Giải Kinh tế pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 3: Thị trường

Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Thị trường sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 10 Bài 3.

914
  Tải tài liệu

Giải Kinh tế pháp luật 10 Bài 3: Thị trường

Video giải KTPL 10 Bài 3: Thị trường

Mở đầu trang 17 KTPL 10: Em cùng các bạn sắm vai người mua và người bán trong một cửa hàng bán đồ dùng học tập, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

1/ Đối tượng mua bán ở cửa hàng này là gì?

2/ Chủ thể tham gia vào các hoạt động ở cửa hàng này là ai?

Trả lời:

1/ Đối tượng mua bán ở cửa hàng là đồ dùng học tập

2/ Chủ thể tham gia vào các hoạt động ở cửa hàng là người mua hàng và người bán hàng.

1. Khái niệm thị trường

Câu hỏi trang 18 KTPL 10:

1/ Sự thay đổi của quê hương S diễn ra như thế nào? Em hãy mô tả những hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ trên quê hương S.

2/ Mục đích của các hoạt động đó là gì?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Sự thay đổi trên quê hương S:

+ Trước kia, quê của S như không có mua bán, trao đổi hàng hoá.

+ Hiện nay, quê của S được ví như một Sa Pa thu nhỏ với thung lũng hoa cắt cánh nở rộ, nhuộm sắc tím mênh mông, tạo thành một vùng thị trường dược liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Những đồi hoa cát cánh thơ mộng còn trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn cho du khách thập phương.

- Mô tả: trên qê hương S diễn ra những hoạt động mua bán dược liệu từ hoa cát cánh, váy áo, khăn, túi thổ cẩm và dịch vụ du lịch. Ngoài ra, ở đây còn diễn ra hoạt động mua bán trên không gian mạng.

Yêu cầu số 2: Mục đích của các hoạt động đó là: thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người. Các mặt hàng được đưa ra thị trường để mua bán, trao đổi

2. Các loại thị trường

Câu hỏi trang 18 KTPL 10:

Kinh tế 10 Bài 3: Thị trường - Kết nối tri thức (ảnh 1)

1/ Em hãy xác định các loại thị trường trong thông tin và hình ảnh trên.

2/ Theo em, ngoài ra còn có những loại thị trường nào khác?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Các loại thị trường trong các thông tin và hình ảnh trên là:

+ Thị trường tư liệu tiêu dùng, gồm: giày dép, quần áo, gạo, cà phê, thủy hải sản…

+ Thị trường tiền tệ, sức lao động, khoa học công nghệ,….

+ Thị trường tư liệu sản xuất

+ Thị trường chứng khoán

Yêu cầu số 2: Ngoài ra còn có các thị trường như thị trường nông sản, lâm sản, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản,…..

3. Các chức năng cơ bản của thị trường

Câu hỏi trang 19 KTPL 10:

1/ Ở thông tin 1, sản phẩm áo sơ mi kẻ ô vuông, chất liệu cotton được thị trưởng thừa nhận như thế nào? Thị trường đã cung cấp thông tin gì khiến Ban Giám đốc Công ty may A phải điều chỉnh kế hoạch sản xuất?

2/ Thông tin 2 cho thấy việc sản xuất và tiêu dùng thịt lợn được thị trường kích thích hoặc hạn chế như thế nào?

Trả lời:

- Yêu cầu số 1:

+ Sản phẩm mới - áo sơ mi nam dài tay, kẻ ô vuông, chất liệu cotton bán với giá
550.000 đồng/áo được nhiều khách hàng ưa chuộng.

+ Thông tin thị trường trên khiến Ban Giám đốc công ty phải xem xét, điều chỉnh kế hoạch, gia tăng sản xuất mặt hàng sơ mi chất liệu cotton, cắt giảm sản xuất áo chất liệu kate.Thị trường đã cung cấp cho công ty chủng loại mặt hàng, giá cả mặt hàng, chất liệu và họa tiết trên sản phẩm.

Yêu cầu số 2: Việc nguồn cung thịt lợn giảm, giá thịt lợn tăng khiến người chăn nuôi hướng tới các nguồn cung khác hoặc tái đàn (khi dịch tạm lắng), người tiêu dùng cũng giảm nhu cầu tiêu thụ thịt lợn, chuyển sang tiêu thụ các loại thực phẩm khác. Khi nguồn cung thịt lợn tăng lên, sẽ có xu hướng ngược lại: giá thịt lợn giảm, nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với thịt lợn sẽ tăng lên.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 19, 20 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Thị trường bao giờ cũng gắn với một địa điểm cụ thể như chợ, cửa hàng, siêu thị....

b. Thị trường là nơi diễn ra hoạt động sản xuất hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

c. Chỉ có người sản xuất hàng hoá mới cần đến thị trường.

d. Chức năng của thị trường là cung cấp hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người
tiêu dùng.

e. Những thông tin trên thị trường giúp người sản xuất điều chỉnh kế hoạch sản xuất hàng hoá.

Trả lời

a. Không đồng tình. Vì có những loại hàng hóa vô hình như các loại dịch vụ không gắn với một địa điểm cụ thể. Hoặc hiện nay, thị trường thương mại điện tử diễn ra trên không gian mạng nên có thể không cần địa điểm cụ thể.

b. Không đồng tình. Vì đó là cách hiểu sai về chức năng của thị trường. Đó là chức năng của sản xuất hàng hóa.

c. Không đồng tình. Tất cả các hoạt động mua bán, trao đổi đều diển ra trên thị trường. Vị vậy, người sản xuất, người tiêu dùng, người buôn, chủ thể trung gian đều cần có thị trường.

d. Không đồng tình. Vì: thị trường có chức năng thừa nhận, chức năng thông tin và chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.

e. Đồng tình. Những thông tin trên thị trường giúp người sản xuất điều chỉnh kế hoạch sản xuất hàng hoá.

Luyện tập 2 trang 20 KTPL 10: Em có nhận xét gì về việc làm của các chủ thể trong những trường hợp sau?

Trường hợp a. Một công ty cử hai nhân viên đi khảo sát thị trường tiêu thụ hoa quả Việt Nam ở nước ngoài. Người thứ nhất ghi trong báo cáo: "Địa điểm X là thị trưởng không có tiềm năng. Người dẫn ở đó hầu như không biết đến hoa quả Việt Nam". Người thứ hai báo cáo: "Địa điểm X là thị trường rất có tiềm năng. Người dân ở đó hầu như chưa được biết đến hoa quả Việt Nam".

Trường hợp b. Để tạo nên thương hiệu cho sản phẩm của công ty, lãnh đạo và các nhân viên của Công ty Y đã dành rất nhiều thời gian khảo sát thị trường, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng đễ xin ý kiến về mong muốn của họ đối với sản phẩm của công ty. Nhờ đó, Công ty Ý đã tạo ra những sản phẩm độc đáo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Trả lời:

Trường hợp a.

- Ý kiến của 2 nhân viên đều phản ánh đúng thực trạng thị trường tiêu thụ hoa quả Việt Nam ở nước ngoài.

- Nhân viên thứ 2 đã nhìn thấy được tiềm năng của thị trường.

=> Bài học kinh doanh có thể rút ra là: nếu biết đón đầu, nắm bắt được tiềm năng của thị trường thì việc kinh doanh sẽ có kết quả tốt hơn.

Trường hợp b. Công ty Y đã có cách thu nhận thông tin từ phía thị trường rất hiệu quả. Thay vì ồ ạt sản xuất, công ty đã quan tâm đến thị yếu khách hàng, chú trọng xử lí các thông tin phản hồi từ phía thị trường để tạo ra những sản phẩm phù hợp.

Luyện tập 3 trang 20 KTPL 10: Em hãy xử lí các tình huống sau:

Tình huống a. Gia đình K có cửa hàng kinh doanh những mặt hàng thời trang cao cấp. K muốn giúp mẹ chụp ảnh các mặt hằng, quảng cáo trên mạng xã hội để bán được nhiều hơn những mẹ không đồng ý vì cho rằng những sản phẩm đang được bán trên mạng phần lớn là hàng có chất lượng không cao, nên những mặt hàng cao cấp của nhà mình không nên rao bán ở trên mạng.

Nếu là K, em sẽ nói với mẹ như thế nào?

Tình huống b. Quê hương H là một vùng trù phú trái cây nhưng chủ yếu chỉ bán ở thị trưởng trong nước, có loại trái cây được mùa nhưng không tiêu thụ được. Trong giờ học, cô giáo yêu cầu nhóm của H thảo luận và đề xuất cách để những trái cây của quê hương tiếp cận được thị trường thế giới. lồng nhóm bị em sẽ đề xuất những biển.

Nếu là thành viên trong nhóm H, em sẽ đề xuất những biện pháp gì?

Trả lời

Tình huống a. Nếu là K, em sẽ nói với mẹ: Những mặt hàng trên mạng cũng có những mặt hàng bình dân và cao cấp. Việc đăng ảnh sản phẩm một phần giúp mở mang thương hiệu, quảng cáo cho cửa hàng, mặt khác, nó còn giúp cửa hàng đánh giá được thị yếu khách hàng để có thể điều chỉnh mẫu mã, giá cả, chất liệu phù hợp với thị trường.

- Tình huống b. Đề xuất của em:

+ Tìm các trang web bán hàng hoặc diễn đàn của nước nơi bạn cần quảng cáo và vào đó đăng tin giới thiệu. Chú ý đọc kỹ quy định của họ để tránh bị vi phạm pháp luật/ quy định của cộng đồng ở nơi đó.

+ Tìm thông tin về các biên tập viên của các trang tin, báo ở nước nơi bạn cần quảng bá và viết một bài PR thật hay về sản phẩm của bạn (nhưng đứng trên góc độ độc giả của báo họ quan tâm) và gửi cho những người này. Họ có thể đăng cho bạn miễn phí

+ Chú trọng đến các vấn đề chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

+ Tư vấn cho người nông dân liên hệ với các công ty xuất khẩu trái cây ở Việt Nam.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 20 KTPL 10: Em hãy tìm hiểu, viết bài phân tích một trường hợp trong thực tiễn về chức năng của thị trường.

Trả lời:

- Trường hợp: Mới đây, EU cũng trả về 17 lô nông, thuỷ sản của Việt Nam do không đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Công thương cho biết: Từ ngày 1/1 đến 1/5/2019, Hệ thống Cảnh báo Nhanh của EU đối với mặt hàng thức ăn và thực phẩm nguy cơ gây rủi do cho sức khỏe cộng đồng (RASFF) thông báo có 9 lô hàng thủy sản và 8 lô hàng nông sản của Việt Nam bị từ chối hoặc giám sát khi nhập vào EU.

- Phân tích chức năng của thị trường:

+ Chức năng thừa nhận: Nông, thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu, điều đó cho thấy công dụng của mặt hàng này khi thỏa mãn nhu cầu của xã hội

+ Chức năng thông tin: Thị trường Châu Âu cũng cấp thông tin mặt hàng của Việt Nam chưa đủ điều kiện đáp ứng các nhu cầu về sức khỏe.

+ Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế: Việt Nam cần có những thay đổi, kiểm địngh mặt hàng tốt hơn để những lo hàng hóa sau sẽ đáp ứng được tiêu chí của thị trường Châu Âu.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 20 KTPL 10: Em hãy khảo sát một loại thị trường có ở địa phương em và chia sẻ nhận xét về thị trường đó theo gợi ý sau:

- Đối tượng khảo sát

- Nội dung khảo sát

- Phương pháp khảo sát

- Sản phẩm

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

- Đối tượng khảo sát: Cửa hàng bán gạo

- Nội dung khảo sát:

+ Giá cả, chất lượng, mẫu mã,...

Tên loại gạo

Giá bán

Gạo thơm thái

15.000

Gạo tám thơm

18.000

Gạo ST 24

30.000

Gạo Đài Loan

22.000

Gạo Bắc Hương

21.000

 

+ Thái độ, cách bán hàng: nhiệt tình, đon đả, vui tính….

- Phương pháp khảo sát: quan sát, phỏng vẫn, điều tra,...

- Sản phẩm: Báo cáo khảo sát thị trường (chú ý rút ra bài học từ kết quả khảo sát).

Bài viết liên quan

914
  Tải tài liệu