Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27 có đáp án gồm các dạng bài tập , bài ôn luyện tuần 27 cơ bản và nâng cao giúp học sinh củng cố kiến thức hơn.Mời các bạn cùng theo dõi bộ đề Tiếng Việt 5 dưới đây.
Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 27
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
Chú vẹt tinh khôn
Một người lái buôn từ châu Phi về mang theo chú vẹt màu đỏ,lông xanh biếc và nói rất sõi. Ông cho vẹt sống trong chiếc lồng xinh xắn,bên khu vườn có nhiều hoa lá châu Phi để vẹt đỡ buồn.
Ít lâu sau, trước khi sang châu Phi buôn chuến hàng mới, ông nói với vẹt:
- Ta sắp tới quê hương của mi. Mi có nhắn gì với bà con bạn hữu của mi không?
Chú vẹt liền nói:
- Ông chủ làm ơn nói với đồng bào của tôi là: Ở đây dù đầy đủ thức ăn, tôi vẫn gầy mòn vì nhớ rừng quê, nhớ bạn bè, dòng họ. Nhờ ông bảo họ chỉ giúp tôi cách trở về quê hương.
Nghe vẹt nói, ông chủ thầm nghĩ: “Đúng là ngu như vẹt! Ta đâu có khờ dại mà thuật lại mưu kế để mày thoát thân”.
Tới châu Phi, ông trở lại khu rừng xưa thấy một lũ vẹt đậu trên cây cao, trong đó có con vẹt mào đỏ giống chú vẹt ở nhà. Ông bèn nói lại lời chú vẹt ở nhà cho chúng nghe. Con vẹt mào đỏ chăm chú nghe xong bỗng trở nên buồn rười rượi, xù lông xù cánh, gục đầu,rồi rơi xuống bụi rậm.Ông nghĩ: “Chắc nó thương bạn nên mới rầu rĩ mà chết như thế”.
Về đến nhà, người lái buôn kể lại câu chuyện trên cho chú vẹt của ông nghe. Nghe xong, chú vẹt ủ rũ nhắm mắt và một lúc sau thì rơi xuống đáy lồng, nằm bất động. Người lái buôn buồn rầu than thở: “Hóa ra giống vẹt cũng có tình có nghĩa như người, nghe tin bạn chết vì thương nó, nó cũng đau khổ mà chết theo”.
Ông mở lồng mang vẹt ra, để lên bàn tay ngắm nghía. Đột nhiên, chú vẹt bay vù lên cây cao, đứng nhìn ông và nói: “Cảm ơn ông chủ đã thuật lại cách bạn tôi giúp tôi được tự do. Tôi xin chào ông để trở về rừng núi quê hương”. Thế rồi, vẹt cất cánh nhằm hướng tây nam bay thẳng.
(Dựa theo Truyện kể I-ran-Thanh Trà kể)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1 : Chú vẹt mang từ châu Phi về có đặc điểm gì?
a- Mào đỏ, lông xanh biếc, xinh xắn
b- Mào đỏ, lông xanh biếc, nói rất sõi
c- Lông xanh biếc, xinh xắn, nói rất sõi
Câu 2 : Vẹt muốn nhờ ông chủ nhắn đồng bào mình điều gì quan trọng?
a- Dù sống đầy đủ nhưng vẹt vẫn nhớ quê
b- Vẹt gầy mòn vì nhớ rừng quê, nhớ bạn bè
c- Vẹt muốn chỉ giúp cách trở về quê hương
d- Vẹt luôn nhớ quê hương, bạn bè, dòng họ
Câu 3 : Con vẹt ở rừng quê đã làm gì để người lái buôn tin rằng nó chết vì thương bạn?
a- Buồn rười rượi, xù lông xù cánh, gục đầu, quá thương bạn
b- Chăm chú nghe, xù lông xù cánh, gục đầu, rơi xuống bụi rậm
c- Chăm chú nghe, buồn rười rượi, xù lông xù cánh, gục đầu
d- Buồn rười rượi, xù lông xù cánh, rơi xuống bụi rậm
Câu 4 : Nhờ đâu mà chú vẹt thoát khỏi được chiếc lồng để bay về quê hương?
a- Nhờ người lái buôn thuật lại cách giả chết
b- Nhờ lời chỉ dẫn của bạn về cách giả chết
c- Nhờ người lái buôn kể chuyện sang châu Phi
d- Nhờ hiểu ý bạn chỉ dẫn cách thoát thân
Câu 5 : Chú vẹt đáng khen nhất vì điều gì?
a- Tình cảm gắn bó với quê hương
b- Tình cảm gắn bó với đồng loại
c- Sự nhanh tró và tinh khôn
d- Sự khéo léo và nhanh nhẹn
II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, tập làm văn
Câu 1 : Gạch dưới các tên người, tên địa lí nước ngoài viết hoa chưa đúng quy tắc (cột A) và viết lại các tên riêng đó cho đúng (cột B)
Câu 2 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ, ca dao nói về truyền thống dân tộc (yêu nước, lao động cần cù, đoàn kết, nhân ái)
a) Dù ai đi ngược về...............
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
b) Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc.......tấc ...........bấy nhiêu.
c) Dân ta nhớ một chữ đồng
Đồng tình,.......sức,.......lòng, đồng minh.
d) Anh em như thể tay chân
Rách lành.........khó khăn đỡ đần
Từ cần điền: đất, vàng, đồng (2 lần), xuôi,đùm bọc
Câu 3 : Chọn từ ngữ nối thích hợp (Rồi hoặc Trái lại, Vì vậy, Thế mà) điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong mỗi đoạn sau:
a) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. ..............chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cayarung rung trước gió và ánh nắng.
(Theo Nguyên Hồng)
b) Đi chăn trâu về, chạy đến đống ngô vừa bẻ, chọn những bắp bánh tẻ thật ưng ý. Kiếm cái dùi sắt, dùi vào bắp ngô, lùi vào bếp nấu cơm của mẹ của chị. .............. vừa chờ ngô chín, nghe tiếng nổ lép bép trong than, nước miếng đã tứa ra.
(Theo Ngô Văn Phú)
c) Tê tê là loài thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ..............., chúng ta cần bảo vệ nó
(Theo Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)
d) Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường. ............,ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ.
(Theo Kim Lân)
Câu 4 : Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) tả một bộ phận nổi bật nhất của một cây hoa hoặc cây ăn quả mà em biết.
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Đáp án và Hướng dẫn làm bài
Phần I – 1.b ;2.c ; 3.d ; 4.d ; 5.c
Phần II –
Câu 1 : Viết đúng
a) Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng
b) Ba Lan, Cô-péc-ních (2 lần), I-ta-li-a, Ga-li-lê (2 lần)
Câu 2 : Giải đáp:
a) Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba.
b) Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
c) Dân ta nhớ một chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
d) Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần
Câu 3 : Giải đáp
a) Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng.
b) Đi chăn trâu về, chạy đến đống ngô vừa bẻ, chọn những bắp bánh tẻ thật ưng ý. Kiếm cái dùi sắt, dùi vào bắp ngô, lùi vào bếp nấu cơm của mẹ của chị. Rồi vừa chờ ngô chín, nghe tiếng nổ lép bép trong than, nước miếng đã tứa ra.
c) Tê tê là loài thú hiền lành, chuyên diệt sâu bọ. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ nó
d) Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ. Anh vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường.Trái lại ,ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ, chậm chạp. Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ.
Câu 4 : Tham khảo (tả hoa giấy)
Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên. Đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. Dường như chúng không muốn mọi người phải buồn rầu vì chứng kiến cảnh héo tàn. Chúng muốn mọi người lưu giữ mãi những ấn tượng đẹp đẽ mà chúng ta đem lại trong suốt cả một mùa hè....
(Theo Trần Hoài Dương)