Bài 1: Thông tin và dữ liệu
Bài 1: Thông tin và dữ liệu
Bài 1: Thông tin và dữ liệu
Phần 1: Giải Sách Giáo Khoa
Hoạt động & Câu hỏi
Hoạt động 1 trang 5 Tin học lớp 6: Em hãy đọc đoạn văn sau và cho biết: Bạn Minh đã thấy những gì và biết được điều gì để quyết định nhanh chóng qua đường ?
Lời giải:
Để quyết định nhanh chóng qua đường, bạn Minh đã thấy: đèn giao thông đổi sang màu xanh và các xe chiều đèn đỏ đã dừng lại.
Câu hỏi 1 trang 6 Tin học lớp 6:
1. Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục phù hợp ở cột B:
A |
B |
1) Thông tin |
a) Các số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,… |
2) Dữ liệu |
b) Những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và chính bản thân mình. |
3) Vật mang tin |
c) Vật chứa dữ liệu |
lời giải
1 – b: Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và chính bản thân mình.
2 – a: Dữ liệu là các số, văn bản, hình ảnh, âm thanh,…
3 – c: Vật mang tin là vật chứa dữ liệu.
Câu hỏi 2 trang 6 Tin học lớp 6: 2. Mỗi dòng sau đây là thông tin hay dữ liệu?
Lời giải:
16:00 là dữ liệu
0123456789 là dữ liệu
Hãy gọi cho tôi lúc 16 giờ theo số điện thoại 0123456789 là thông tin
Hoạt động 2 trang 7 Tin học lớp 6: Lớp em sắp tổ chức một buổi dã ngoại. Hãy thảo luận nhóm để đưa ra các câu hỏi giúp tìm thông tin để chuẩn bị cho buổi dã ngoại đó
Lời giải:
Một vài câu hỏi để tìm thông tin chuẩn bị cho buổi dã ngoại là:
- Chúng ta sẽ tổ chức buổi dã ngoại ở đâu?
- Chúng ta sẽ có bao nhiêu người tham gia được buổi dã ngoại?
- Thời gian dự kiến tổ chức buổi dã ngoại là khi nào? Thời tiết hôm đó như thế nào?
- Chúng ta cần chuẩn bị đồ dùng cá nhân gì cho buổi dã ngoại (quần áo như thế nào, mang theo những vật dụng cá nhân gì,…)?
- Chúng ta sẽ di chuyển bằng phương tiện gì để đến được điểm dã ngoại?
- Chúng ta sẽ chuẩn bị đồ ăn gì cho buổi hôm đó?
- Chúng ta sẽ tổ chức những trò chơi gì để buổi dã ngoại thêm sôi động?
Thời gian kết thúc buổi dã ngoại sẽ vào khoảng mấy giờ?
Luyện tập
Luyện tập trang 7 Tin học lớp 6:
Bảng 1.1. Lượng mưa trung bình hàng tháng
Tháng Thành phố |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Hà Nội |
43,8 |
11,2 |
73,2 |
39,0 |
157,2 |
200,7 |
438,6 |
298,3 |
248,3 |
177,1 |
23,8 |
65,9 |
Huế |
201,0 |
126,6 |
34,1 |
119,2 |
127,9 |
134,2 |
258,7 |
78,2 |
216,6 |
325,9 |
484,5 |
560,5 |
Đà Nẵng |
78,9 |
36,1 |
24,5 |
89,5 |
40,9 |
92,2 |
216,3 |
117,1 |
168,8 |
308,5 |
518,6 |
163,5 |
Vũng Tàu |
58,5 |
0,4 |
1,2 |
22,4 |
166,8 |
287,7 |
203,5 |
167,6 |
267,9 |
297,1 |
143,0 |
24,9 |
Em hãy xem Bảng 1.1 và trả lời các câu hỏi sau:
a) Các con số trong bảng là thông tin hay dữ liệu?
b) Phát biểu “Tháng 6, Đà Nẵng ít mưa nhất so với các thành phố Hà Nội, Huế, Vũng Tàu” là thông tin hay dữ liệu?
c) Trả lời câu hỏi: “Huế ít mưa nhất vào tháng nào trong năm?”. Câu trả lời là thông tin hay dữ liệu?
d) Câu trả lời cho câu hỏi c) có ảnh hưởng đến việc lựa chon thời gian và địa điểm du lịch không?
Lời giải:
a) Các con số trong bảng là dữ liệu.
b) Phát biểu “Tháng 6, Đà Nẵng ít mưa nhất so với các thành phố Hà Nội, Huế, Vũng Tàu” là thông tin.
c) Trả lời: Huế ít mưa nhất vào tháng 3 hàng năm. Câu trả lời là thông tin.
d) Câu trả lời cho câu hỏi c) có ảnh hưởng đến việc lựa chọn thời gian và địa điểm du lịch, vì biết được thời điểm ít mưa nhất trong năm, bạn có thể cân nhắc lựa chọn thời tiết phù hợp để đi du lịch.
Vận dụng
Vận dụng 1 trang 7 Tin học lớp 6: Em hãy nêu ví dụ cho thấy thông tin giúp em:
a) Có những lựa chọn trang phục phù hợp hơn.
b) Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
Lời giải:
a) Ví dụ:
- Hôm nay nhiệt độ ngoài trời là 30o, có nắng từ rất sớm và oi nóng.
→ Em cần mặc quần áo thoáng mát khi ở trong nhà, khi ra ngoài trời em cần mặc quần áo dài tay để tránh tia UV, ….
b) Khi tham gia giao thông bạn cần phải đi bên phải, đi đúng phần đường, làn đường và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Vận dụng 2 trang 7 Tin học lớp 6: Em hãy nêu ví dụ về vật mang tin giúp ích cho học tập của em.
Lời giải:
Một số vật mang tin giúp ích cho việc học tập của em là: cái bảng, máy chiếu, loa, tranh, ảnh cho các môn học, sách giáo khoa,…
Phần 2: Lý thuyết bài học
Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 6 Bài 1: Thông tin và dữ liệu hay nhất, chi tiết sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt Tin học 6.
1. Thông tin và dữ liệu
- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
Ví dụ: Hành động khi nhìn thấy đèn tín hiệu,…
- Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.
Ví dụ: Màu sắc của đèn tín hiệu,…
- Vật mang tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin.
Ví dụ: Đèn tín hiệu là vật mang tin, giấy viết, thẻ CD, thẻ nhớ,…
Lưu ý:
- Thông tin là cái được chứa trong dữ liệu. Dữ liệu là cái được lưu trên các thiết bị lưu trữ.
- Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau.
- Thông tin = Dữ liệu + Xử lí.
2. Tầm quan trọng của thông tin
- Thông tin đem lại hiểu biết cho con người. Mọi hoạt động của con người đều cần đến thông tin.
- Thông tin giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiệu quả.
Phần 3: Bài tập trắc nghiệm
Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Tin học lớp 6 Bài 1: Thông tin và dữ liệu có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tin học 6.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dữ liệu chỉ có ở trong máy tính.
B. Dữ liệu là những giá trị số do con người nghĩ ra.
C. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng con số, văn bản, hình ảnh, âm thanh.
D. Dữ liệu chỉ có thể được hiểu bởi những người có trình độ cao.
Đáp án: C.
Câu 2: Chúng ta gọi dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là gì?
A. Thông tin máy tính.
B. Thông tin vào.
C. Thông tin ra.
D. Dữ liệu được lưu trữ.
Trả lời: Dữ liệu hoặc lệnh được nhập vào máy tính là thông tin vào.
Đáp án: B.
Câu 3: Giả sử em là lớp trưởng của lớp. Theo em, thông tin nào không phải là thông tin cần xử lí (thông tin vào) để xếp loại các tổ cuối tuần?
A. Số lượng bạn ăn bán trú.
B. Số các bạn bị ghi tên vì đi muộn.
C. Số bạn không mặc áo đồng phục.
D. Số bạn bị cô giáo nhắc nhở.
Trả lời: Thông tin không cần xử lí là “ Số lượng bạn ăn bán trú” vì thông tin này không liên quan đến việc xếp loại của các tổ trong lớp.
Đáp án: A.
Câu 4: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể nắng”, em sẽ xử lý thông tin và quyết định như thế nào (thông tin ra) ?
A. Mặc đồng phục.
B. Đi học mang theo áo mưa.
C. Ăn sáng trước khi đến trường.
D. Đi học mang theo ô, mũ.
Trả lời: Nghe bản tin dự báo thời tiết “Ngày mai trời có thể nắng”, em sẽ đi học mang theo ô, mũ.
Đáp án: D.
Câu 5: Thông tin dạng âm thanh là thông tin nào bên dưới đây?
A. Tiếng chim hót.
B. Đi học mang theo áo mưa.
C. Ăn sáng trước khi đến trường.
D. Hẹn bạn Hương cùng đi học.
Trả lời: Thông tin dạng âm thanh là Tiếng chim hót.
Đáp án: A.
Câu 6: Mắt thường không thể tiếp nhận những thông tin nào dưới đây?
A. Rác bẩn vứt ngoài hành lang lớp học.
B. Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu.
C. Đàn kiến đang “tấn công” lọ đường quên đậy nắp.
D. Bạn Phương quên không đeo khăn quàng đỏ.
Trả lời: Mắt thường không thể tiếp nhận thông tin “Những con vi trùng gây bệnh lị lẫn trong thức ăn bị ôi thiu”.
Đáp án: B.
Câu 7: Trước khi sang đường theo em, con người phải xử lý những thông tin gì?
A. Nghĩ về bài toán hôm qua trên lớp chưa làm được.
B. Quan sát xem có phương tiện giao thông đang đến gần không.
C. Quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật màu gì.
D. Kiểm tra lại đồ dùng học tập đã có đủ trong cặp sách chưa.
Trả lời: Trước khi sang đường theo em, con người phải quan sát xem đèn tín hiệu giao thông đang bật màu gì.
Đáp án: C.
Câu 8: Công cụ nào sau đây không phải là vật mang tin?
A. Giấy.
B. Thẻ nhớ.
C. Đĩa CD, DVD.
D. Xô, chậu.
Trả lời: Xô, chậu không phải là vật mang tin.
Đáp án: D.
Câu 9: Thông tin có thể giúp cho con người những gì?
A. Giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiểu quả.
B. Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
C. Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội.
D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng.
Trả lời: Thông tin có thể giúp cho con người:
- Giúp con người đưa ra những lựa chọn tốt, giúp cho hoạt động của con người đạt hiểu quả.
- Hiểu biết về cuộc sống và xã hội xung quanh.
- Biết được các tin tức và sự kiện xảy ra trong xã hội.
Đáp án: D.
Câu 10: Bạn Khoa vẽ biểu đồ trên giấy như sau:
Theo em tờ giấy của bạn Khoa đóng vai trò là gì?
A. Vật mang tin.
B. Thông tin.
C. Dữ liệu.
D. Tất cả đều đúng.
Trả lời: Vật mang tin để lưu trữ và truyền thông tin. Vậy giấy là vật mang tin.
Đáp án: A.
Câu 11: Phương án nào sau đây là thông tin?
A. Tệp lưu trữ tài liệu về điều tra dân số.
B. Phiếu điều tra dân số.
C. Kiến thức về phân bố dân cư.
D. Các con số thu thập được thông qua cuộc điều tra dân số.
Trả lời: Thông tin là kiến thức về phân bố dân cư.
Đáp án: C.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng về lợi ích của thông tin?
A. Có độ tin cậy cao, không phụ thuộc vào dữ liệu.
B. Đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt.
C. Có độ tin cậy cao, đem lại hiểu biết cho con người.
D. Đem lại hiểu biết cho con người, không phụ thuộc vào dữ liệu.
Trả lời: Lợi ích của thông tin là đem lại hiểu biết và giúp con người có những lựa chọn tốt.
Đáp án: B.
Câu 13: Xem bản tin dự báo thời tiết như Hình 1, bạn Khoa kết luận: “Hôm nay, trời có mưa”. Phát biểu nào sau đây đúng?
|
|
A. Bản tin thời tiết là thông tin, kết luận của Khoa là là dữ liệu.
B. Bản tin dự báo thời tiết là dữ liệu, kết luận của Khoa là thông tin.
C. Bản tin dự báo thời tiết và kết luận của Khoa đều là dữ liệu.
D. Những con số trong bản tin dự báo thời tiết là thông tin.
Trả lời: Xem bản tin dự báo thời tiết như Hình 1, bạn Khoa kết luận: “Hôm nay, trời có mưa”. Vậy bản tin dự báo thời tiết là dữ liệu, kết luận của Khoa là thông tin.
Đáp án: B.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Sự tiếp nhận thông tin phụ thuộc vào sự hiểu biết của mỗi người.
B. Thông tin là những gì có giá trị, dữ liệu là những thứ vô giá trị.
C. Thông tin đem lại cho con người sự hiểu biết.
D. Thông tin có thể làm thay đổi hành động của con người.
Trả lời: Thông tin là những gì có giá trị, dữ liệu là những thứ vô giá trị => Phát biểu này là sai.
Đáp án: B.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Mọi thông tin muốn có được, con người sẽ phải tốn rất nhiều tiền.
B. Không có sự phân biệt giữa thông tin và dữ liệu.
C. Thông tin là kết quả của việc xử lí dữ liệu để nó trở nên có ý nghĩa.
D. Dữ liệu chỉ có trong máy tính, không tồn tại bên ngoài máy tính.
Trả lời: Thông tin là kết quả của việc xử lí dữ liệu để nó trở nên có ý nghĩa.
Đáp án: C.