Theo em, vì sao Phật giáo được truyền bá sang nhiều nước châu Á
Trả lời câu hỏi 2 trang 48 Lịch sử 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10
Giải Lịch sử 10 Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
Câu hỏi 2 trang 48 Lịch Sử 10: Theo em, vì sao Phật giáo được truyền bá sang nhiều nước châu Á?
Lời giải:
- Phật giáo được truyền bá sang nhiều nước châu Á, vì:
+ Đạo Phật chủ trương bình đẳng giữa mọi chúng sinh; tránh làm điều ác, chỉ làm điều thiện => hướng con người tới tính thiện, lòng nhân ái, yêu thương.
+ Đạo Phật chỉ ra nguyên nhân của nỗi khổ, cách thức giải thoát với “Tứ diệu đế”, “bát chính đạo” và luật nhân - quả => trong bối cảnh thực tế cuộc sống còn nhiều khó khăn,cư dân có nguyện vọng tìm con đường giải thoát về tinh thần. Bởi vậy, việc lí giải về nguyên nhân của khổ đau và chỉ ra con đường giải thoát trong Đạo Phật được đông đảo nhân dân châu Á tin theo.
+ Nghi thức thờ cúng trong Phật giáo đơn giản, không phức tạp nên dễ dàng phù hợp với đông đảo người dân.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 45 Lịch Sử 10: Theo em, điều gì làm nên sự đa dạng về tộc người của Ấn Độ...
Câu hỏi trang 46 Lịch Sử 10: Em hãy nêu cơ sở kinh tế của nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại...
Câu hỏi 1 trang 48 Lịch Sử 10: Hãy nêu cơ sở ra đời Bà La Môn giáo ở Ấn Độ cổ đại...
Câu hỏi 2 trang 48 Lịch Sử 10: Theo em, vì sao Phật giáo được truyền bá sang nhiều nước châu Á...
Câu hỏi trang 49 Lịch Sử 10: Tại sao nghệ thuật Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng của tinh thần tôn giáo...
Bài viết liên quan
- Giải Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại
- Giải Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại
- Giải Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
- Giải Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại
- Giải Lịch sử 10 (Chân trời sáng tạo) Bài 10: Văn minh Tây Âu thời phục hưng