Hình 1 biểu diễn đồ thị vận tốc – thời gian của một quả bóng thả rơi chạm đất rồi nảy lên theo
Lời giải câu hỏi 6 trang 42 Vật lí 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật lí 10.
Câu hỏi 6 trang 42 Vật lí 10:
Hình 1 biểu diễn đồ thị vận tốc – thời gian của một quả bóng thả rơi chạm đất rồi nảy lên theo phương thẳng đứng. Quả bóng được thả tại A và chạm đất tại B. Quả bóng rời khỏi mặt đất tại D và đạt độ cao cực đại tại E. Có thể bỏ qua tác dụng của lực cản không khí.
a) Tại sao độ dốc của đoạn thẳng AB lại giống độ dốc của đoạn thẳng DE?
b) Diện tích tam giác ABC biểu thị đại lượng nào?
c) Tại sao diện tích tam giác ABC lớn hơn diện tích tam giác CDE.
Lời giải:
a) Độ dốc của đoạn thẳng AB lại giống độ dốc của đoạn thẳng DE vì:
- Đoạn AB biểu diễn vật chuyển động thẳng, nhanh dần, vận tốc dương và gia tốc dương.
- Đoạn DE biểu diễn vật chuyển động thẳng, chậm dần, vận tốc âm và gia tốc dương.
Độ dốc của đồ thị cho biết gia tốc của chuyển động, nên độ dốc của hai đoạn thẳng này giống nhau vì đều có cùng gia tốc dương, đồ thị hướng lên.
b) Diện tích tam giác ABC biểu thị quãng đường vật rơi từ A xuống đất.
c) Diện tích tam giác CDE biểu thị quãng đường vật nảy lên. Do sự va chạm với mặt đất nên khi nảy lên vật không đạt được độ cao như lúc thả xuống. Dẫn đến diện tích của tam giác ABC lớn hơn diện tích tam giác CDE.
Bài viết liên quan
- Giải Vật lí 10 (Cánh diều) Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc
- Giải Vật lí 10 (Cánh diều) Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp
- Giải Vật lí 10 (Cánh diều) Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian
- Giải Vật lí 10 (Cánh diều) Bài 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều
- Giải Vật lí 10 (Cánh diều) Bài tập chủ đề 1