Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 13 có đáp án năm 2021

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 12.

656
  Tải tài liệu

Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

Câu 1: Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn và giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã để

A. thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên           

B. thành lập Cộng sản Đoàn

C. thành lập Hội liên hiệp các thuộc địa                          

D. thành lập Đảng Cộng sản

Lời giải: 

Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm Tâm xã lập ra Cộng sản đoàn (2-1925).

Đáp án cần chọn là: B

Hỏi đáp VietJack

Câu 2: Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu” trên cơ sở lấy lực lượng nào làm chỗ dựa?

A. Công nhân, địa chủ và tư sản dân tộc

B. Nông dân, công nhân và tiểu tư sản

C. Binh lính người Việt trong quân đội Pháp

D. Tiểu tư sản trí thức và tư sản dân tộc

Lời giải: 

Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu”, chú trọng lấy binh lính người Việt trong quân đội Pháp làm lực lượng chủ lực

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Sự kiện nào đánh dấu chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân Đảng với tư cách là một chính đảng trong phong trào dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A. Cuộc ám sát trùm mộ phu người Pháp (1929)

B. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930)

C. Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1929)

D. Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập

Lời giải: 

Sau vụ ám sát trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội (1929), thực dân Pháp tăng cường các hoạt động khủng bố khiến cho nhiều cơ sở của Việt Nam Quốc dân Đảng bị phá vỡ. Bị động trước tình thế, những nhà lãnh đạo chủ chốt của đảng đã quyết định dốc toàn bộ lực lượng thực hiện cuộc bạo động cuối cùng để “không thành công cũng thành nhân”. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra đêm ngày 9-2-1930 và nhanh chóng thất bại. Từ đây, vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân Đảng với tư cách là một chính đảng trong phong trào dân tộc Việt Nam đã chấm dứt cùng sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Ba tư tưởng sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong tác phẩm nào? 

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng 

- Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin lãnh đạo 

- Cách mạng Việt Nam phải gắn bó, đoàn kết với cách mạng thế giới

A. Con rồng tre

B. Bản án chế độ thực dân Pháp

C. Đường kách mệnh

D. Vi hành

Lời giải: 

Đường kách mệnh là tác phẩm tập hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1924-1927 tại các lớp đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu. Tác phẩm được xuất bản năm 1927, đề cập đến 3 vấn đề chính là:

1- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng

2- Cách mạng phải do Đảng theo chủ nghĩa Mác- Lê-nin lãnh đạo

3- Cách mạng Việt Nam phải gắn bó, đoàn kết với cách mạng thế giới

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: “Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?

A. Đảng Lập hiến

B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

C. Tân Viêt Cách mạng đảng

D. Việt Nam Quốc dân đảng

Lời giải: 

Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Ở Việt Nam, cuối năm 1928, các thành viên của tổ chức nào sau đây thực hiện chủ trương “vô sản hóa”?

A. Đảng Lập hiến.

B. Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Lời giải: 

Cuối năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, các cán bộ của hội đã đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Sau khi tham gia các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu Trung Quốc (1924 - 1927) phần lớn học viên đã

A. Sang Pháp hoạt động trong phong trào công nhân.

B. Tiếp tục học tập tại trường quân sự Hoàng Phố.

C. Bí mật về nước để truyền bá lý luận giải phóng dân tộc.

D. Đến Liên Xô học tập tại trường Đại học Phương Đông.

Lời giải: 

Sau khi tham gia các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ do Nguyễn Ái Quốc mở tại Quảng Châu (Trung Quốc) (1924 - 1927) phần lớn học viên đã “bí mật về nước để truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân”.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 8: Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận gì cho các cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

A. lí luận Mác – Lê nin

B. tư tưởng dân chủ tư sản

C. lí luận cách mạng giải phóng dân tộc  

D. chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến

Lời giải: 

Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách Mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho các cán bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là

A. Báo Thanh niên

B. Tác phẩm “Đường Cách Mệnh”

C. Bản án chế độ thực dân Pháp

D. Báo Người cùng khổ

Lời giải: 

Báo Thanh niên là cơ quan ngôn luận của Hội VNCMTN. Tờ báo này do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21-6-1925.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Bộ phận chủ yếu tham gia các lớp đào tạo cán bộ cách mạng của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu từ cuối năm 1924 đến năm 1927 là

A. Công nhân

B. Nông dân

C. Tiểu tư sản

D. Thanh niên, học sinh, trí thức yêu nước

Lời giải: 

Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Đa số học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ “học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật”. Phần lớn số học viên đó sau khi học xong lại bí mật về nước truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Một số người được gửi sang học tại Trường Đại học Phương Đông (Liên Xô) hoặc Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).

Đáp án cần chọn là: D   

Câu 11: Lý luận nào sau đây được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên truyền bá vào Việt Nam?

A. Lý luận Mác- Lênin

B. Lý luận đấu tranh giai cấp

C. Lý luận giải phóng dân tộc

D. Lý luận cách mạng vô sản

Lời giải: 

Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phần lớn số học viên đó sau khi học xong lại bí mật về nước truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách Mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Cơ sở hạt nhân đầu tiên của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng là

A. Nam đồng thư xã

B. Cường học thư xã

C. Quan hải tùng thư

D. Hội Phục Việt

Lời giải: 

Từ cơ sở hạt nhân đầu tiên là Nam đồng thư xã - một nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài lập ra đầu năm 1927, ngày 25-12-1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính… đã thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Góp phần thực hiện việc kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ý nghĩa của

A. Phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá

B. Phong trào đòi tự do dân chủ của tiểu tư sản

C. Phong trào vô sản hóa

D. Phong trào công nhân

Lời giải: 

Phong trào vô sản hóa đã nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân => phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, có sự liên kết giữa các phong trào với nhau => thúc đẩy sự ra đời của ba tổ chức cộng sản => hợp nhất ba tổ chức cộng sản dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 14: Phong trào “Vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động có tác động như thế nào đến phong trào công nhân?

A. Bổ sung lực lượng cho giai cấp công nhân

B. Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân

C. Đưa phong trào công nhân trở thành phong trào tự giác

D. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển, trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước

Lời giải: 

Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương “Vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân vì thế càng phát triển mạnh và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 15: Một trong những vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là

A. Truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản vào Việt Nam.

B. Truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản vào Việt Nam.

C. Tập hợp giai cấp tư sản dân tộc tham gia cách mạng.

D. Tập hợp thanh niên, trí thức yêu nước tham gia cách mạng.

Lời giải: 

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản vào Việt Nam cụ thể đó là lí luận giải phóng dân tộc. Tiểu biểu là phong trào “vô sản hóa” đã nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân, thúc đẩy cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đi đến tự giác hoàn toàn.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn tới sự ra đời của Việt Nam Quốc dân đảng năm 1927?

A. Do sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam

B. Do ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân

C. Do ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

D. Do sự lớn mạnh của giai cấp tư sản

Lời giải: 

Từ giữa những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam có bước phát triển mới. Từ đó đặt ra yêu cầu phải có một tổ chức đứng ra lãnh đạo phong trào đấu tranh => Việt Nam Quốc dân đảng được thành lập để đáp ứng yêu cầu đó. Tuy nhiên, do giai cấp tư sản còn non kém về chính trị, nhỏ yếu về kinh tế, thêm vào đó là chủ trương đưa ra chưa phù hợp nên sau đó tổ chức này đã chấm dứt hoạt động cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (1930). Cùng đồng thời đánh dấu sự thất bại của khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 17: Nguyên nhân khách quan làm cho khởi nghĩa Yên Bái thất bại là do

A. Giai cấp Tư sản dân tộc lãnh đạo                     

B. Tổ chức Quốc dân Đảng còn non yếu    

C. Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động                 

D. Đế quốc Pháp còn mạnh    

Lời giải: 

Khởi nghĩa Yên Bái thất bại do nhiều nguyên nhân (chủ quan và khách quan), trong đó nguyên nhân khách quan quan trọng nhất là do thực dân Pháp còn mạnh.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 18: Chương trình hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng được công bố năm 1929 đã nêu nguyên tắc tư tưởng là

A. Độc lập - tự do                      

B. Tự do - bình đẳng - Bác ái

C. Độc lập dân tộc                     

D. Trước làm dân tộc cách mạng sau làm thế giới cách mạng

Lời giải: 

Bản chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng công bố năm 1929 đã nêu nguyên tắc tư tưởng là: “Tự do, bình đẳng, bác ái”.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 19: Hoạt động nổi bật nhất của Việt Nam Quốc dân Đảng là

A. Khởi nghĩa Ba Son (8-1925)

B. Khởi nghĩa Yên Bái (2-1930)

C. Tuyên truyền vận động nhân dân chống Pháp

D. Tập hợp nhân dân xây dựng nhà nước

Lời giải: 

Sau khi Pháp thực hiện cuộc khủng bố trắng, những người lãnh đạo đảng đã quyết định dồn hết lực lượng để thực hiện một cuộc bạo động cuối cùng, với tinh thần “không thành công cũng thành nhân” đó chính là khởi nghĩa Yên Bái (2-1930). Cuộc khởi nghĩa này là hoạt động cuối cùng của Việt Nam Quốc dân đảng và thất bại của nó cũng đánh dấu sự chấm dứt của đảng này với tư cách là một chính đảng tư sản.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 20: Đặc điểm cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 là

A. Bắt đầu lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh, giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

B. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản.

C. Phong trào dân tộc dân chủ công khai phát triển mạnh theo khuynh hướng vô sản.

D. Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra mạnh mẽ.

Lời giải: 

Đặc điểm cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1930 là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản:

- Cuộc đấu tranh theo khuynh hướng vô sản thông qua những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sự phát triển của phong trào công nhân đưa tới sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

- Cuộc đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản: tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng.

=> Kết cục khuynh hướng vô sản thắng lợi với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

Đáp án cần chọn là: B

Câu 21:Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái chứng tỏ điều gì?

A. Giai cấp tư sản chưa có đường lối đấu tranh đúng đắn, tổ chức lỏng lẻo, thành phần phức tạp.

B. Cuộc khởi nghĩa chưa tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội tham gia.

C. Đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản không phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta.

D. Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong tình thế bị động, chưa có đường lối đúng đắn, thực dân Pháp còn mạnh.

Lời giải: 

Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Việt Nam Quốc dân đảng lãnh đạo - đảng theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa này đánh dấu chấm dứt vai trò lịch sử của đảng này với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc vừa mới xuất hiện đã chấm dứt. Đồng thời, cùng minh chứng đường lối cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản không phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam giai đoạn 1927 - 1930 so với giai đoạn 1919 - 1926 là

A. Lực lượng tham gia

B. Tính cách mạng

C. Tổ chức chính trị

D. Kết quả

Lời giải: 

Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam giai đoạn 1927 - 1930 so với giai đoạn 1919 - 1926 là mang tính cách mạng. Trong tôn chỉ mục đích của Việt Nam Quốc dân Đảng chủ trương đánh đổ thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc, xây dựng quốc gia theo mô hình dân chủ tư sản. Còn ở giai đoạn 1919 - 1926 chỉ đấu tranh đòi một số quyền lợi kinh tế - chính trị trong khuôn khổ chế độ thực dân chứ không đấu tranh để xóa bỏ chế độ ấy.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 23: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam?

A. Do thực dân Pháp còn mạnh với vũ khí tối tân, hiện đại.

B. Do hạn chế về tổ chức lãnh đạo và đường lối đấu tranh

C. Do những hạn chế của con đường cách mạng tư sản

D. Do những hạn chế về cơ sở kinh tế - xã hội của Việt Nam

Lời giải: 

Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam là do Việt Nam thiếu đi một cơ sở kinh tế- xã hội đủ mạnh để cách mạng tư sản có thể nổ ra và giành thắng lợi.

- Về kinh tế, sự du nhập không hoàn toàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khiến cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến nhưng chỉ mang tính cục bộ, còn phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.

- Về xã hội, giai cấp tư sản lại có thế lực kinh tế nhỏ yếu, địa vị chính trị thấp nên không thể đủ sức lãnh đạo cách mạng.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 24: Tại sao năm 1925, Nguyễn Ái Quốc không thành lập ngay một Đảng cộng sản mà lại thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên?

A. Do những điều kiện thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam chưa chín muồi

B. Do chủ nghĩa Mác- Lênin chưa được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam

C. Do phong trào yêu nước vẫn nằm trong quỹ đạo của khuynh hướng dân chủ tư sản

D. Do phong trào công nhân vẫn dừng ở trình độ tự phát

Lời giải:

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu (Trung Quốc). Sau khi nghiên cứu tình hình trong nước, Nguyễn Ái Quốc cho rằng những điều kiện thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam chưa chín muồi. Vì:

- Chủ nghĩa Mác- Lênin chưa được truyền bá sâu rộng ở Việt Nam.

- Phong trào yêu nước vẫn nằm trong quỹ đạo của khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Phong trào công nhân vẫn dừng ở trình độ tự phát.

=> Do đó xúc tiến những điều kiện thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam chín muồi, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên => Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 25: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Việt Nam quốc dân đảng có điểm gì giống nhau?

A. Đều là các tổ chức yêu nước cách mạng.

B. Đều là các tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam.

C. Đều là các tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản.

D. Đều là các tổ chức yêu nước theo khuynh hướng tư sản.

Lời giải: 

Mặc dù đi theo hai khuynh hướng khác nhau nhưng cả Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng đều là các tổ chức yêu nước cách mạng, ra đời do yêu cầu từ sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 26: Sự khác nhau cơ bản giữa Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là ở

A. thành phần tham gia.

B. hình thức đấu tranh.

C. khuynh hướng cách mạng.

D. địa bàn hoạt động.

Lời giải: 

- Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên: khuynh hướng vô sản.

- Việt Nam Quốc dân đảng: khuynh hướng dân chủ tư sản.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 27: Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?

A. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.

B. Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.

C. Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

D. Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

Lời giải: 

Ngay từ đầu Việt Nam Quốc dân đảng đã nhận thức đúng hiện thực khách quan là phải tiến hành cuộc cách mạng bạo lực với thực dân Pháp thì mới giành được độc lập, tự chủ. Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng máu và sắt” với mục đích đoàn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) là do

A. bị động, chưa có sự chuẩn bị chu đáo.                        

B. Pháp tiến hành khủng bố, đàn áp dã man

C. không có mục tiêu rõ ràng.

D. lực lượng binh lính nhanh chóng đầu hàng

Lời giải: 

Nguyên nhân chính dẫn đẻn sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái là nguyên nhân chủ quan, do ở trong tình thế bị động chưa có sự chuẩn bị chu đáo. Cuộc khởi nghĩa nổ ra chỉ là do ảnh hưởng bởi chính sách khủng bố của Pháp nên những người lãnh đạo đã chủ trương tiến hành khởi nghĩa để “không thành công cũng thành nhân” mà thôi.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 29: Tác phẩm đầu tiên vạch ra các vấn đề về chiến lược và sách lược của Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là

A. “Đường Kách mệnh”. 

B. “Kháng chiến nhất định thắng lợi”.

C. “Vấn đề dân cày”.

D. “Bản án chế độ thực dân Pháp”.

Lời giải: 

Đầu năm 1927, những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại lớp huấn luyện được xuất bản thành tác phẩm “Đường Kách Mệnh” với nội dung: Đường kách mệnh giới thiệu tính chất và kinh nghiệm các cuộc cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và khẳng định chỉ có Cách mạng tháng Mười Nga là triệt để. Tác phẩm được cho là đã nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng "giải phóng dân tộc”, lực lượng cách mạng bao gồm: sĩ, nông, công, thương, cho rằng cách mạng là "sự nghiệp của quần chúng", vì vậy phải động viên, tổ chức và lãnh đạo đông đảo quần chúng "vùng lên đánh đuổi kẻ thù". Đường kách mệnh cho rằng cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cần được sự giúp đỡ quốc tế, nhưng không được ỷ lại mà cần "chủ động", "tự cường", được cho là đã khẳng định muốn đưa cách mạng đến thắng lợi thì "cần phải có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng".

=> Chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam được thể hiện lần đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách Mệnh.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 30:  Đặc điểm nổi bật của phong trào dân tộc, dân chủ Việt Nam (1919 - 1930) là:

A. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng cách mạng vô sản và dân chủ tư sản

B. Sự phát triển của phong trào công nhân từ tự phát sang tự giác

C. Sự phát triển mạnh mẽ của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản

D. Sự chuyển biến về tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản trước tác động của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lời giải: 

- Từ năm 1884, khi Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ phong kiến. Tuy nhiên, sau thất bại của phong trào Cần Vương, con đường cứu nước phong kiến đến đây thất bại.

- Đầu thế kỉ XX, xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản song song tồn tại cùng huynh hướng vô sản.

+ Khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu nhất là Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại cùng với sự không thành công của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930).

+ Khuynh hướng vô sản, do Nguyễn Ái Quốc tìm ra sau khi đọc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đây là đường lối phù hợp với hầu hết các giai tầng trong xã hội. Nhân dân đấu tranh không phải lập lại chế độ phong kiến hay chế độ quân chủ lập hiến mà là chế độ cộng sản, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Sau thất bại của khởi nghĩa Yên Bái đã chứng tỏ sự thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản và sự thắng thế của khuynh hướng vô sản với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

Đáp án cần chọn là: A

Bài viết liên quan

656
  Tải tài liệu