Hình 13.7 vẽ một tia tới SI chiếu lên gương phẳng Ga) Vẽ tia phản xạ. b) Nếu giữ nguyên tia tới SI, làm thế nào để có tia phản xạ hướng theo phương thẳng đứng
Trả lời Luyện tập 2 trang 71 KHTN lớp 7 sách Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng
Luyện tập 2 trang 71 KHTN lớp 7: Hình 13.7 vẽ một tia tới SI chiếu lên gương phẳng G.
a) Vẽ tia phản xạ.
b) Nếu giữ nguyên tia tới SI, làm thế nào để có tia phản xạ hướng theo phương thẳng đứng. Tiến hành thí nghiệm kiểm tra đề xuất của em.
Trả lời:
a)
Để vẽ được tia phản xạ, ta cần xác định được pháp tuyến và góc tới.
- Tia tới SI gặp gương phẳng G tại điểm tới I. Đường thẳng vuông góc gương phẳng G tại I chính là pháp tuyến.
- Xác định góc tới: góc hợp bởi pháp tuyến và tia SI tại điểm tới I là góc tới.
- Xác định góc phản xạ, vẽ tia phản xạ: Từ pháp tuyến, xác định góc phản xạ hợp bởi pháp tuyến và tia phản xạ IN sao cho có số đo bằng góc tới.
b) Để có tia phản xạ hướng theo phương thẳng đứng mà giữ nguyên tia tới thì ta cần xoay gương. Vị trí của gương được xác định như sau:
Cách 1: Vẽ tia phản xạ có phương thẳng đứng hướng xuống.
+ Vẽ tia phản xạ có phương thẳng đứng hướng xuống.
+ Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ, vẽ tia phân giác của góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ. Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tới và góc phản xạ bằng nhau, khi đó tia phân giác chính là pháp tuyến.
+ Tiếp theo vẽ đường thẳng vuông góc với pháp tuyến. Đó chính là vị trí gương cần tìm, lưu ý mặt phản xạ gương cùng phía với các tia tới và pháp tuyến.
Cách 2: Vẽ tia phản xạ có phương thẳng đứng hướng lên.
Tương tự các bước như cách 1, ta được hình bên dưới.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 69 Bài 13 KHTN lớp 7: Ban đêm, khi ở trong một phòng không có ánh đèn, mở mắt em sẽ không thể nhìn rõ các vật trong phòng. Nếu có ánh sáng từ đèn ở ngoài đường hoặc ánh trăng lọt vào phòng
Luyện tập 1 trang 70 KHTN lớp 7: Quan sát hình 13.4, so sánh sự phản xạ của ánh sáng trong hai trường hợp: phản xạ và phản xạ khuếch tán
Câu hỏi 1 trang 71 KHTN lớp 7: Từ số liệu thu được trong thí nghiệm, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa góc phản xạ và góc tới
Luyện tập 2 trang 71 KHTN lớp 7: Hình 13.7 vẽ một tia tới SI chiếu lên gương phẳng Ga) Vẽ tia phản xạ. b) Nếu giữ nguyên tia tới SI, làm thế nào để có tia phản xạ hướng theo phương thẳng đứng
Vận dụng 1 trang 72 KHTN lớp 7: Kính tiềm vọng là một dụng cụ giúp nhìn thấy vật bị che khuất. Hình 13.8 là sơ đồ cấu tạo một kính tiềm vọng đơn giản, bao gồm hai gương đặt nghiêng 45o so với phương ngang, có bề mặt phản x
Thực hành trang 72 KHTN lớp 7: Dụng cụ Một tấm kính có giá đỡ, hai viên phấn màu đỏ và màu vàng có cùng kích thước, một cái thước
Vận dụng 2 trang 72 KHTN lớp 7: Trong hình 13.10, có thể quan sát thấy ảnh của vật qua mặt ghế ở phần đã được đánh dầu bóng, còn ở phần chưa đánh dầu bóng thì không thấy đã được đánh dầu bóng
Câu hỏi 3 trang 73 KHTN lớp 7: Em hãy chứng minh khoảng cách từ S đến gương và từ S’ đến gương là bằng nhau (hình 13.12)
Luyện tập 3 trang 73 KHTN lớp 7: Ảnh của một vật qua gương phẳng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật. Hãy dựng ảnh của vật AB có hình mũi tên trong hình 13.13 bằng cách dựng ảnh của điểm A và điểm B rồi nối chúng lại