Cho một số hydrocarbon sau: H-C≡C-H, H2C=CH2 và H3C-CH3
Lời giải bài 5* trang 52 Hóa học 10 sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10.
Giải Hóa học 10 Cánh Diều Bài 9: Quy tắc octet
Bài 5* trang 52 Hóa học 10: Cho một số hydrocarbon sau: H-C≡C-H, H2C=CH2 và H3C-CH3.
a) Những nguyên tử H và C nào trong các hydrocarbon trên thỏa mãn quy tắc octet?
Biết rằng mỗi gạch (-) trong các công thức trên biểu diễn hai electron hóa trị chung.
b) Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H. Giá trị x lớn nhất có thể là bao nhiêu?
Lời giải:
a) Ta có, mỗi gạch trong các công thức H-C≡C-H, H2C=CH2 và H3C-CH3 biểu diễn hai electron hóa trị chung, do đó mỗi C đã đủ 8 electron ở lớp ngoài cùng; mỗi H đã đủ 2 electron ở lớp ngoài cùng (thõa mãn quy tắc octet).
b) Một phân tử hydrocarbon có ba nguyên tử C và x nguyên tử H.
Phân tử hydrocarbon có dạng: C3Hx
- Số các nguyên tử có hoá trị ≥ 2 là 3 (tức 3 C) ⇒ tổng số electron hoá trị là 3.4 = 12.
- Tổng số liên kết đơn giữa các nguyên tử có hoá trị ≥ 2 là: 3 – 1 = 2 ⇒ tổng số electron tham gia tạo liên kết là 2.2 = 4.
- Số H tối đa: x = 12 – 4 = 8.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Hóa học 10 bộ sách Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài viết liên quan
- Giải Hoá 10 (Cánh diều) Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải Hoá 10 (Cánh diều) Bài 9: Quy tắc octet
- Giải Hoá 10 (Cánh diều) Bài 10: Liên kết ion
- Giải Hoá 10 (Cánh diều) Bài 11: Liên kết cộng hóa trị
- Giải Hoá 10 (Cánh diều) Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals