Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 14 có đáp án năm 2021
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 12.
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935
Câu 1: Luận cương chính trị (10 - 1930) xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là
A. Lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp
B. Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc
C. Đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai
D. Đánh đổ phong kiến và đế quốc
Lời giải:
Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2: Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?
A. Chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
B. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình
C. Chống đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đòi độc lập cho dân tộc
D. Chống phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình
Lời giải:
Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. Bên cạnh đó còn kết hợp thêm mục tiêu trước mắt, đòi cải thiện đời sống như công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu thuế…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3 : Nguyên nhân sâu xa nào dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931 ở Việt Nam?
A. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 -1933
B. Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới
C. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
D. Sự ra đời và lãnh đạo cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam
Lời giải:
Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ phong trào 1930 -1931. Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân. Đầu năm 1930 sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo, chính quyền thực dân tăng cường các hoạt động khủng bố những người Việt Nam yêu nước. Tình hình kinh tế - xã hội trên đã khiến cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, tay sai phát triển gay gắt.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4: Hậu quả cơ bản của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 tác động đến xã hội nước ta là
A. Đời sống của tất cả giai cấp, tầng lớp nhân dân Việt Nam rất cực khổ
B. Lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân điêu đứng
C. Mâu thuẫn xã hội giữa thực dân Pháp với nhân dân diễn ra sâu sắc
D. Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm
Lời giải:
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động xấu đến tất cả các giai cấp và tầng lớp:
- Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, nông phẩm phải bán với giá thấp.
- Thợ thủ công bị thất nghiệp, viên chức bị sa thải
- Số đông tư sản dân tộc gặp khó khăn trong kinh doanh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Phong trào nào là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng Cộng sản và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này?
A. Phong trào cách mạng 1930 -1931
B. Cuộc vân động dân chủ 1936 -1939
C. Khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì (1940)
D. Cao trào kháng Nhật cứu nước
Lời giải:
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng cộng sản và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6: Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam?
A. Đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước.
B. Khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
C. Hình thành khối liên minh công nông, công nhân và nông dân đoàn kết đấu tranh.
D. Là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).
Lời giải:
Phong trào cách mạng 1930-1931 không đưa quần chúng nhân dân bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước mà chỉ tập dượt cho quần chúng đấu tranh, chuẩn bị cho thời kì trực tiếp vận động cứu nước trong những năm 1939-1945.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1929-1933 là
A. Khủng hoảng trầm trọng
B. Phát triển mạnh mẽ
C. Phát triển chậm
D. Phát triển xen lẫn khủng hoảng
Lời giải:
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, từ năm 1930 nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp, cũng như so với các nước trong khu vực.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8: Tình hình nông nghiệp Việt Nam trong cuộc khủng hoảng kinh thế giới (1929 -1933) biểu hiện như thế nào?
A. Giá nông phẩm giảm mạnh, ruộng đất bị bỏ hoang.
B. Các đồn điền trồng lúa chuyển sang trồng cây công nghiệp.
C. Tư bản Pháp đẩy mạnh hoạt động chiến đất của nhân dân.
D. Diện tích trồng cây cao su tăng nhanh gấp 10 lần so với trước khủng hoảng.
Lời giải:
Tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) nông dân phải chịu cảnh thuế cao vay nợ nặng lãi, nông phẩm làm ra phải bán với giá thấp, lúa gạo sụt giá, ruộng đất bị bỏ hoang.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) đã gây ra hậu quả gì đối với xã hội Việt Nam?
A. Làm gia tăng các mâu thuẫn trong xã hội
B. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động
C. Thúc đẩy các phong trào đấu tranh của quần chúng phát triển
D. Làm gia tăng các hoạt động khủng bố của thực dân Pháp
Lời giải:
Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra đối với xã hội là làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động:
- Nông dân: bị mất ruộng, bần cùng hóa.
- Công nhân: thất nghiệp, đồng lương giảm sút.
- Tiểu tư sản: đời sống bấp bênh.
- Tư sản: gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là
A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, vô sản với tư sản.
B. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản.
C. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.
D. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, nông dân với địa chủ phong kiến.
Lời giải:
Trong thời kì khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933), mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Chính quyền cách mạng ra đời trong phong trào 1930 -1931 ở Nghệ An và Hà Tĩnh theo hình thức nào?
A. Chính quyền công- nông- binh
B. Chính quyền dân chủ tư sản
C. Chính quyền Xô viết
D. Chính quyền của dân, do dân, vì dân
Lời giải:
Sự phát triển của phong trào đấu tranh đã làm hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng ra làm chủ vận mệnh của mình, tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng chính quyền cách mạng theo hình thức Xô viết.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương khi nào?
A. tháng 10 - 1930.
B. tháng 4 - 1931.
C. tháng 3 - 1935.
D. tháng 7 - 1935.
Lời giải:
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) đã quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Chính sách nào sau đây của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh không được thực hiện trong thời gian tồn tại?
A. Quần chúng được tự do tham gia các đoàn thể, tự do hội họp
B. Chia lại ruộng công, xóa nợ cho người nghèo
C. Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho nhân dân
D. Tiến hành bầu cử chính quyền các cấp
Lời giải:
Trong thời gian tồn tại, chính quyền Xô viết Nghệ- Tĩnh đã thi hành nhiều chính sách để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, điều hành mọi mặt đời sống xã hội:
- Về chính trị: quần chúng được tự do tham gia hoạt động trong các đoàn thể cách mạng, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ và tòa án nhân dân được thành lập.
- Về kinh tế: thi hành các biện pháp như: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo; bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế muối; xóa nợ cho người nghèo; tu sửa cầu cống, đường giao thông; lập các tổ chức để nông dân giúp đỡ nhau sản xuất.
- Về văn hóa- xã hội: chính quyền cách mạng mở lớp dạy chữ Quốc ngữ cho các tầng lớp nhân dân; các tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan, tệ rượu chè, cờ bạc…bị xóa bỏ. Trật tự trị an được giữ vững; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau được xây dựng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Tính chất cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nội dung của
A. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
B. Điều lệ của Đảng do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sự thảo.
C. Cương lĩnh vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo.
D. Luận cương chính trị năm 1930 do Trần Phú khởi thảo.
Lời giải:
Luận cương chính trị (tháng 10-1930) xác định những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương. Tình chất cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc cách mạng tư dân quyền, sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lơi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kì tư bản mà tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15: Nhận xét nào dưới đây về chính quyền Xô Viết Nghệ- Tĩnh là không đúng?
A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ phong trào quần chúng nhân dân trong cả nước
B. Đây là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập ra
C. Đã chứng tỏ bản chất cách mạng và tính ưu việt của chính quyền mới
D. Đây thực sự là chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân
Lời giải:
Xô việt Nghệ - Tĩnh không phải là hình thức nhà nước mới do giai cấp công nhân sáng lập. Sự phát triển của phong trào đấu tranh đã làm hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng ra làm chủ vận mệnh của mình, tự quản lý đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng chính quyền cách mạng theo hình thức Xô viết. Tức là thành phần chủ yếu của Xô viết là nông dân.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Chính quyền được thành lập tại các địa phương ở Nghệ An - Hà Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 được gọi là Xô viết Nghệ - Tĩnh vì
A. đây là hình thức chính quyền đầu tiên được thành lập ở huyện Xô viết.
B. đây là hình thức mới của chính quyền theo kiểu Xô viết (nước Nga).
C. đây là hình thức chính quyền cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo.
D. đây là hình thức nhà nước của những nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Lời giải:
Chính quyền được thành lập tại các địa phương ở Nghệ An - Hà Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 được gọi là Xô viết Nghệ - Tĩnh vì đây là hình thức mới của chính quyền theo kiểu Xô viết (nước Nga).
Đáp án cần chọn là: B
Câu 17: Hình thức mặt trận được thành lập trong phong trào 1930 - 1931 là
A. Mặt trận dân chủ Đông Dương
B. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
C. Mặt trận dân tộc phản đế Đông Dương
D. Chỉ có liên minh công - nông.
Lời giải:
Từ phong trào 1930 - 1931, khối liên minh công - nông được hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh cách mạng. Tuy nhiên vẫn chưa đưa đến thành lập một mặt trận thống nhất. Phải đến năm 1936, mặt trận thống nhất đấu tiên mới được thành lập có tên là Mặt trận thống nhất nhân dân phản đến Đông Dương.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 18: Phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh sau ngày 12-9-1930 đã dẫn đến hiện tượng gì?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định nâng mục tiêu đấu tranh đòi quyền kinh tế lên đấu tranh lật đổ chính quyền đế quốc - phong kiến tay sai.
B. Chính quyền tay sai cấp thôn xã đã tích cực hỗ trợ thực dân Pháp đàn áp, khủng bố phong trào.
C. Chính quyền của đế quốc phong kiến bị tan rã và tê liệt ở nhiều nơi.
D. Đảng đã phát động nhân dân đấu tranh vũ trang giành chính quyền thắng lợi.
Lời giải:
Phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh đã dẫn đến hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn xã. Nhiều lí trưởng, chánh tổng bổ trốn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 19: Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Nghệ - Tĩnh là
A. Khởi nghĩa vũ trang.
B. Mít tinh, biểu tình đòi chính quyền thực dân trao trả độc lập.
C. Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang, tấn công vào chính quyền địch ở địa phương, thành lập chính quyền công - nông.
D. Xuất bản sách báo tiến bộ tố cáo tội ác của thực dân, phong kiến.
Lời giải:
Các cuộc tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tiêu biểu từ tháng 9 năm 1930, nhất là 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Hàng nghìn người đã tham gia kéo đến huyện, lị đòi giảm sưu thuế. Tiêu biểu là cuộc biểu tỉnh của 8000 nông dân ở Hưng Nguyên (Nghệ An).
Từ các cuộc biểu tình, thị uy này hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã, thành lập chính quyền công - nông (Chính quyền Xô viết).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 20: Hội nghị nào đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương?
A. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)
B. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)
C. Hội nghị ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930)
D. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3 - 1935)
Lời giải:
Tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 21: Đâu không phải là hạn chế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh mà Đảng Cộng sản cần khắc phục trong các thời kì đấu tranh sau?
A. Thời gian tồn tại ngắn
B. Các chính sách chưa nhiều
C. Quy mô chỉ ở cấp xã
D. Chưa đưa ra chính sách tích cực
Lời giải:
Mặc dù là một mô hình chính quyền của dân, do dân và vì dân nhưng chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh cũng có những hạn chế mà Đảng cần khắc phục trong các thời kì đấu tranh sau như: chỉ tồn tại trong thời gian ngắn (3-4 tháng), quy mô mới chỉ ở cấp xã, các chính sách chưa nhiều…
Đáp án D: không phải là hạn chế của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh, bởi trong quá trình tồn tại chính quyền này đã cố gắng đem lại quyền làm chủ thực sự cho nhân dân bằng những chính sách tích cực trên nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 22: Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 được biểu hiện ở điểm nào?
A. Diễn ra trên quy mô rộng lớn chưa từng thấy.
B. Hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
C. Lần đầu tiên có sự lãnh đạo của một chính đảng.
D. Không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp.
Lời giải:
Tính triệt để của phong trào cách mạng 1930 - 1931 thể hiện ở chỗ đã nhằm đúng vào hai kẻ thù của cách mạng là đế quốc và phong kiến, không ảo tưởng vào kẻ thù, đoạn tuyệt hoàn toàn với chủ nghĩa cải lương. Phong trào đã giương hai khẩu hiệu chiến lược là độc lập dân tộc- người cày có ruộng, đồng thời kết hợp với các yêu cầu trước mắt.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 23: Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, các mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt, cơ bản nhất là mâu thuẫn:
A. giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
B. giữa công nhân với tư sản, giữa tư sản với địa chủ phong kiến.
C. giữa công nhân với tư sản, giữa nông dân với thực dân Pháp.
D. giữa địa chủ phong kiến với tư sản, giữa tư sản Việt Nam với tư sản Pháp.
Lời giải:
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933, tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động ngày càng thêm trầm trọng. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, trong đó có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24: Ý nào sau đây là hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị (tháng 10-1930)?
A. Không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ
B. Không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân tộc
C. Bộc lộ tư tưởng chủ quan nóng vội
D. Không giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương
Lời giải:
Hạn chế lớn nhất của Luận cương chính trị (tháng 10-1930) là không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và dân chủ. Luận cương chưa nên được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương thuộc địa, không đưa được ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25: Hạn chế của “Luận cương chính trị” (10-1930) so với “Cương lĩnh chính trị đầu tiên” (2-1930) của Đảng là
A. chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân
B. chưa vạch ra đường lối cụ thể cho cách mạng Việt Nam
C. mang tính chất hữu khuynh, giáo điều
D. nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất
Lời giải:
- Cương lĩnh chính trị (2-1930) xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là: Chống đế quốc và chống phong kiến.
- Luận cương chính trị (10-1930) xác định nhiệm vụ chiến lược là: Chống phong kiến và chống đế quốc cũng có nghĩa là nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất hơn là nhiệm vụ dân tộc.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 26: Năm 1930, Nghệ - Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất vì
A. Là nơi thực dân Pháp khủng bố tàn khốc nhất.
B. Là quê hương của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
C. Là nơi có đội ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đông nhất.
D. Là nơi có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm, có chi bộ Đảng hoạt động mạnh.
Lời giải:
Năm 1930, do có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm, là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh nên phong trào cách mạng ở đây phát triển mạnh hơn các nơi khác.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27: Yếu tố quyết định để phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam diễn ra trên quy mô rộng lớn và mang tính thống nhất là
A. Có sự lãnh đạo kịp thời của Đảng Cộng sản.
B. Sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân.
C. Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp sâu sắc.
D. Chính sách khủng bố của thực dân Pháp.
Lời giải:
Trước khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp đều diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt nhưng thất bại vì chưa có giai cấp lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo.
- Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc. Phong trào đấu tranh của nhân dân cũng sẽ nổ ra nhưng nếu không có sự lãnh đạo của đảng thì có thể cũng sẽ như các cuộc đấu tranh khác lẻ tẻ, tự phát. Tuy nhiên, từ khi có đảng cộng sản, phong trào 1930 – 1931 đã có sự khác biệt so với trước. Đánh giá tình hình cụ thể của đất nước giai đoạn này, đảng đã phát động phong trào 1930 – 1931 diễn sôi nổi mang tính triệt để, có quy mô rộng lớn, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 28: Sự kiện nào sau đây đánh dấu khối liên minh công - nông được hình thành?
A. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
B. Các cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5 (1930)
C. Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên
D. Chính quyền Xô viết được thành lập
Lời giải:
Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) ngày 12-9-1930, có khoảng 8000 nông dân kéo đến huyện lị với khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc!”, “Đả đảo Nam triều!”, “Nhà máy về tay thợ thuyền” …. Cuộc biểu tình này có sự hưởng ứng và tham gia của đông đảo công nhân. Lần đầu tiên công nhân và nông dân kết hợp đấu tranh có vũ trang, đoàn kết vì mục tiêu đấu tranh chung => Liên minh công – nông được hình thành.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 29: Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam?
A. Vì kinh tế Việt Nam độc lập với kinh tế của Pháp.
B. Vì kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của kinh tế Pháp.
C. Vì Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp.
D. Nhiều công nhân bị sa thải, những người có việc làm thì đồng lương bị cắt giảm vì Việt Nam là thị trường của tư bản Pháp.
Lời giải:
Do Việt Nam là thuộc địa của Pháp, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc Pháp. Nên khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra tất yếu sẽ ảnh hưởng đến các nước thuộc địa.
Đáp án cần chọn là: C