Hãy dự đoán xu hướng nhường, nhận electron của mỗi nguyên tử trong từng cặp nguyên tử
Lời giải luyện tập 2 trang 51 Hóa học 10 sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10.
Giải Hóa học 10 Cánh Diều Bài 9: Quy tắc octet
Luyện tập 2 trang 51 Hóa học 10: Hãy dự đoán xu hướng nhường, nhận electron của mỗi nguyên tử trong từng cặp nguyên tử sau. Vẽ sơ đồ (hoặc viết số electron theo lớp) quá trình các nguyên tử nhường, nhận electron để tạo ion.
a) K (Z = 19) và O (Z = 8)
b) Li (Z = 3) và F (Z = 9)
c) Mg (Z = 12) và P (Z = 15)
Lời giải:
a) Cấu hình electron K (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1. Vậy K có 1 electron lớp vỏ ngoài cùng. Nguyên tử K có xu hướng nhường đi 1 electron để trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là K+.
Cấu hình electron O (Z = 8): 1s22s22p4. Vậy O có 6 electron lớp vỏ ngoài cùng nên nguyên tử O có xu hướng nhận thêm 2 electron để trở thành ion mang điện tích âm, kí hiệu là O2-
b) Cấu hình electron Li (Z = 3): 1s22s1. Vậy Li có 1 electron lớp vỏ ngoài cùng. Nguyên tử Li có xu hướng nhường đi 1 electron để trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là Li+.
Cấu hình electron F (Z = 9): 1s22s22p5. Vậy F có 7 electron lớp vỏ ngoài cùng. Nguyên tử F có xu hướng nhận thêm 1 electron để trở thành ion mang điện tích âm, kí hiệu là F-.
c) Cấu hình electron Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2. Vậy Mg có 2 electron lớp vỏ ngoài cùng. Nguyên tử Mg có xu hướng nhường đi 2 electron để trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là Mg2+.
+ Cấu hình electron P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3. Vậy P có 5 electron lớp vỏ ngoài cùng. Nguyên tử P có xu hướng nhận thêm 3 electron để trở thành ion mang điện tích âm, kí hiệu là P3-.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Hóa học 10 bộ sách Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài viết liên quan
- Giải Hoá 10 (Cánh diều) Bài 8: Định luật tuần hoàn và ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải Hoá 10 (Cánh diều) Bài 9: Quy tắc octet
- Giải Hoá 10 (Cánh diều) Bài 10: Liên kết ion
- Giải Hoá 10 (Cánh diều) Bài 11: Liên kết cộng hóa trị
- Giải Hoá 10 (Cánh diều) Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals