Giải Sinh học 10 (Kết nối tri thức) Bài 7: Tế bào nhân sơ

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10 Bài 7. Mời các bạn đón xem:

517
  Tải tài liệu

Giải bài tập Sinh học lớp 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ

Mở đầu trang 44 Sinh học 10: Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Có hai loại tế bào: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Sinh vật nhân sơ có thể phân bố hầu như mọi nơi trên Trái Đất. Số lượng sinh vật nhân sơ có trên cơ thể người gấp hàng chục lần số lượng tế bào của cơ thể người. Tại sao các sinh vật nhân sơ lại có các đặc điểm thích nghi kì lạ đến vậy?

Trả lời:

Như ta đã biết, sinh vật nhân sơ có kích thước rất nhỏ, chỉ quan sát được trên kính hiển vi. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế cho sinh vật nhân sơ: Tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt tế bào/thể tích tế bào) lớn dẫn đến tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh, nhờ đó tốc độ chuyển hóa vật chất, năng lượng và sinh trưởng, sinh sản nhanh, khả năng biến đổi vật chất di truyền diễn ra nhanh chóng. Do đó, chúng là loài thích nghi nhất trên Trái Đất, phân bố ở hầu như mọi nơi trên Trái Đất, có thể sống ở những môi trường có điều kiện sống khác nhau, kể cả những môi trường khắc nghiệt như nơi có nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp; nơi có nồng độ acid cao hoặc kiềm cao,...

Dừng lại và suy ngẫm (trang 45)

Câu hỏi 1 trang 45 Sinh học 10: Nêu các đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. Vì sao loại tế bào này được gọi là tế bào nhân sơ?

Trả lời:

• Các đặc điểm chung của tế bào nhân sơ:

- Kích thước nhỏ (từ 1 µm đến 5 µm), cần kính hiển vi để quan sát.

- Cấu tạo tế bào đơn giản: chưa có màng nhân, chưa có các bào quan có màng bao bọc, chưa có hệ thống nội màng.

- Có nhiều hình dạng khác nhau, phổ biến nhất là hình cầu, hình que, hình xoắn.

- Tốc độ chuyển hóa vật chất và năng lượng và sinh sản nhanh do tỉ lệ S/V (diện tích bề mặt tế bào/thể tích tế bào) lớn.

- Phân bố rộng.

• Loại tế bào này được gọi là tế bào nhân sơ vì loại tế bào này chưa có nhân hoàn chỉnh, nhân chưa có màng nhân bao bọc vật chất di truyền để ngăn cách với phần tế bào chất.

Câu hỏi 2 trang 45 Sinh học 10: Loại vi khuẩn A có kích thước trung bình là 1 µm, loại vi khuẩn B có kích thước trung bình là 5 µm. Theo lí thuyết, loại nào sẽ có tốc độ sinh sản nhanh hơn? Giải thích.

Trả lời:

- Loài nào có kích thước càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn → Tốc độ trao đổi chất với môi trường nhanh, nhờ đó tốc độ chuyển hóa vật chất, năng lượng; sinh trưởng; sinh sản càng nhanh.

- Từ đó, ta thấy, vi khuẩn A có kích thước nhỏ hơn vi khuẩn B nên tỉ lệ S/V của vi khuẩn A lớn hơn so với vi khuẩn B  Tốc độ sinh sản của vi khuẩn A nhanh hơn tốc độ sinh sản của vi khuẩn B.

Dừng lại và suy ngẫm (trang 46)

Câu hỏi 1 trang 46 Sinh học 10Phân biệt lông và roi ở tế bào vi khuẩn.

Trả lời:

Phân biệt lông và roi ở tế bào vi khuẩn:

- Roi được cấu tạo từ bó sợi protein, là cơ quan vận động của tế bào. Các tế bào vi khuẩn có thể có một hoặc một vài roi.

- Lông ngắn hơn roi nhưng có số lượng nhiều hơn roi. Lông là bộ phận giúp các tế bào vi khuẩn bám dính, tiếp hợp với nhau hoặc bám vào bề mặt tế bào của sinh vật khác.

Câu hỏi 2 trang 46 Sinh học 10Nêu cấu tạo và chức năng của thành tế bào và màng tế bào ở nhân sơ.

Trả lời:

Giải Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ (ảnh 1)

Dừng lại và suy ngẫm (trang 46)

Câu hỏi 1 trang 46 Sinh học 10: Tế bào chất và vùng nhân của tế bào nhân sơ có cấu trúc và chức năng như thế nào?

Trả lời:

Giải Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ (ảnh 1)

Câu hỏi 2 trang 46 Sinh học 10: Tại sao lại gọi là vùng nhân mà không phải là nhân tế bào?

Trả lời:

Cấu tạo vùng nhân chưa hoàn chỉnh, không có màng bao bọc và hầu hết chỉ chứa một phân tử DNA nên gọi là vùng nhân mà không phải là nhân tế bào.

Câu hỏi 3 trang 46 Sinh học 10: Phân biệt DNA vùng nhân và plasmid.

Trả lời:

- DNA vùng nhân: Thường chỉ có 1 phân tử DNA, có kích thước lớn, có chức năng mang thông tin di truyền quy định toàn bộ các hoạt động sống của tế bào.

Plasmid: Thường có nhiều plasmid trong 1 tế bào, có kích thước nhỏ hơn, có chức năng mang thông tin quy định tính một số đặc tính của vi khuẩn như tính kháng thuốc kháng sinh.

Luyện tập và vận dụng (trang 47)

Câu 1 trang 47 Sinh học 10Hoàn thành bảng cấu trúc và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ theo bảng mẫu sau:

Giải Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ (ảnh 1)

Trả lời:

Giải Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ (ảnh 1)

Giải Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ (ảnh 1)

Giải Sinh học 10 Bài 7: Tế bào nhân sơ (ảnh 1)

Câu 2 trang 47 Sinh học 10Đặc điểm cấu trúc nào của tế bào vi khuẩn được ứng dụng trong kĩ thuật di truyền để biến nạp gene mong muốn từ tế bào này sang tế bào khác?

Trả lời:

- Plasmid của tế bào vi khuẩn được ứng dụng trong kĩ thuật di truyền để biến nạp gene mong muốn từ tế bào này sang tế bào khác.

- Nhờ có kích thước nhỏ, có khả năng nhân lên độc lập với hệ gene của tế bào và mang gene chỉ định (gen kháng kháng sinh) nên trong kĩ thuật chuyển gene, các plasmid thường được sử dụng làm vector để biến nạp gene tái tổ hợp từ tế bào này sang tế bào khác.

Câu 3 trang 47 Sinh học 10Dựa vào thành phần nào người ta có thể phân biệt được 2 nhóm vi khuẩn Gr-, Gr+? Điều này có ý nghĩa gì đối với y học?

Trả lời:

- Dựa vào cấu tạo của thành tế bào,vi khuẩn được chia làm 2 nhóm:

+ Vi khuẩn Gram dương (Gr+), có thành dày bắt màu tím khi nhuộm Gram.

+ Vi khuẩn Gram âm (Gr-), có thành mỏng bắt màu đỏ khi nhuộm Gram.

- Thành tế bào ảnh hưởng đến mức độ mẫn cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh → Việc phân biệt Gr- và Gr+ giúp con người đưa ra các phương pháp phòng và chữa các bệnh do các loại vi khuẩn Gr-  và Gr+ phù hợp.

Bài viết liên quan

517
  Tải tài liệu