Giải Kinh tế pháp luật 10 (Kết nối tri thức) Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Hoidapvietjack.com trân trọng giới thiệu: Lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 10 Bài 7.

714
  Tải tài liệu

Giải Kinh tế pháp luật 10 Bài 7: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Mở đầu trang 39 KTPL 10: Em hãy kể một số hoạt động sản xuất kinh doanh của gia đình hoặc những cơ sở sản xuất kinh doanh nơi em sinh sống và cho biết hoạt động đó có đóng góp gì cho đời sống xã hội.

Trả lời:

- Nhà em sản xuất đồ gốm sứ. Công việc ngày không chỉ mang lại cho gia đình em thu nhập ổn định mà còn giúp tạo thêm cơ hội việc làm cho một số người dân trong địa phương.

1. Vai trò của sản xuất kinh doanh

Câu hỏi trang 40 KTPL 10:

1/ Anh T đã cung cấp dịch vụ để phục vụ bà con địa phương với mục đích gì? Hoạt động này có điểm gì khác so với hoạt động sản xuất trước đây?

2/ Hoạt động sản xuất kinh doanh của anh T đã mang lại lợi ích gì cho gia đình và xã hội?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

Anh đã đầu tư mua máy nghiền thức ăn gia súc đề phục vụ bà con phát triển chăn nuôi, đồng thời nuôi thêm hơn 60 con lợn mỗi năm.

- Hiện tại, anh muốn mua máy gặt đập liên hợp cung cấp dịch vụ thu hoạch lúa để có thêm lợi nhuận nhưng đang gặp khó khăn trong việc vay vốn.

Yêu cầu số 2: Sản xuất kinh doanh phát triển giúp anh và gia đình có cuộc sống ổn định, tạo việc làm cho bản thân và gần chục lao động trong xã, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho quê hương, đất nước.

2. Một số mô hình sản xuất kinh doanh

Câu hỏi trang 40 KTPL 10:

1/ Việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình anh T do ai chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm?Số lao động tham gia là bao nhiêu?

2/ Em có nhận xét gì về quy mô kinh doanh, khả năng huy động vốn của hộ gia đình anhT?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình anh T do anh T chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Số lượng lao động là hơn gần chục người

Yêu cầu số 2: Nhận xét: quy mô sản xuất nhỏ, dễ quản lí, dễ tạo việc làm nhưng khả năng huy động vốn kém nên khó tăng quy mô và đầu từ tranh thiết bị, khó đáp ứng yêu cầu của những khách hàng lớn.

Câu hỏi trang 41 KTPL 10:

1/ Hợp tác xã Đoàn Kết gồm mây thành viên? Hoạt động của hợp tác xã dựa trên nguyên tắc nào?

2/ Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ sản xuất kinh doanh là gì? Theo em, tại sao anh T phải liên kết với các hộ gia đình khác?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

Hợp tác xã Đoàn Kết gồm 9 thành viên: gia đình anh T cùng 8 hộ gia đình khác.

- Hoạt động của hợp tác xã dựa trên nguyên tắc tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tự nguyên, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, binh đẳng và dân chủ trong quản lí.

Yêu cầu số 2:

Ưu điểm:

+ Nhờ có sự hỗ trợ từ hợp tác xã, các hộ gia đình có điều kiện áp dụng quy trinh sản xuất theo tiêu chuẩn mới, sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng cao, gieo cấy tập trung, bón phân cân đối nên thu được kết quả cao hơn so với trước đây.

+ Hợp tác xã còn lo bao tiêu sản phẩm đầu ra, bán với giá ổn định nên các thành viên rất yên tâm, tin tưởng phát triển sản xuất.

- Theo em, anh T phải liên kết với các hộ gia đình khác vì khó khăn trong vấn đề lo đầu ra sản phẩm cũng như quy trình sản xuất.

Câu hỏi trang 42 KTPL 10Em hãy nêu những biểu hiện tính hợp pháp và tính tổ chức của doanh nghiệp X.

Trả lời:

Biểu hiện tính hợp pháp và tính tổ chức của doanh nghiệp X:

+ Có tên riêng: Công ty X

+ Có tài sản: do ông Q bỏ vốn thành lập

+ Có trụ sở giao dịch: nơi ông Q sinh sống, có cơ cấu nhân sự, bộ máy điều hành

+ Được nhà nước cấp phép hoạt động và phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động kinh doanh bằng tài sản riêng trước pháp luật

+ Có mặt hàng kinh doanh: mặt hàng điện tử gia dụng.

Câu hỏi trang 42 KTPL 10:

1/ Ông Q có quyền sở hữu, quản lí và thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp X trước pháp luật như thế nào?

2/ Theo em, doanh nghiệp tư nhân có đặc điểm gì?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Quyền sở hữu, quản lí và thức hiện nghĩa vụ của ông T: toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh, sử dụng lợi nhuận và chịu trách nhiệm vô hạn trước toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp.

Yêu cầu số 2: Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân:

+ Chủ sở hữu doanh nghiepej là cá nhân chủ doanh nghiệp, có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư, không tác bạch tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân.

+ Chủ doanh nghiệp là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh, sử dụng lợi nhuận và chịu trách nhiệm vô hạn toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp.

Câu hỏi trang 43 KTPL 10:

1/ Công ty hợp danh QT được thành lập bởi những ai? Các thành viên hợp danh có quyền lợi và nghĩa vụ gì trong công ty? Các thành viên góp vốn có quyền lợi và nghĩa vụ gì trong công ty?

2/ Theo em, công ty hợp danh có ưu điểm gì so với công ty tư nhân?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

Công ty hợp danh QT được thành lập bởi ông Q và ông T.

- Cả hai ông chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của minh về các nghĩa vụ của công ty và có quyền quản lí, tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty.

- Các con cháu trong nhà có thể góp thêm vốn cho công ty đề được chia lợi nhuận.

Yêu cầu số 2: Ưu điểm của công ty hợp danh so với công ty tư nhân:

Công ty hợp danh có ít nhất 2 thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn:

+ Nhiều thành viên cùng tham gia góp vốn, cùng kinh doanh ; có sự liên kết góp vốn, đáp ứng ngay nhu cầu cần có vốn lớn để kinh doanh. Hơn nữa khả năng huy động vốn dễ dàng hơn từ các thành viên góp vốn. Còn Doanh nghiệp tư nhân do một người làm chủ nên chỉ có thể huy động vốn nhờ các mối quan hệ của mình mà không thể huy động vốn góp từ bên ngoài

+ Công ty hợp danh có nhiều thành viên tham gia nên có sự tập trung trí tuệ của nhiều thành viên tham gia quản lý điều hành. Còn Doanh nghiệp tư nhân chỉ có 1 chủ sở hữu duy nhất và người này là người duy nhất có quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên dễ xảy ra quyết định độc đoán, thiếu tính khách quan trong hoạt động kinh doanh

- Có sự kết hợp uy tín danh tiếng, tạo sự tin tưởng hơn đối với đối tác.

- Có tư cách pháp nhân: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân khiến cho công ty hợp danh có thể trở thành thành viên, cổ đông của công ty khác. Hơn nữa khiến cho công ty hợp danh dễ dàng dễ tạo lòng tin trước khách hàng khi giao dịch bởi nó có sự tách bạch về tài sản và khả năng chịu trách nhiệm cao hơn khi có rủi ro xảy ra.. Còn doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, do đó khi thiếu vốn làm ăn khó có thể tạo niềm tin với các tổ chức tín dụng như công ty hợp danh.

- Khả năng chịu trách nhiệm tài sản: do công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về tài sản nên khả năng chịu trách nhiệm cao hơn.

Câu hỏi trang 44 KTPL 10: Em có nhận xét gì về mục đích thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N?

Trả lời:

- Mục đích thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N giúp giảm thiểu rủi ro. Anh chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn, không lo ảnh hưởng tới tài sản khác của gia đình.

Câu hỏi trang 44 KTPL 10: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên như thế nào? Cơ chế tổ chức và hoạt động ra sao?

Trả lời:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của anh N được chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi có 4 người bạn thân của anh N đầu tư thêm 4 tỉ đồng vốn điều lệ.

- Cơ chế tổ chức và hoạt động là cả năm người hợp thành Hội đồng thành viên, duy trì hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm về khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

Câu hỏi trang 45 KTPL 10: Công ty cổ phần A được hình thành như thế nào? Em hãy nêu phương thức hoạt động của công ty cổ phần.

Trả lời:

- Công ty A là một công ty cổ phần được hình thành bằng vốn đóng góp của hàng trăm cổ đông. Hàng năm, công ty đều tổ chức Đại hội đồng cổ đông, bầu ra Hội đồng quản trị. Công ty được phát hành chứng khoán để huy động vốn. Các cổ đồng được chia lợi tức cổ phần theo số cổ phần đóng góp cho công ty.

- Phương thức hoạt động của công ty cổ phần:

+ Được hình thành bằng vốn đóng góp của nhiều người, vốn điều lễ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

+ Người đóng cổ phần gọi là các cổ đồng. Cơ quan tối cao của công ty cổ phần là Đại hội đồng cổ đồng. Các cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng quản trị sau đó Hội đồng quản trị sẽ thuê, bổ nhiệm Giám đốc (Tổng Giảm đốc) hoặc Giám đốc điều hành.

+ Công ty có quyền phát hành chứng khoán đề huy động vốn, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng

Câu hỏi trang 46 KTPL 10: Em hãy phân tích số vốn của doanh nghiệp K trước và sau khi cổ phần hoá.

Trả lời:

- Doanh nghiệp K là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Sau khi tiến hành cổ phần hoá, doanh nghiệp K đã trở thành một công ty cổ phần với số vốn lớn hơn nhiều so với trước.

- Số vốn của Nhà nước chỉ còn chiếm 54% vốn của công ty, phần còn lại cho phép tư nhân đầu tư, mua cổ phần góp vốn cho doanh nghiệp nhưng đây vẫn là một doanh nghiệp nhà nước.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 46 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Sản xuất kinh doanh góp phần làm giảm tệ nạn xã hội.

b. Kinh doanh phát triển làm hạn chế các nghề truyền thống ở địa phương.

c. Kinh doanh trực tuyến không đòi hỏi phải đầu tư nhiều nhà xưởng và trí tuệ.

d. Sản xuất kinh doanh góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh.

Trả lời:

a. Đồng tình. Sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy nên kinh tế phát triển, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.

b. Không đồng ý. Kinh doanh phát triển sẽ làm những nghề truyền thống phát triển hơn nếu biết cách tổ chức và quản lí doanh nghiệp, Một số nghề truyền thống dần bị mai một là do không thay đổi cách quản lí phù hợp

c. Không đồng ý. Kinh doanh trực tuyến tuy giảm đầu tư về mặt nhà xưởng nhưng vẫn cần phải có trí tuệ.

d. Đồng tình. Sản xuất kinh doanh góp phần thúc đẩy nên kinh tế phát triển, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh.

Luyện tập 2 trang 46 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận để nhận biết điểm khác nhau của các mô hình sản xuất kinh doanh:

a. Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.

b. Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã.

c. Doanh nghiệp tư nhân với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

d. Công ty tư nhân và công ty hợp danh.

e. Công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Trả lời:

a. So sánh mô hình hộ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân.

- Chủ thể thành lập:

+ Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài.

+ Hộ kinh doanh do cá nhân là công dân Việt Nam, một nhóm người, một hộ gia đình.

- Quy mô:

+ Doanh nghiệp tư nhân không giới hạn quy mô, vốn, không giới hạn số lượng lao động.

+ Hộ kinh doanh thì số lượng lao động không quá 10 người.

- Địa điểm kinh doanh:

+ Doanh nghiệp tư nhân được mở nhiều địa điểm, chi nhánh.

+ Hộ kinh doanh không được mở nhiều địa điểm kinh doanh.

- Cơ quan có thẩm quyền đăng kí kinh doanh:

+ Doanh nghiệp tư nhân đăng kí kinh doanh cấp tỉnh (sở kế hoạch và đầu tư)

+ Hộ kinh doanh đăng kí kinh doanh cấp huyện (phỏng kế hoạch và đầu tư).

- Con dấu:

+ Doanh nghiệp tư nhân có con dấu riêng

+ Hộ kinh doanh không có con dấu.

b. So sánh mô hình hộ sản xuất kinh doanh và hợp tác xã

- Đối tượng được đăng kí tham gia:

+ Hộ kinh doanh gồm cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam.

+ Hợp tác xã có thêm tổ chức, người nước ngoài.

- Quyển hạn đăng kí tham gia:

+ Hộ kinh doanh chỉ được đăng kí một hộ kinh doanh cá thể duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Hợp tác xã có thể đăng kí trở thành thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã.

- Quyển hạn quyết định của thành viên:

+ Hộ kinh doanh: quyền hạn quyết định do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thoả thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình.

+ Hợp tác xã: các thành viên có quyền bình đẳng trong mọi quyết định hoạt động của hợp tác xã.

- Người đại diện theo pháp luật:

+ Người đại diện theo pháp luật của hộ là Chủ hộ kinh doanh.

+ Trong hợp tác xã, người đại diện thao pháp luật là Chủ tịch hội đồng quản trị

- Cơ cấu quản lí tổ chức:

+ Hộ kinh doanh thì do chủ hộ tự tổ chức.

+ Hợp tác xã do đại hội thành viên, có hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát,...

- Tư cách pháp nhân:

+ Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.

+ Hợp tác xã có tư cách pháp nhân.

- Quyền và trách nhiệm tài sản:

+ Hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản.

+ Hợp tác xã chịu trách nhiệm hữu hạn theo số tài sản đóng góp của các thành viên.

- Con dấu:

+ Hộ kinh doanh không có con dấu.

+ Hợp tác xã có con dấu.

c. So sánh mô hình doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH một thành viên

- Quyền và trách nhiệm tài sản:

+ Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn).

+ Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (trách nhiệm vô hạn).

- Vốn điều lệ:

+ Vốn điều lệ:của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.

+ Vốn của doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra kinh doanh không cần phải chuyển quyền sở hữu vào tài sản của công ty.

- Tư cách pháp nhân:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân.

+ Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

d. So sánh mô hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh

- Chủ sở hữu:

+ Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ sở hữu và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp.

+ Công ty hợp danh do ít nhất hai cá nhân là đồng chủ sở hữu công ty và được gọi là thành viên hợp danh, cùng nhau chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty. Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thành viên góp vốn, Thành viên góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức và chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.

- Tư cách pháp nhân:

+ Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

+ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

- Tài sản doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp tư nhân không có sự tách bạch giữa tài sản của doanh nghiệp và tài sản của chủ sở hữu, chủ sở hữu có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Công ty hợp danh: các thành viên hợp danh phải thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản vốn góp cho công ty.

e. So sánh mô hình công ty cổ phần và công ty TNHH hai thành viên trở lên

- Số lượng thành viên:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có số lượng thành viên từ 02 đến 50 người.

+ Công ty cổ phần phải có tối thiểu 03 thành viên là chủ sở hữu và không giới hạn số lượng thành viên tối đa.

- Cơ cấu tổ chức và quản lí:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có cơ cấu tổ chức quản lí bao gốm: hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc và ban kiểm soát.

+ Công ty cổ phần có cơ cấu tổ chức: đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và giám đốc hoặc tổng giám đốc.

- Huy động vốn:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chỉ được phát hành trái phiếu.

+ Công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu và trái phiếu.

Luyện tập 3 trang 47 KTPL 10: Em hãy tìm hiểu các mô hình sản xuất kinh doanh ở địa phương theo gợi ý sau:

- Tìm hiểu và nhận xét ưu điểm, hạn chế của một số mô hình hộ sản xuất kinh doanh ở địa phương em.

- Tìm hiểu một mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh trong thực tế, giới thiệu mô hình này với các bạn trong lớp.

- Tìm hiểu trong thực tiễn một doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, doanh nghiệp nhà nước và giới thiệu vài nét về doanh nghiệp đó.

Trả lời:

(*) Lựa chọn: Tìm hiểu về ưu và nhược điểm của công ty TNHH một thành viên

- Ưu điểm của công ty TNHH 1 thành viên

+ Chủ sở hữu công ty sẽ có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.

+ Một cá nhân cũng có thể thành lập được doanh nghiệp. Không nhất thiết phải tìm đối tượng hợp tác để cùng thành lập doanh nghiệp. Hoặc một số tổ chức có thể tách vốn, đầu tư thêm lĩnh vực khác.

Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu. Đây có thể được xem là ưu điểm vượt trội hơn so với loại hình doanh nghiệp tư nhân.

+ Có cơ cấu tổ chức gọn, linh động. Thủ tục thành lập đơn giản hơn loại hình công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần.

+ Quy định về vấn đề chuyển nhượng vốn quy định chặt chẽ. Nhà đầu tư dễ kiểm soát.

- Nhược điểm của công ty TNHH 1 thành viên

+ Không được phát hành cổ phiếu. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Công ty sẽ không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn. 

+ Công ty TNHH 1 thành viên chịu sự điều chỉnh của pháp luật chặt chẽ hơn.

+ Do công ty TNHH một thành viên chỉ do một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu. Nên khi huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác sẽ phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

+ Công ty TNHH 1 thành viên không được rút vốn trực tiếp. Mà phải bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác.

+ Tiền lương thanh toán cho Chủ sở hữu không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 4 trang 47 KTPL 10: Em có lời khuyên gì với các nhân vật trong những tình huống sau?

- Tình huống a. Những ngày nông nhàn, anh C cùng nhiều thanh niên trong xã lên thành phố làm thuê. Lao động vật và, phải sống xa nhà, tốn thêm chi phí thuê nhà trọ, ăn uống, xe cộ,... nhưng thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu. Mới đây, có người bà con khuyên anh chọn một mô hình kinh doanh phù hợp để phát triển sự nghiệp ở quê, không lên thành phố làm thuê nữa.

Theo em, anh C có nên làm theo lời khuyên đó không? Vì sao?

- Tình huống b. N không chỉ học giỏi mà còn rất khéo tay, làm được nhiều loại bánh ngon. Nhà ở ngay gần chợ phó huyện, nhận thấy khả năng có thể kinh doanh để phát triển kinh tế gia đình, N có ý định sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ học thêm kĩ thuật làm bánh để mở cửa hàng chuyên kinh doanh bánh tại nhà. Tuy nhiên, nhiều bạn trong lớp khuyên N nên học đại học đề có cơ hội kiếm được nhiều việc làm tốt hơn.

Em có lời khuyên gì cho bạn N?

Trả lời:

- Tình huống a. Theo em, anh C nên làm theo lời khuyên đó. Khi ở lại quê hương, anh C sẽ có được một số lợi ích, như: không tốn chi phí nhà ở, chi phí sinh hoạt ở quê rẻ hơn so với thành phố. Khi ở lại quê hương lập nghiệp, anh C không nhất thiết phải làm nghề nông, mà có thể lựa chọn một mô hình kinh doanh phù hợp với bản thân và gia đình.

- Tình huống b. Lời khuyên cho N: N nên cân nhắc và có thể lựa chọn một trong 2 phương án như sau:

+ Phương án 1: theo hoch đại học có chuyên ngành liên quan đến ẩm thực để phát huy sở trường làm bánh.

+ Phương án 2: theo đuổi giấc mơ kinh doanh mở tiệm làm bánh không nhất thiết phải đi học đại học.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 47 KTPL 10: Em hãy viết bài giới thiệu dự định mô hình kinh doanh trong tương lai của bản thân hoặc gia đình và giới thiệu với các bạn.

Trả lời:

(*) Giới thiệu kế hoạch mở tiệm kinh doanh bánh ngọt

1. Học làm bánh: Trước khi mở cửa hàng bánh, bạn phải đi học cách làm bánh, một khoá học làm bánh có thể kéo dào khoảng 1- 2 tháng, sau đó tùy vào khả năng sáng tạo và sự khéo léo, chăm chỉ luyện tập của em mà em hoàn toàn có thể trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp.

2. Chuẩn bị vốn: Để mở một tiệm bánh ngọt với đa dạng các loại bánh, bạn cần khoảng từ 30 triệu - 80 triệu đồng, tuỳ vào quy mô quán lớn nhỏ. Số vốn này giúp bạn tự tin kinh doanh và chi trả cho những thứ cấp thiết cần phải có.

3. Lựa chọn địa điểm mặt bằng mở cửa hàng bánh ngọt

- Địa điểm mở cửa hàng là một yếu tố rất quan trọng để kinh doanh mặt hàng bánh ngọt. Do vậy kinh nghiệm mở tiệm bánh ngọt là hãy chọn nơi gần khu đông dân cư, thuận tiện đường đi lại và nếu có nhiều mặt tiền thì càng tốt.

- Không nên lựa chọn địa điểm là ngã 3, ngã tư giao thông, hay khu vực hay bị kẹt đường.

4. Thiết kế nội thất, chuẩn bị các vật dụng, máy móc bên trong bên trong tiệm bánh

- Một cửa hàng bánh ngọt được bài trí gọn gàng, đẹp mắt sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn và tăng khả năng khách sẽ nhớ đến bạn, muốn quay lại trong những lần tiếp theo. Muốn kinh doanh tiệm bánh, cần phải chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho cửa hàng bánh gồm những thứ sau:

+ Tủ bảo ôn: tủ bảo ôn hay còn gọi là tủ đông, dùng để chứa đựng, bảo quản nguyên vật liệu và bánh. Loại tủ chuyên nghiệp khoảng 1,2m có giá từ khoảng 20 - 22tr. Nếu không có thể mua loại tủ làm mát như ngoài tiệm bánh có thể nhìn được bánh từ bên ngoài, loại này giá khoảng 6-8tr, loại cũ mua lại từ 2-3tr.

Máy đánh kem: loại máy này khoảng 2-5tr. Máy đánh bột loại tốt khoảng 8tr, tuy nhiên nếu làm số lượng không lớn bạn có thể dùng máy đánh trứng, máy trộn loại thường với giá thấp hơn.

Lò nướng: loại lò tốt các các tiệm bánh lớn hay dùng khoảng 8-20tr. Loại thường chỉ dao động từ 1,5-3tr. Có thể mua trong siêu thị, điện máy, hay nơi bán dụng cụ làm bánh.

Ngoài ra còn cần một số thiết bị khác như: dao phết bánh, bàn quay bánh, dao cắt bánh răng cưa, các loại đui bắt kem, dụng cụ trang trí bánh….những thứ lặt vặt này khoảng 1,5tr đổ lại.

- Về nguyên liệu làm bánh ngọt, cần tìm đến đơn vị cung cấp uy tín để đề nghị hợp tác, làm mối lâu dài, họ sẽ chiết khấu và giảm giá thay vì đi mua tại siêu thị. Nguyên liệu dùng để làm bánh phải tươi nhất, không dùng hóa chất bảo quản và cần được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng. Thống nhất loại nguyên liệu, tránh việc thay đổi khiến khách hàng khó chịu vì chất bánh thay đổi liên tục.

- Thuê nhân viên: Nhân viên bán bánh thường không cần trình độ cao, do vậy bạn có thể tuyển lao động phổ thông hoặc tận dụng sinh viên làm theo ca chẳng hạn. Có thể phân từ 2-3 ca, mỗi ca 1.5 - 3 triệu..

5. Chiến lược kinh doanh

- Nếu ý tưởng kinh doanh và vốn để đầu tư mở tiệm bánh ngọt là cái cây. Thì chiến lược kinh doanh chính sẽ chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng cái cây đó ngày càng lớn mạnh. Nói vậy để ta có thể nhận định được chiến lược kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với bất kì loại mô hình kinh doanh nào. Và ở đây mô hình kinh doanh bánh ngọt cũng không ngoại lệ.

- Từ nghiên cứu thị trường, khách hàng mục tiêu và đối thủ, bạn sẽ dễ dàng chọn được hướng đi riêng cho mình và lên kế hoạch cho chiến lược này, đừng quên các chương trình khuyến mãi, tặng kèm… luôn là cách thu hút khách hàng hiệu quả nhất.

6. Loại hình và phong cách tiệm bánh

Một số loại hình tiệm bánh ngọt để bạn tham khảo:

- Tiệm bánh ngọt nhỏ: làm và bán một số loại bánh ngọt với quy mô nhỏ, lượng vốn ít, mặt bằng nhỏ, thường thấy ở các địa phương ngoại thành.

- Quán cafe bánh ngọt: loại hình kinh doanh này khá phổ biến, đáp ứng nhu cầu của giới trẻ đến ăn- uống và check-in. Với loại hình này, bạn cần có thiết kế không gian đẹp và rộng, phong cách cổ điển hoặc trang hoàng lung linh là 2 phong cách dễ thu hút nhất.

- Tiệm bánh gato - bánh sinh nhật: chuyên về bánh sinh nhật các loại, đặt làm theo yêu cầu

- Kinh doanh bánh ngọt online: cách kinh doanh này tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhân sự nên giá thành của bánh cũng rẻ hơn. Tuy nhiên chỉ đáp ứng được lượng khách nhỏ, khó mở rộng.

- Tiệm bánh nhượng quyền thương hiệu: đối với các loại bánh có thương hiệu nổi tiếng thì bạn cần nghiên cứu kĩ hơn về điều kiện kinh doanh đặc biệt.

7. Quản lý tiệm bánh: Sau khi đã lên kế hoạch mở tiệm bánh thì công việc tiếp theo là quản lý và vận hành cửa hàng. Công việc này thường mất nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn. Như bạn phải quản lý nhân viên, quản lý nguyên liệu, tồn kho, thống kê doanh thu trong ngày, tháng,...

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 47 KTPL 10: Em hãy viết bài và chuẩn bị tham gia cuộc thi thuyết trình về sự đóng góp của sản xuất kinh doanh đối với đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương.

Trả lời:

- Các lợi ích mà sản xuất kinh doanh đem lại cho đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương:

+ Tạo thêm thu nhập cho người dân, tạo cuộc sống ấm no cho mọi người.

+ Tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, lamg giảm tình trạng thất nghiệp.

+ Làm tăng hàng hóa/ dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Làm giảm đi các tệ nạn xã hội và tội phạm ở địa phương.

+ Đảm bảo người dân có chất lượng cuộc sống được nâng cao.

+ Phát triển kinh tế địa phương, giúp địa phương thoát nghèo. Từ đó đóng góp một phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

714
  Tải tài liệu