Hãy cùng một nhóm bạn trong lớp sưu tầm tài liệu và thực hiện một đoạn băng hình về một di sản văn hóa hoặc di sản thiên nhiên của địa phương, dân tộc em

Trả lời vận dụng trang 23 Lịch sử 10 sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 10

1 409


Giải Lịch sử 10 Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Vận dụng trang 23 Lịch Sử 10: Hãy cùng một nhóm bạn trong lớp (3-5 người) sưu tầm tài liệu và thực hiện một đoạn băng hình về một di sản văn hóa hoặc di sản thiên nhiên của địa phương, dân tộc em để giới thiệu với du khách.

Lời giải:

(*) Giới thiệu về: Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

- Thông tin tham khảo về Thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa:

Thành Nhà Hồ - tên thường gọi của tòa thành bằng đá độc đáo còn khá nguyên vẹn giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành còn có các tên gọi khác như: An Tôn, Tây Đô, thành Phủ Thanh Hoá, Tây Kinh, Thạch Thành, Tây Giai.

Thành Nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng một đại công trình với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn. Không phải công trình duy nhất trong nước và khu vực có lối kiến trúc bằng đá, nhưng Thành Nhà Hồ vẫn là minh chứng “vô tiền khoáng hậu” về kỹ thuật xây dựng khác biệt, độc đáo.

Theo sử liệu, năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài.

Với tư cách là kinh đô của nhà nước Đại Việt cuối Trần đầu Hồ, Tây Đô được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về địa thế, phong thủy, tiền án hậu chẩm đều có hình sông thế núi bao bọc. Thành tọa lạc ở vị trí giáp ranh đồng bằng và miền núi, cảnh quan đẹp, sông núi hài hòa, địa hình đa dạng tạo lợi thế về quân sự. Phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngọa, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam còn là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía Tây về và sông Bưởi chảy tới. Thành Nhà Hồ được kết cấu gồm 3 phần: La thành, Hào thành và Hoàng thành.

Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau mà không cần chất kết dính. Các phiến đá dài trung bình 1,5m, có tấm dài tới 6m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000m3 và gần 100.000m3 đất được đào đắp công phu.

Cũng theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như Điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng… rất nguy nga, chẳng khác gì kinh đô Thăng Long.

Đoạn băng ghi hình về thành nhà Hồ:

+ Tiêu đề: Thành nhà Hồ: Những câu chuyện linh thiêng bí ẩn

+ Đường link video tham khảo:

https://www.youtube.com/watch?v=dc_Q9ZhHgH4&ab_channel=%C4%90%C3%A0iPTTHThanhHo%C3%A1

Bài viết liên quan

1 409