Vi sinh vật có những hình thức sinh sản nào? Nêu đặc điểm của mỗi hình thức đó và cho ví dụ
Trả lời Câu hỏi 1 trang 129 Sinh học 10 sách Kết Nối Tri Thức, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10
Câu hỏi 1 trang 129 Sinh học 10: Vi sinh vật có những hình thức sinh sản nào? Nêu đặc điểm của mỗi hình thức đó và cho ví dụ.
Trả lời:
- Những hình thức sinh sản của VSV: phân đôi, nảy chồi, hình thành bào tử.
+ Phân đôi: là hình thức phổ biến nhất, từ một tế bào mẹ phân chia thành 2 tế bào con giống nhau, có thể phân đôi vô tính hoặc hữu tính theo cách tiếp hợp. Ví dụ: Phân đôi ở trùng roi Euglena, trùng giày Paramecium.
+ Hình thành bào tử: Nấm có khả năng sinh sản bằng bào tử vô tính hoặc hữu tính, vi khuẩn cũng có thể sinh sản nhờ các ngoại bào tử. Có nhiều loại bào tử khác nhau như bào tử đính ở nấm, bào tử tiếp hợp ở nấm tiếp hợp, ngoại bào tử hay bào tử đốt ở xạ khuẩn. Ví dụ: Sinh sản bằng bào tử đính ở nấm.
+ Nảy chồi: là phương thức sinh sản vô tính đặc trưng của một số ít vi sinh vật như vi khuẩn quang dưỡng màu tía, nấm men. Một cá thể con sẽ dần hình thành ở một phía của cá thể mẹ. Cá thể con sau khi trưởng thành sẽ tách ra thành một cá thể độc lập. Khác với phân đôi, một cá thể mẹ có thể nảy chồi ra nhiều cá thể con. Ví dụ: Nảy chồi ở nấm men Saccharomyces cerevisiae.
Bài viết liên quan
- Giải Sinh học 10 (Kết nối tri thức) Bài 20: Dự đa dạng và phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
- Giải Sinh học 10 (Kết nối tri thức) Bài 21: Trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
- Giải Sinh học 10 (Kết nối tri thức) Bài 22: Vai trò và ứng dụng của vi sinh vật
- Giải Sinh học 10 (Kết nối tri thức) Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật thông dụng, tìm hiểu về các sản phẩm công nghệ vi sinh vật và làm một số sản phẩm lên men từ v