Hai xe ô tô A và B chuyển động thẳng cùng chiều. Xe A đang đi với tốc độ không đổi 72 km/h
Lời giải câu hỏi 5 trang 41 Vật lí 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật lí 10.
Câu hỏi 5 trang 41 Vật lí 10:
Hai xe ô tô A và B chuyển động thẳng cùng chiều. Xe A đang đi với tốc độ không đổi 72 km/h thì vượt xe B tại thời điểm t = 0. Để đuổi kịp xe A, xe B đang đi với tốc độ 45 km/h ngay lập tức tăng tốc đều trong 10 s để đạt tốc độ không đổi 90 km/h. Tính:
a) Quãng đường xe A đi được trong 10 s đầu tiên, kể từ lúc t = 0.
b) Gia tốc và quãng đường đi được của xe B trong 10 s đầu tiên.
c) Thời gian cần thiết để xe B đuổi kịp xe A.
d) Quãng đường mỗi ô tô đi được, kể từ lúc t = 0 đến khi hai xe gặp nhau.
Lời giải:
Đổi 45 km/h = 12,5 m/s; 90 km/h = 25 m/s; 72 km/h = 20 m/s
a) Quãng đường xe A đi được trong 10 giây đầu tiên là
SA = vA.t = 20.10 = 200 m
b) Gia tốc của xe B là
Quãng đường xe B đi được là
c) Thời gian để xe B đuổi kịp xe A
Vì trong 10 giây đầu tiên xe A đi được quãng đường lớn hơn xe B nên hai xe không gặp nhau trong 10 giây đầu tiên.
Phương trình chuyển động của xe A là xA = vA.t = 20t
Phương trình chuyển động của xe B là xB = 187,5 + vB.(t - 10) = 187,5 + 25.(t - 10)
Khi hai xe gặp nhau, ta có xA = xB 20t = 187,5 + 25.(t - 10) t = 12,5 giây.
Vậy hai xe gặp nhau lúc t = 12,5 giây.
d) Quãng đường xe A đi được đến lúc gặp nhau là SA = 20.12,5 = 250 m.
Quãng đường xe B đi được đến lúc gặp nhau là SB = 187,5 + 25.(12,5 - 10) = 250 m
Bài viết liên quan
- Giải Vật lí 10 (Cánh diều) Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc
- Giải Vật lí 10 (Cánh diều) Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp
- Giải Vật lí 10 (Cánh diều) Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian
- Giải Vật lí 10 (Cánh diều) Bài 4: Chuyển động thẳng biến đổi đều
- Giải Vật lí 10 (Cánh diều) Bài tập chủ đề 1