1/ Luật Trưng cầu ý dân của Nhà nước Việt Nam thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân như thế nào
Trả lời Câu hỏi trang 125 KTPL 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức
Giải KTPL 10 Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 125 KTPL 10:
1/ Luật Trưng cầu ý dân của Nhà nước Việt Nam thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân như thế nào? Em hãy cho biết nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng phương thức và qua cơ quan, tổ chức nào.
2/ Em hãy nêu biểu hiện của nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam.
Trả lời:
Yêu cầu số 1:
- Luật Trưng cầu ý dân của Nhà nước Việt Nam thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân khi cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu để quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như:
+ Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;
+ Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia... bảo đảm để nhân dân trực tiếp thể hiện ý chi của mình trong việc quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước;
+ Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
Yêu cầu số 2: Biểu hiện của nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân:
- Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân và bộ máy nhà nước là công cụ để nhân dân thực thi những quyền lực đó.
- Các cơ quan quyền lực nhà nước như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp phải do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín trên cơ sở dân chủ.
- Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, và khi không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm.
- Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân.
- Nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, có quyền tố cáo, khiếu nại, góp ý,... nếu phát hiện sai phạm.
Mở đầu trang 123 KTPL 10: Em hãy kể tên các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chia sẻ hiểu biết của mình về một trong các cơ quan đó
Câu hỏi trang 124 KTPL 10: 1/ Theo em, Đảng lãnh đạo bộ máy nhà nước trên những phương diện nào? Hãy nêu ví dụ minh hoạ. 2/ Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Câu hỏi trang 124 KTPL 10: 1/ Em hãy cho biết, các luật, nghị quyết, pháp lệnh sau khi được Quốc hội thông qua sẽ do những cơ quan nào tổ chức thi hành, thực hiện? 2/ Em hiểu như thế nào về nguyên tắc quyền lực nhà nư
Câu hỏi trang 125 KTPL 10: 1/ Luật Trưng cầu ý dân của Nhà nước Việt Nam thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân như thế nào
Câu hỏi trang 126 KTPL 10: 1/ Qua lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, em hiểu thể nào là tập trung dân chủ? 2/ Trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 127 KTPL 10: 1/ Các văn bản pháp luật trong hình ảnh trên quy định tổ chức và hoạt động của cơ quan nào trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? 2/ Theo em, nguyên tắc pháp chế xã hội
Câu hỏi trang 127 KTPL 10: 1/ Việc thực hiện chủ trương xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thể hiện như thế nào trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu hỏi trang 128 KTPL 10: 1/ Việc đẩy mạnh cải cách hành chính thể hiện tính nhân dân của bộ máy hành chính nhà nước ta như thế nào? Nhân dân thực hiện quyền gì để tham gia thành lập bộ máy nhà nước
Câu hỏi trang 129 KTPL 10: 1/ Việc Chính phủ phải báo cáo và chịu sự giám sát của Quốc hội về các công việc của mình thể hiện điều gì? 2/ Theo em, vì sao các cơ quan trọng bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việ
Câu hỏi trang 129 KTPL 10: 1/ Trong thông tin 2, vì sao các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy
Luyện tập 1 trang 130 KTPL 10: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao? a. Tất cả các cá nhân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền ứng cử tham gia vào bộ máy nhà nước
Luyện tập 2 trang 130 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với những hành vi nào sau đây? Vì sao
Luyện tập 3 trang 130 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau: - Tình huống a. Giờ ra chơi, K tỉnh cờ thấy một số bạn trong lớp đọc những tin tức có nội dung sai lệch về cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước trên mạng xã hội
Vận dụng 1 trang 130 KTPL 10: Em hãy viết một bài luận thể hiện vai trò của người dân trong việc góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh
Vận dụng 2 trang 130 KTPL 10: Em hãy viết bài chia sẻ tác dụng tích cực của việc cải cách hành chính ở địa phương em
Bài viết liên quan
- Giải Kinh tế pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thông chính trị Việt Nam
- Giải Kinh tế pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Giải Kinh tế pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 22: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân
- Giải Kinh tế pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 23: Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân