc trung ương.

+ Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh

+ Toá án quân sự, gồm: Tòa án quân sự trung ương => Toàn án quân sự quân khu và tương đương => Tòa án quân sự khu vực.

- Mỗi tòa án có một cơ cấu tổ chức riêng được quy định trong luật và được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử.

* Hoạt động của tòa án

- Toà án nhân dân xét xử công khai.

- Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Toà án nhân dân có thể xét xử kín.

- Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.

2. Viện kiểm sát nhân dân

Câu hỏi trang 142 KTPL 10:

1/ Từ các thông tin trên, em hãy cho biết Viện kiểm sát nhân dân thành phố H thực hiện chức năng gì?

2/ Chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân là gì?

3/ Nêu ví dụ về việc Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền
công tố tại một phiên toà.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Viện kiểm sát nhân dân thành phố H thực hiện quyền công tố khi mở phiên toà xét xử sơ thầm vụán cặp vợ chồng bạo hành con gái 3 tuổi tử vong.

Yêu cầu số 2:

- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

- Hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm:

+ Khởi tố bị can (để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tổ phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh);

+ Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ ăn và chứng minh được người phạm tội;

+ Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên toà sơ thảm (nếu vụ án bị kháng cáo hoặc khẳng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên toà phúc thẩm).

Yêu cầu số 3: Ví dụ: Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố tại một phiên tòa: xét xử vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) ngày 9-1-2020.

- Viện kiếm sát nhân dân thực hiện khởi tố 25/29 bị cáo về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123, Bộ luật Hình sự; 4 bị cáo bị truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 330, Bộ luật Hình sự.

- Viện kiểm sát nhân dân thực hiện truy tố bị can trước tòa trên cơ sở kết quả điều tra vụán.

Câu hỏi trang 143 KTPL 10: Em hiểu thế nào về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân? Nếu ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

- Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp:

+ Là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp.

+ Chức năng này được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết các vụ án; thi hành án; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Ví dụ: Kiểm sát viên kiểm sát hoạt động khám xét nơi ở của nghi phạm, kiểm sát hoạt động thu thập chứng cứ tại hiện trường vụ án của cơ quan điều tra.

Câu hỏi trang 144 KTPL 10: Dựa vào sơ đồ 2 và thông tin trên, em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dẫn.

Trả lời:

- Cơ cấu tổ chức: Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm:

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

+ Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

+ Viện kiểm sát quân sự

- Hoạt động:

+ Tất cả các Viện kiểm sát đều do Viện trưởng lãnh đạo.

+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.

+ Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 145 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Người dân có thể nộp đơn ở bất cứ Toà án nào đề yêu cầu giải quyết những vấn đề
của mình.

b. Khi không đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân có thể khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp cao hơn đề được giải quyết.

c. Một số phiên toà xét xử các vụ án liên quan đến trẻ em sẽ không được xét xử công khai.

d. Bản án của Toà án luôn luôn đúng và không bao giờ bị huỷ.

Trả lời:

a. Sai, vì Toà án nhân dân được phân chia thành các cấp (Toà án nhân dân huyện, Toà án nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân cấp cao, Toà án nhân dân tối cao,... và Toà án chuyên trách), do đó khi cần, người dân cần nộp đơn ở toà án phù hợp để được giải quyết vấn đề của bản thân.

b. Đúng, vì Viện kiểm sát nhân dân là một bộ phận của bộ máy nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo pháp luật. Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, huỷ bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới. Do đó, nếu không chấp thuận, đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân có thể khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp cao hơn.

c. Đúng, vì một số phiên toà liên quan đến trẻ em cần bảo mật những thông tin liên quan đến trẻ em để tránh gây ảnh hưởng tới cuộc sống hoặc tương lai sau này của trẻ em nên được xét xử kín.

d. Sai, vì trong một số trường hợp, bản án của Toà án có thể xảy ra sai sót và sẽ được huỷ bỏ.

Luyện tập 2 trang 145 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào sau đây?

a. Cán bộ Viện kiểm sát A kể lại diễn biến quá trình điều tra vụ án mà mình đang tham gia với mọi người trong gia đình.

b. Là thư kí Toà án, chị B luôn tận tình hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để nộp cho Toà án khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp.

c. Trường C tổ chức các phiên toà giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường để học sinh theo dõi.

d. Không đồng tình với một số quan điểm của kiểm sát viên tại phiên toà nên ông N đã gửi thư góp ý dù vụ án đó không liên quan gì đến mình.

Trả lời:

a. Không đồng tình vì hành vi của cán bộ Viện kiểm sát A là sai, vi phạm pháp luật, đáng bị phê phán. Hành vi đó đã tiết lộ các thông tin của vụ án, có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều tra vụ án.

b. Đồng tình vì hành vi của chị B là đúng, thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong công việc, đảm bảo quyền lợi của nhân dân.

c. Đồng tình vì thông qua các phiên toà giả định về bạo lực học đường, học sinh được cung cấp kiến thức bổ ích về pháp luật, nâng cao ý thức trong phòng, chống bạo lực học đường.

d. Đồng tình về việc làm của ông N có thể sẽ hỗ trợ kiểm sát viên phát hiện một số sai sót (nếu có) và đưa ra những quyết định chính xác hơn.

Luyện tập 3 trang 145 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau:

Tình huống a. Nghe tin Toà án nhân tỉnh sắp tổ chức phiên toà lưu động xét xử công khai một vụ án mua bán trái phép chất ma tuỷ ở Uỷ ban nhân dân xã, N rủ B cùng đi xem. Tuy nhiên, B cho rằng việc xem một phiên toà xét xử không mang lại lợi ích cho học sinh nên đã từ chối.

Nếu là N, em sẽ làm gì để B thay đổi ý định?

Tình huống b. D - anh trai của H, vốn là một thanh niên lêu lồng, quậy phá. Vừa qua, D đã đánh bạn bị thương tích nặng nền Viện kiểm sát nhân dân huyện truy tố đề nghị Toà án xem xét trách nhiệm hình sự. Lo sợ con trai phải ngồi tù, không được hưởng án treo nên mẹ đã bản với H nhờ người làm giả giấy xác nhận D là người tốt, đồng thời cung cấp thêm lời khai giả để làm tinh tiết giảm nhẹ tội cho D. H không đồng tính với cách làm của mẹ nhưng băn khoăn không biết nên khuyên mẹ như thế nào?.

Nếu là H, em sẽ làm gì để mẹ thay đổi ý định?

Trả lời:

Tình huống a. Nếu em là N, em sẽ khuyên B nên đi xem. Vì việc trực tiếp xem một phiên tòa sẽ giúp em có thêm những kiến thức cần thiết về pháp luật, đồng thời cũng thấy được tác hại của những hành vi trái pháp luật, ảnh hưởng đến đất nước. Từ đó, giáo dục bản thân về hành vi không làm trái pháp luật.

Tình huống b. Nếu là H, em sẽ khuyên mẹ không nên làm giả giấy tờ và cung cấp lời khai giả. Bởi việc làm của mẹ là bao che cho hành vi vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị sử phạt khi bị phát hiện. Nếu không khuyên được mẹ, em sẽ nhờ sự giúp đỡ của những người thân khác trong gia đình như bố, ông bà,…..

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 145 KTPL 10: Em hãy viết bài luận tuyên truyền nhiệm vụ bảo vệ công lí của Toà án nhân dân và chia sẻ với thầy cô cùng các bạn.

Trả lời:

 (*) Bài viết tham khảo về nhiệm vụ bảo vệ công lý của tòa án:

- Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý có nghĩa là tòa án phải đem đến lẽ phải, sự công bằng trong các vụ tranh chấp mà mình xét xử. Quan trọng hơn, tòa án cũng phải cho xã hội thấy rằng lẽ phải, sự công bằng đã được thực thi trong mỗi vụ tranh chấp mà nó phân xử. Đó là chân lý hiển nhiên, đã trở thành khẩu hiệu của Tư pháp hiện đại: “không những công lý phải được thực thi mà mọi người phải thấy rằng công lý đã được thực thi”, Nếu tòa án thực hiện tốt nhiệm vụ này, mỗi người dân sẽ nhận thức được rằng trong bộ máy nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam luôn có một loại cơ quan xét xử chuyên nghiệp để đem lại lẽ phải, lẽ công bằng cho mình mỗi khi có tranh chấp, mỗi khi quyền lợi của mình bị xâm phạm và cần được bảo vệ; rằng cơ quan đó được giao sứ mệnh đem lại công lý cho mình dù kẻ xâm phạm tới quyền lợi của mình có sức mạnh, sự côn đồ hay ngông cuồng tới đâu, thậm chí là cơ quan nhà nước, bởi lẽ phán quyết của cơ quan đó được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước và tất cả các bên, kể cả các cơ quan nhà nước có liên quan, đều phải tuân phục. Mặt khác, khi đưa tranh chấp ra xét xử trước tòa án, cho dù phán quyết cuối cùng có đúng với ý muốn vị kỉ của các bên hay không các bên cũng phải công nhận rằng đó là công lý đối với mình. Như vậy, tòa án phải thực hiện hoạt động xét xử cùa mình sao cho đối với người dân, tòa án và công lý là một, như chân lý, không thể tách rời.

- Trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, chỉ có tòa án, chứ không phải cơ quan nhà nước nào khác, có nhiệm vụ bảo vệ công lý. Sở dĩ như vậy là vì chỉ có tòa án là cơ quan xét xử chuyên nghiệp, được Hiến pháp giao thực hiện quyền tư pháp. Tòa án phân xử để tìm ra lẽ phải, lẽ công bằng trong những tranh cãi và xung đột lợi ích giữa các bên. Hoạt động xét xử của tòa án được thực hiện một cách công khai và tuân thủ các quy trình tố tụng chặt chẽ. Thẩm phán, những người trực tiếp xét xử, được đào tạo pháp luật bài bản, được trả lương từ ngân sách và không có lợi ích cá nhân liên quan tới vụ việc tranh chấp. Các cơ quan khác như Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân... đều không có chức năng này. Tham gia các thủ tục tố tụng tư pháp còn có một số cơ quan nhà nước khác như cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân. Song các cơ quan này không có thẩm quyền đưa ra quyết định phân xử đối với tranh chấp mà chúng có những chức năng riêng. Cơ quan điều tra có chức năng điều tra làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án hình sự. Viện kiểm sát nhân dân đại diện Nhà nước thực hiện quyền công tố trong các vụ án hình sự và tiến hành kiểm sát các hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, do không được trao thẩm quyền đưa ra quyết định phân xử cuối cùng nên các cơ quan này không được giao nhiệm vụ bảo vệ công lý mà chỉ đóng vai trò nhất định trong quá trình tố tụng để từ đó tòa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý.

- Như vậy, sẽ là không chính xác nếu nói rằng “tòa án có nhiệm vụ trừng trị vi phạm pháp luật và trấn áp tội phạm”. Trong một vụ án hình sự, cho dù người phạm tội đã nhận được hình phạt thích đáng với hành vi phạm tội của mình thì đó cũng không phải là do tòa án đã “trừng trị” họ mà đó là do tòa án đã thực thi công lý đối với họ, sau khi đã tiến hành quá trình xét xử dựa trên các nguyên tắc tố tụng công bằng. Với nhiệm vụ thi hành công lý, tòa án càng thể hiện rõ vị trí trung tâm của hệ thống tư pháp Việt Nam.

- Thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ công lý cũng là cơ sở để tạo ra lòng tin của người dân đối với tòa án. Tòa án không bảo vệ được công lý là điều tồi tệ nhất. Khi đó người dân sẽ nghĩ rằng tòa án không phải là nơi có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình và họ sẽ không tìm đến tòa án mỗi khi có tranh chấp. Nói cách khác họ mất niềm tin vào tòa án. Từ đó, họ mất đi niềm tin vào công lý trong xã hội. Mất đi lòng tin của người dân, sự tồn tại của tòa án sẽ trở thành vô nghĩa đối với xã hội. Tóm lại, chỉ khi nào hoàn thành được nhiệm vụ “bảo vệ công lý” thì tòa án mới có thể giành được niềm tin của xã hội.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 145 KTPL 10: Em hãy viết bài luận tuyên truyền chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

- Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:

+ Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;

+ Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Bài viết liên quan

588
  Tải tài liệu