Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 có đáp án gồm các dạng bài tập , bài ôn luyện tuần 31 cơ bản và nâng cao giúp học sinh củng cố kiến thức hơn.Mời các bạn cùng theo dõi bộ đề Tiếng Việt 3 dưới đây.

1673
  Tải tài liệu

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 31 (Đề 1)

Thời gian: 45 phút

I – Bài tập về đọc hiểu

CON RỒNG CHÁU TIÊN

    Ngày xưa có chàng Lạc Long Quân,vốn là rồng dưới biển, sức khỏe lạ kì. Chàng kết duyên với nàng Âu Cơ, vốn là tiên trên núi.

    Chẳng bao lâu, Âu Cơ mang thai và đẻ ra một bọc trứng. Bảy ngày sau, cái bọc ấy nở ra một trăm người con xinh đẹp, khỏe mạnh.

    Tuy cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc nhưng Lạc Long Quân vẫn không nguôi nhớ biển. Một hôm, chàng hóa thành rồng, bay ra biển khơi. Sau tháng ngày chờ đợi, mẹ con Âu Cơ bèn trèo lên đỉnh núi cao gọi Lac Long Quân trở về.

    Lạc Long Quân từ biển bay lên núi gặp lại vợ con. Hai vợ chồng bàn với nhau : “Rồng với Tiên quen sống ở hai vùng. Ta nên chia đôi đàn con, một nửa theo mẹ lên núi, một nửa theo cha xuống biển. Khi nào gặp nguy thì báo cho nhau biết để cứu giúp”.

    Thế là hai người cùng bầy con chia nhau lên rừng, xuống biển. Riêng người con trai cả ở lại đất Phong Châu, được lên làm vua nước Văn Lang. Đó là vua Hùng thứ nhất.

    Vì thế, người Việt Nam ta từ miền Bắc đến miền Nam đều cho mình là “Con Rồng cháu Tiên” và gọi nhau là “đồng bào”.

( Theo Truyện đọc 1 )

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng dòng dõi của Lạc Long Quân và Âu Cơ ?

A. Lạc Long Quân vốn là cá dưới biển, Âu Cơ vốn là chim trên núi

B. Lạc Long Quân vốn là rồng dưới biển, Âu Cơ vốn là tiên trên núi

C. Lạc Long Quân vốn là tiên trên núi, Âu Cơ vốn là rồng dưới biển

Câu 2. Lạc Long Quân và Âu Cơ chia các con sống ở hai vùng như thế nào ?

A. 50 người con theo mẹ lên trời, 50 người con theo cha xuống biển

B. 50 người con theo cha lên núi, 50 người con theo mẹ xuống biển

C. Người con trai cả ở lại Phong Châu,99 con theo cha mẹ xuống biển

Câu 3. Vì sao người Việt Nam ta từ Bắc đến Nam đều gọi nhau là “đồng bào”?

A. Vì có nguồn gốc từ xa xưa : đều do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra

B. Vì có nguồn gốc từ xa xưa : đều chung sống trên đất nước Việt Nam

C. Vì có nguồn gốc từ xa xưa : đều được sinh ra từ bọc trứng của Âu Cơ

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện ?

A. Người Việt Nam ta có chung một nguồn gốc từ cha mẹ sinh ra

B. Người Việt Nam có chung một nguồn gốc và dòng dõi cao quý

C. Người Việt Nam có một đất nước tươi đẹp gồm cả núi và biển

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu , Tập làm văn

Câu 1. a) Điền vào chỗ trống r hoặc d,gi rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

-……ì Phước…úi vào tay tôi chiếc bánh…ò và…ặn tôi đem biếu bà ngoại

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

-….ó thổi căng buồm, đưa thuyền chúng tôi…ong…..uổi….a phía cửa sông

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Điền đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in nghiêng rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Cửa sông của nhà thơ Quang Huy :

Dù giáp mặt cùng biên rộng

Cưa sông chăng dứt cội nguồn

Lá xanh môi lần trôi xuống

Bông…nhớ một vùng núi non

Câu 2. Viết tên 3 nước :

a) Có đường biên giới chung với nước ta :

(1)………..       (2)…………       (3)………….

b) Có một phần hoặc toàn bộ diện tích giáp với biển :

(1)………..        (2)…………       (3)………….

Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a) Với những thành tựu về kinh tế và xã hội Việt Nam đã được nhiều nước trên thế giới nể trọng

b) Bằng một động tác thuần thục đô vật Quý đã quật ngã đô vật Mạnh trên sới vật

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn nêu những suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường ở địa phương hoặc trường em.

Gợi ý :

a) Hiện nay, môi trường sống ở địa phương em có những điểm gì tốt ? Bên cạnh đó còn có điểm gì chưa tốt ?

b) Theo em,cần làm những việc gì để phát huy những mặt tốt và khắc phục mặt chưa tốt về môi trường nơi em ở ?

Gợi ý Đáp án

I – Bài tập về đọc hiểu

Câu 1 2 3 4
Đáp án B B C B

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu , Tập làm văn

Câu 1. a) Điền vào chỗ trống r hoặc d,gi rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

- Dì Phước dúi vào tay tôi chiếc bánh giò và dặn tôi đem biếu bà ngoại.

- Gió thổi căng buồm, đưa thuyền chúng tôi rong ruổi ra phía cửa sông.

b) Điền đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã vào chữ in nghiêng rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài “Cửa sông” của nhà thơ Quang Huy :

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng có lúc nhớ một vùng núi non.

Câu 2. Viết tên 3 nước :

a) Có đường biên giới chung với nước ta :

(1) Trung Quốc       (2) Lào       (3) Campuchia

b) Có một phần hoặc toàn bộ diện tích giáp với biển :

(1) Quảng Ninh       (2) Nghệ An       (3) Cà Mau

Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a) Với những thành tựu về kinh tế và xã hội, Việt Nam đã được nhiều nước trên thế giới nể trọng.

b) Bằng một động tác thuần thục, đô vật Quý đã quật ngã đô vật Mạnh trên sới vật.

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn nêu những suy nghĩ của em về việc bảo vệ môi trường ở địa phương hoặc trường em.

Bài mẫu:

    Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói "Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Hưởng ứng lời dạy của Bác, vào tháng Giêng hàng năm trường em đều tưng bừng tổ chức lễ hội trồng cây. Để hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên sân trường diễn ra thuận lợi, nhà trường đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp học, nếu khối lớp 5 chúng em được giao nhiệm vụ trồng cây thì các em khối lớp 3, 4 sẽ tưới nước sau khi cây đã được trồng xuống đất. Các em học sinh khối lớp 1,2 còn nhỏ nên sẽ cùng tham gia vun đất, nhặt lá làm sạch khu vực diễn ra lễ hội trồng cây. Lễ hội diễn ra hết sức sôi nổi và thành công, chúng em ai cũng tích cực tham gia và cảm thấy vui vẻ vì đã góp chút sức để mang đến không gian xanh thoáng mát, trong lành cho ngôi trường.

 

Bài viết liên quan

1673
  Tải tài liệu