Bài 2: Xử lý thông tin

Bài 2: Xử lý thông tin

403
  Tải tài liệu

Bài 2: Xử lý thông tin

Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa

Hoạt động & Câu hỏi

Hoạt động 1 trang 8 Tin học lớp 6:

Em hãy xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và trả lời các câu hỏi sau:

1. Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?

2. Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?

3. Bộ não xử lí thông tin nhận được thành thông tin gì?

4. Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?

5. Quá trình xử lí thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào?

Lời giải:

1. Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan là: thị giác (mắt): mắt quan sát thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa bóng và khung thành.

2. Thông tin được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt là: vị trí và động tác của thủ môn, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa quả bóng và khung thành.

3. Bộ não xử lý thông tin nhận được thành thông tin:  sút bóng vào góc cao của khung thành 

4. Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác sút thành công quả phạt của cầu thủ.

5. Quá trình xử lý thông tin của bộ não gồm hoạt động là: thu nhận thông tin, lưu trữ thông tin, xử lí thông tin, truyền thông tin.

Em hãy xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và trả lời các câu hỏi sau

Câu hỏi 1 trang 9 Tin học lớp 6:

Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin? Giải thích tại sao?

a) Em đang nghe chương trình ca nhạc trên Đài tiếng nói Việt Nam.

b) Bố em xem chương trình thời sự trên ti vi

c) Em chép bài trên bảng vào vở.

d) Em thực hiện một phép tính nhẩm.

Lời giải:

a) Em đang nghe chương trình ca nhạc trên Đài tiếng nói Việt Nam – là hoạt động thu nhận thông tin. Vì hoạt động trên chỉ là dùng giác quan là thính giác (tai) nghe để tiếp nhận thông tin. Còn nếu nghe thông tin và em có cảm nhận và xuất hiện cảm xúc thì đó vừa là hoạt động thu nhận và hoạt động xử lí thông tin.

b) Bố em xem chương trình thời sự trên ti vi – là hoạt động thu nhận và lưu trữ thông tin. Vì hoạt động trên chỉ là dùng giác quan là thị giác (mắt) và thính giác (tai) để xem và nghe để tiếp nhận và ghi nhớ thông tin.

c) Em chép bài trên bảng vào vở - là hoạt động lưu trữ thông tin và có thể xử lí thông tin. Vì hoạt động trên là tiếp nhận thông tin và lưu trữ vào vở, bên cạnh đó em có thể xử lí thông tin nếu em vừa chép bài và vừa thu nhận kiến thức, chuyển thành kiến thức của mình.

d) Em thực hiện một phép tính nhẩm – là hoạt động xử lí thông tin. Vì hoạt động trên là em đã tiếp nhận thông tin là phép tính nhẩm, trí não của em lưu trữ và xử lí phép tính đó và cho ra kết quả.

Câu hỏi 2 trang 10 Tin học lớp 6:

1. Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động xử lí thông tin?

A. 3                 B. 4                 C. 5                 D. 6

Lời giải:

Đáp án B

Câu hỏi 3 trang 10 Tin học lớp 6:

Chức năng của bộ nhớ máy tính là gì?

A. Thu nhận thông tin.                       B. Hiển thị thông tin.

C. Lưu trữ thông tin.                          D. Xử lí thông tin.

Lời giải:

Đáp án C

Hoạt động 2 trang 10 Tin học lớp 6:

Em hãy nêu ví dụ về việc máy tính giúp con người trong các hoạt động sau và so sánh hiệu quả thực hiện việc đó khi có sử dụng và khi không sử dụng máy tính:

a) Thu nhận thông tin.                    b) Lưu trữ thông tin.

c) Xử lí thông tin.                            d) Truyền thông tin.

Lời giải:

Một số ví dụ về việc máy tính giúp con người trong các hoạt động đã cho là:

a) Thu nhận thông tin: Máy ghi âm, máy ảnh thay cho việc ghi chép hay vẽ lại sẽ không được chính xác, dễ dàng, đa dạng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

b) Lưu trữ thông tin: thẻ nhớ, onedriver, usb có thể lưu trữ thông tin bằng rất nhiều kho sách, giấy tờ, dữ liệu mà không tốn quá nhiều không gian; đồng thời cũng dễ dàng sắp xếp và tìm kiếm hơn.

c) Xử lí thông tin: máy tính hiện nay có thể thực hiện được hàng trăm tỉ phép tính trong một giây, có thể biểu diễn được số Pi với hàng nghìn tỉ chữ số ở phần thập phân, ngoài ra máy tính có thể làm việc liên tục không ngừng nghỉ.

d) Truyền thông tin: với mạng Internet, máy tính có thể giúp em trao đổi thông tin với mọi người ở khắp nơi trong thời gian ngắn, đồng thời có thể giúp em kết nối với kho dữ liệu, tri thức khổng lồ. Em có thể dùng máy tính hoặc điện thoại truy cập vào Internet để tìm thông tin về bất cứ lĩnh vực nào mà em muốn.

Câu hỏi 4 trang 11 Tin học lớp 6: Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong những hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin?

Lời giải:

Máy tính giúp con người nâng cao hiệu quả trong mọi hoạt động của quá trình xử lí thông tin như:

- Hoạt động thu nhận thông tin thông qua camera của máy tính, chức năng ghi âm,… nhanh chóng dễ dàng và chính xác.

- Hoạt động xử lí thông tin: máy tính có thể xử lí hàng ngàn phép toán trong thời gian rất ngắn và độ chính xác cao hơn rất nhiều.

- Hoạt động lưu trữ thông tin: máy tính có bộ nhớ trong và ngoài có thể lưu trữ thông tin bằng rất nhiều kho sách và tài liệu.

- Hoạt động truyền thông tin: với việc kết nối mạng, máy tính có thể giúp con người kết nối và trao đổi thông tin với nhau dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 11 Tin học lớp 6: Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động nào của quá trình xử lí thông tin? Bộ nhớ có là vật mang tin không?

Lời giải:

Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động lưu trữ của quá trình xử lí thông tin. Bộ nhớ ngoài là vật mang tin.

Luyện tập 2 trang 11 Tin học lớp 6:

Em hãy phân loại những công việc sau đây theo các hoạt động của quá trình xử lí thông tin: 

a) Quan sát đường đi của một chiếc tàu biển.

b) Ghi chép các sự kiện của một chuyến tham quan. 

c) Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần.

d) Thuyết trình chủ đề tình bạn trước lớp.

Lời giải:

a) Quan sát đường đi của một chiếc tàu biển: hoạt động thu nhận thông tin.

b) Ghi chép các sự kiện của một chuyến tham quan: hoạt động lưu trữ thông tin.

c) Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần: hoạt động xử lí thông tin.

d) Thuyết trình chủ đề tình bạn trước tập thể lớp: hoạt động truyền thông tin.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 11 Tin học lớp 6: Giả sử em được đi chơi xa nhà, em hãy phân tích các hoạt động xử lí thông tin liên quan đến việc lên kế hoạch cho chuyến đi.

Lời giải:

- Thu nhận thông tin: em sẽ phải trả lời câu hỏi: Đi đâu? Đi với ai? Chơi gì? Ăn gì? Mặc gì? Đi vào thời điểm nào?...

- Lưu trữ thông tin: ghi lại nội dung cho các câu trả lời trên.

- Xử lí thông tin: lên kế hoạch bằng bảng hoặc hình ảnh để hình dung được toàn bộ hoạt động.

- Truyền thông tin: trao đổi lại kế hoạch với bạn bè để có thể có thêm ý kiến đóng góp và trao đổi với người người lớn để được củng cố thêm kế hoạch.

Vận dụng 2 trang 11 Tin học lớp 6:

Em hãy liệt kê những lợi ích của máy tính ở một trong các lĩnh vực sau đây để thấy rõ hiệu quả của việc xử lí thông tin bằng máy tính.

a) Y tế                        b) Giáo dục               c) Âm nhạc                d) Hội họa

e) Xây dựng               f) Nông nghiệp          g) Thương mại          h) Du lịch

Lời giải:

Những lợi ích của máy tính trong các lĩnh vực là:

a) Y tế: máy tính giúp việc lưu trữ thông tin của bệnh nhân dễ dàng và tiện lợi hơn.

b) Giáo dục: máy tính giúp việc học có thể dễ dàng kết nối hơn khi ở những vị trí địa lí khác nhau và dễ dàng kết nối đến với nguồn tri thức khổng lồ.

c) Âm nhạc: việc truyền thông và quảng bá âm nhạc đến với mọi người dễ dàng hơn rất nhiều nhờ máy tính.

d) Hội họa: việc tạo ra những sản phẩm hội họa trên máy tính dễ dàng và dễ dàng lưu trữ hơn.

e) Xây dựng: việc lên kế hoạch và có được những bản vẽ thiết kế nhanh chóng và dễ dàng chỉnh sửa hơn rất nhiều nhờ máy tính.

f) Nông nghiệp: nhờ có máy tính mà việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn và người nông dân cũng dễ dàng tiếp cận đến những kĩ năng canh tác để nâng cao năng suất dễ dàng hơn.

g) Thương mại: thương mại đang rất phát triển nhờ máy tính nhờ việc bán hàng qua mạng với những kênh bán hàng tiện lợi đối với việc bày sản phẩm và tiếp cận đến khách hàng dễ dàng hơn.

h) Du lịch: việc tìm hiểu vị trí và địa điểm du lịch cũng dễ dàng hơn khi có máy tính.

Phần 2: Lý thuyết bài học 

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Bài 2: Xử lí thông tin hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 6.

1. Xử lí thông tin

Các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin bao gồm:

- Thu nhận thông tin;

- Lưu trữ thông tin;

- Xử lí thông tin;

- Truyền thông tin.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Xử lí thông tin | Kết nối tri thức

Hình 1.1. Các hoạt động xử lí thông tin của con người

2. Xử lí thông tin trong máy tính

Máy tính có đủ 4 thành phần thực hiện các hoạt động xử lý thông tin:

- Thiết bị vào để thu nhận thông tin: bàn phím, chuột, máy tính,…

- Thiết bị ra để truyền hoặc chia sẻ thông tin: màn hình, máy in, loa,..

- Bộ xử lí để xử lí thông tin bằng cách thực hiện chương trình máy tính do con người viết ra.

- Bộ nhớ để lưu trữ thông tin: đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ,...


Lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Xử lí thông tin | Kết nối tri thức

Hình 1.2. Các hoạt động xử lí thông tin của máy tính

Máy tính giúp con người xử lí thông tin hiệu quả, nhanh chóng do nó có thể thực hiện nhanh các lệnh tính toán chính xác, xử lí thông tin, lưu trữ thông tin với dung lượng lớn và hoạt động bền bỉ.

Lý thuyết Tin học 6 Bài 2: Xử lí thông tin | Kết nối tri thức

Phần 3: Bài tập trắc nghiệm

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 2: Xử lý thông tin có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin học 6.

Câu 1: Xem xét tình huống cầu thủ ghi bàn và cho biết bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?

 Trắc nghiệm Tin học 6 Bài 2 (có đáp án): Xử lý thông tin | Kết nối tri thức

A. Thị giác.

B. Vị giác.

C. Cả 2 đáp án đều đúng.

D. Không có đáp án nào đúng.

Trả lời: Bộ não của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan là: thị giác (mắt): mắt quan sát thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa bóng và khung thành.

Đáp án: A.

Câu 2: Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu?

A. Làm việc không mệt mỏi.

B. Khả năng tính toán nhanh, chính xác.

C. Khả năng lưu trữ lớn.

D. Tất cả các khả năng trên.

Trả lời: Các khả năng to lớn của máy tính:

- Khả năng tính toán nhanh

- Tính toán với độ chính xác cao

- Khả năng lưu trữ lớn

- Khả năng làm việc không mệt mỏi

- Máy tính ngày càng gọn nhẹ, giá thành hạ và ngày càng phổ biến.

Đáp án: D.

Câu 3: Kết quả của việc nhìn thấy hoặc nghe thấy ở con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?

A. Thu nhận.

B. Lưu trữ.

C. Xử lí.

D. Truyền.

Trả lời: Các hoạt động xử lí thông tin gồm:

- Thu nhận.

- Xử lí.

- Lưu trữ.

- Truyền.

Khi nhìn thấy hoặc nghe thấy ở con người được gọi là thu nhận thông tin.

Đáp án: A.

Câu 4: Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng, … của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?

A. Thu nhận.

B. Lưu trữ.

C. Xử lí.

D. Truyền.

Trả lời: Các hoạt động xử lí thông tin gồm:

- Thu nhận.

- Xử lí.

- Lưu trữ.

- Truyền.

=>  Các thao tác lập luận, giải thích, phân tích, phán đoán, tưởng tượng, … của con người được xếp vào hoạt động XỬ LÍ thông tin.

Đáp án: C.

Câu 5: Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện, … của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?

A. Thu nhận.

B. Lưu trữ.

C. Xử lí.

D. Truyền.

Trả lời: Các thao tác nói, chia sẻ, thông báo, tuyên truyền, biểu đạt, trò chuyện, … của con người được xếp vào hoạt động TRUYỀN.

Đáp án: D.

Câu 6: Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên” rồi tóm tắt lại, kể cho bạn Minh nghe. Hãy sắp xếp những việc làm cụ thể của bạn An theo thứ tự thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.

A. Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện.

B. Bạn An nhớ nội dung câu chuyện.

C. Bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên”.

D. Bạn An tóm tắt câu chuyện.

Trả lời: 

- Thứ tự thu nhận: bạn An đọc truyện “Con Rồng cháu Tiên”.

- Lưu trữ: bạn An nhớ nội dung câu chuyện. 

- Xử lí: Bạn An tóm tắt câu chuyện.

- Truyền thông tin: Bạn An kể lại cho bạn Minh nghe tóm tắt câu chuyện.  

Đáp án: Ta sắp xếp lại như sau: C - B - D - A.

Câu 7: Bàn phím, chuột, máy quét và webcam là những ví dụ về loại thiết bị nào của máy tính?

A. Bộ nhớ. 

B. Thiết bị lưu trữ.                    

C. Thiết bị vào. 

D. Thiết bị ra.

Trả lời: Bàn phím, chuột, máy quét và webcam là những ví dụ về loại thiết bị thiết bị vào.  

Đáp án: C.

Câu 8: Máy tính có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong bao lâu?

A. Một giây.

B. Một giờ.

C. Một phút.

D. Tất cả đều sai.

Trả lời: Để thực hiện bằng tay phép nhân hai số có 100 chữ số, người bình thường phải mất hàng giờ. Nhưng máy tính chỉ trong chốc lát vì nó có thể thực hiện hàng tỉ phép tính trong một giây.

Đáp án: A.

Câu 9: Thiết bị nào sau đây không phải là thiết bị ra của máy tính? 

A. Micro.

B. Máy in. 

C. Màn hình. 

D. Loa. 

Trả lời: Thiết bị ra để truyền hoặc chia sẻ thông tin. Micro là thiết bị ra của máy tính.

Đáp án: A.

Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không thuộc về máy tính?

A. Thực hiện nhanh và chính xác.

B. Suy nghĩ sáng tạo. 

C. Lưu trữ lớn. 

D. Hoạt động bền bỉ. 

Trả lời: Các khả năng to lớn của máy tính:

- Khả năng tính toán nhanh

-Tính toán với độ chính xác cao

- Khả năng lưu trữ lớn

- Khả năng làm việc không mệt mỏi

+ Máy tính ngày càng gọn nhẹ, giá thành hạ và ngày càng phổ biến.

Đáp án: B.

Câu 11: Các hoạt động xử lí thông tin gồm:

A. Đầu vào, đầu ra.

B. Thu nhận, xử lí, lưu trữ, truyền.

C. Nhìn, nghe, suy đoán, kết luận.

D. Mở bài, thân bài, kết luận.

Trả lời: Các hoạt động xử lí thông tin gồm:

- Thu nhận.

- Xử lí.

- Lưu trữ.

- Truyền.

Đáp án: B.

Câu 12: Thao tác ghi nhớ và cất giữ tài liệu của con người được xếp vào hoạt động nào trong quá trình xử lí thông tin?

A. Thu nhận.

B. Lưu Trữ.

C. Xử lí.

D. Truyền.

Trả lời: 

Đáp án: B.

Câu 13: Sức mạnh của máy tính tuỳ thuộc vào đâu?

A. Khả năng tính toán nhanh.

B. Giá thành ngày càng rẻ.

C. Khả năng và sự hiểu biết của con người.

D. Khả năng lưu trữ lớn.

Trả lời: Máy tính có được sức mạnh như vậy đều phụ thuộc vào con người và do những hiểu biết của con người quyết định. Vì vậy nó phụ thuộc vào khả năng và sự hiểu biết của con người.

Đáp án: C. 

Câu 14: Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là gì?

A. Bàn phím.   

B. CPU.    

C. Chuột.  

D. Màn hình.

Trả lời: Thiết bị xuất dữ liệu như màn hình, máy in, máy vẽ… Thiết bị cho em thấy các hình ảnh hay kết quả hoạt động của máy tính là màn hình.

Đáp án: D.

Câu 15: Máy tính gồm mấy thành phần để có thể thực hiện được các hoạt động xử lí thông tin?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Trả lời: Các thành phần cơ bản của máy tính dùng xử lý thông tin

- CPU (Central Processing Unit) ...

- RAM (Random Access Memory) ...

- Ổ cứng (HDD hoặc SSD) ...

- Bộ nguồn (Power Supply hay PSU) ...

Đáp án: B.

 

Bài viết liên quan

403
  Tải tài liệu