Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 có đáp án gồm các dạng bài tập , bài ôn luyện tuần 25 cơ bản và nâng cao giúp học sinh củng cố kiến thức hơn.Mời các bạn cùng theo dõi bộ đề Tiếng Việt 3 dưới đây.
Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 25 (Đề 1)
Thời gian: 45 phút
I – Bài tập về đọc hiểu
HỘI VẬT
Trống cái nổi thùng thùng. Đôi đô vật đầu tiên vào sới. Quý khỏe mạnh, đẹp trai. Mạnh có đôi mắt hơi xếch, miệng rộng, trán cao, tấm thân cường tráng. Hai chàng đi song song ra phía cửa đình, vái thành hoàng, đoạn lùi ra, ngửa hai bàn tay đi quang sới, chào mọi người. Cả hai đến trước mặt thủ trống cúi đầu rồi quay ngoắt lại giữa sân, chào nhau rồi từ từ lui ra. Bây giờ cuộc tỉ thí mới bắt đầu. Vờn nhau, lừa nhau, miếng đánh miếng đỡ lên xuống nhịp nhàng. Quý mất thế, chệnh choạng. Một loạt tiếng hò reo vang dậy. Lợi dụng phút lơi lỏng của Mạnh, Quý rút được chân ra. Tiếng reo hò rộ lên. Đôi mắt Quý gườm gườm nhìn Mạnh như thách thức. Mạnh luôn để ý nhìn. Quý xông tới, xông lui rồi thình lình vặn mình hết cỡ, gồng Mạnh lên vai. Bất ngờ chới với, Mạnh đành để Quý hất xuống đất. Tiếng trống nghẹn lại, mọi người reo hò ầm ĩ chào mừng người chiến thắng.
( Theo Trần Đình Khôi )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Hình dáng của đô vật Mạnh được tả qua những từ ngữ nào ?
A. Đẹp trai, khỏe mạnh, trán cao, tấm thân cường tráng
B. Khỏe mạnh, đẹp trai, mắt xếch, miệng rộng, trán cao, tấm thân cường tráng
C. Khỏe mạnh, miệng rộng, trán cao, tấm thân cường tráng
Câu 2. Trước khi thi đấu, hai đô vật đến vái thành hoàng rồi chào những ai ?
A. Chào mọi người đứng quanh sới, chào thủ trống, chào nhau
B. Chào mọi người, chào nhau
C. Chào mọi người đứng quanh sới, chào nhau
Câu 3. Không khí sôi nổi của hội vật được gợi tả qua mấy cụm từ có từ hò reo (reo hò) trong bài ? ( Viết các cụm từ vào chỗ trống )
A. Một cụm từ (…………………….)
B. Hai cụm từ ( ……………………………………….)
C. Ba cụm từ (…………………………………………………)
Câu 4. Vì sao đô vật Quý bị tấn công trước nhưng vẫn chiến thắng đô vật Mạnh ?
A. Vì đô vật Quý biết lợi dụng phút lơi lỏng của đối phương, bất ngờ rút được chân ra khỏi tay của Mạnh, thình lình vặn mình hết cỡ gồng Mạnh lên vai, hất Quý xuống đất.
B. Vì đô vật Quý biết lợi dụng phút lơi lỏng của đối phương, bất ngờ gồng Mạnh lên vai để hất xuống đất
C. Vì đô vật Quý biết lợi dụng phút lơi lỏng của đối phương, bất ngờ vận thế nội công quật ngã Mạnh
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống :
a) tr hoặc ch
Buổi sáng, mẹ tôi thường đứng….ải tóc….ước tấm gương…eo….ên tường
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
b) ưt hoặc ưc
Trời nóng b….. nên ai cũng thấy b…..r….trong người.
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Câu 2. Đọc bài thơ, gạch dưới hai sự vật được nhân hóa và trả lời câu hỏi :
Em thương
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
( Nguyễn Ngọc Ký )
a) Hai sự vật đó được tả bằng những từ ngữ nào ?
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
b) Cách tả hai sự vật như vậy có gì hay ?
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Câu 3. Dựa vào nội dung bài Hội vật, hãy trả lời các câu hỏi sau :
a) Vì sao anh Quý rút được chân ra khỏi bàn tay nắm giữ của anh Mạnh ?
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
b) Vì sao anh Mạnh đành để anh Quý hất xuống đất ?
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
Câu 4. Quan sát ảnh dưới đây, hãy viết đoạn văn ( khoảng 7 câu ) tả lại quang cảnh và hoạt động nổi bật của lễ hội
Gợi ý :
a) Ảnh chụp cảnh lễ hội gì ? Lễ hội đó thường diễn ra vào mùa nào ?
b) Quang cảnh lễ hội ra sao ( cảnh vật,con người ) ? Lễ hội có hoạt động gì nổi bật ( nêu cụ thể diễn biến của hoạt động ) ? Thái độ mọi người hưởng ứng các hoạt động đó thế nào ?
c) Cảm nghĩ của em về lễ hội đó ra sao ?
Gợi ý Đáp án
I – Bài tập về đọc hiểu
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | B | A | C(Hò reo vang dậy, reo hò rộ lên, reo hò ầm ĩ. ) | A |
II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Câu 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống :
a) tr hoặc ch
Buổi sáng, mẹ tôi thường đứng chải tóc trước tấm gương treo trên tường.
b) ưt hoặc ưc
Trời nóng bức nên ai cũng thấy bứt rứt trong người.
Câu 2. Đọc bài thơ, gạch dưới hai sự vật được nhân hóa và trả lời câu hỏi :
Em thương
Em thương làn gió mồ côi
Không tìm thấy bạn, vào ngồi trong cây
Em thương sợi nắng đông gầy
Run run ngã giữa vườn cây cải ngồng.
( Nguyễn Ngọc Ký )
a) Hai sự vật đó được tả bằng những từ ngữ nào ?
Bằng các từ ngữ: mồ côi, tìm, ngồi, gầy, run run ngã.
b) Cách tả hai sự vật như vậy có gì hay ?
Làm cho sự vật trở nên gần gũi, sinh động.
Câu 3. Dựa vào nội dung bài Hội vật, hãy trả lời các câu hỏi sau :
a) Vì sao anh Quý rút được chân ra khỏi bàn tay nắm giữ của anh Mạnh ?
- Vì lợi dụng được phút lơi lỏng của Mạnh, anh Quý rút được chân ra khỏi bàn tay nắm giữ của anh Mạnh.
b) Vì sao anh Mạnh đành để anh Quý hất xuống đất ?
- Vì bất ngờ chới với, anh Mạnh đành để anh Quý hất xuống đất.
Câu 4. Quan sát ảnh dưới đây, hãy viết đoạn văn ( khoảng 7 câu ) tả lại quang cảnh và hoạt động nổi bật của lễ hội
Bài mẫu:
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 8. Con trâu thứ hai là số 20. Con trâu số 8 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 8 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em. Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.