Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 có đáp án gồm các dạng bài tập , bài ôn luyện tuần 24 cơ bản và nâng cao giúp học sinh củng cố kiến thức hơn.Mời các bạn cùng theo dõi bộ đề Tiếng Việt 3 dưới đây.

2393
  Tải tài liệu

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 10 (Đề 1)

Thời gian: 45 phút

I – Bài tập về đọc hiểu

PHO TƯỢNG

    Pho tượng được tạc bằng ngọc thạch rất trắng, rất trong và mịn. Tượng đặt trong một cái hộp bằng pha lê và lại được để ngay giữa tầng lầu cao nhất. Bên ngoài có chấn song bằng thép, không ai có thể nhấc ra được. Tôi bèn thử đi một vòng. Đôi mắt của pho tượng cứ như đang nhìn theo. Hiển nhiên, đây là điều không tưởng tượng nổi. Dáng người pho tượng như đang bay lên. Sống động đến lạ lùng. Tay phải giơ cao, đầu ngửa ra phía sau một chút. Tay trái hơi duỗi về phía trước. Đó là Quan Âm Bồ Tát đang hướng lên trời. Cánh tay phác họa một động tác ban phước lành cho chúng sinh. Người nghệ sĩ tài tình đến mức đã miêu tả được cả những trải nghiệm gây ấn tượng cho người ta đến thế. Ngay cả quần áo trên pho tượng cũng cực kì độc đáo, thể hiện kết quả sáng tạo kì tài của người nghệ sĩ.

( Lâm Ngữ Đường – Mai Ngọc Thanh dịch )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Pho tượng Quan Âm Bồ Tát được làm bằng vật liệu như thế nào ?

A. Bằng pha lê rất trắng, rất trong và óng mịn

B. Bằng ngọc thạch rất trắng, rất trong và mịn

C. Bằng đá quý rất trắng, rất trong và rất mịn

Câu 2. Khi nhìn pho tượng, tác giả nhận thấy điều gì không tưởng tượng nổi ?

A. Đôi mắt của pho tượng nhìn tác giả với sự lo sợ và niềm khổ đau

B. Đôi mắt của pho tượng nhìn tác giả với niềm yêu thương và lo sợ

C. Đôi mắt của pho tượng như nhìn theo khi tác giả đi quanh tượng

Câu 3. Ngay cả quần áo trên pho tượng cũng có điểm gì nổi bật ?

A. Cực kì độc đáo, kết quả sáng tạo kì tài của người nghệ sĩ

B. Sống động đến lạ lùng, bộc lộ tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ

C. Miêu tả được cả những trải nghiệm gây ấn tượng cho người xem.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng 4 từ ngữ gợi tả dáng người pho tượng ?

A. Như đang bay lên ; đang hướng lên trời ; sống động

B. Như đang bay lên ; đang hướng lên trời ; thanh thoát

C. Như đang bay lên ; đang hướng lên trời ; mềm dẻo

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. a) Gạch dưới các chữ viết sai s/ x rồi chép lại các câu văn cho đúng chính tả:

Từ xáng xớm, các em nhỏ đã súng sính trong bộ quần áo mới đi sem hội.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

Từ khắp các ngã đường,dòng người đổ về quãng trường để dự lễ kỉ niệm.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Câu 2. Nối từ ngữ chỉ người hoạt động nghệ thuật ( cột A ) và hoạt động nghệ thuật tương ứng ( cột B ) sao cho phù hợp :

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 24 có đáp án (Đề 1) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 3 có đáp án

Câu 3. Đặt 6 dấu phẩy vào chỗ thích hợp ( câu 1 : 2 dấu, câu 2 : 1 dấu, câu 3 : 3 dấu) rồi

chép lại đoạn văn sau :

Các mẹ các chị mặc áo thêu chỉ màu cổ lấp lánh vòng bạc. Các chàng trai ngực trần vạm vỡ tay cầm khiên cầm giáo. Tất cả mọi người đều nhún nhảy múa hát theo nhịp chiêng nhịp cồng ngân nga vang vọng.

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Câu 4. Kể lại một câu chuyện vui ( khoảng 7 câu ) mà em đã được nghe

Gợi ý :

a) Em được nghe câu chuyện vui tên là gì ? ( VD : Dại gì mà đổi, Không nỡ nhìn, Tôi cũng như bác …)

b) Câu chuyện mở đầu ra sao ? Diễn biến thế nào ?

c) Kết thúc câu chuyện ra sao ?

Gợi ý Đáp án

I – Bài tập về đọc hiểu

Câu 1 2 3 4
Đáp án B C A A

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. a) Gạch dưới các chữ viết sai s/ x rồi chép lại các câu văn cho đúng chính tả:

Từ xáng xớm, các em nhỏ đã súng sính trong bộ quần áo mới đi sem hội.

- Sửa: từ sáng sớm, các em nhỏ đã xúng xính trong bộ quần áo mới đi xem hội.

b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :

Từ khắp các ngã đường,dòng người đổ về quãng trường để dự lễ kỉ niệm.

- Sửa: từ khắp các ngả đường, dòng người đổ về quảng trường để dự lễ kỉ niệm.

Câu 2. Nối từ ngữ chỉ người hoạt động nghệ thuật ( cột A ) và hoạt động nghệ thuật tương ứng ( cột B ) sao cho phù hợp :

Đáp án: 1-c, 2-e, 3-a, 4-b, 5-d

Câu 3. Đặt 6 dấu phẩy vào chỗ thích hợp ( câu 1 : 2 dấu, câu 2 : 2 dấu, câu 3 : 3 dấu) rồi chép lại đoạn văn sau :

Các mẹ, các chị mặc áo thêu chỉ màu,cổ lấp lánh vòng bạc. Các chàng trai ngực trần vạm vỡ, tay cầm khiên, cầm giáo. Tất cả mọi người đều nhún nhảy, múa hát theo nhịp chiêng, nhịp cồng ngân nga, vang vọng.

Câu 4. Kể lại một câu chuyện vui, chuyện đẹp mà em đã được nghe.

Bài mẫu:

    Anh Thìn con bác Kha được cả làng, cả xã khen.

    Người đen gầy, nhà nghèo. Bố bị bệnh hen suyễn. Thế mà ba anh em đều học giỏi. Hồi còn học lớp 11, 12 chủ nhật nào, anh Thìn cũng cùng hai em đi bắt cua, ốc. Vừa có cái ăn, vừa có thêm ít tiền mua sách để học tập.

    Không có tiền để học thêm, anh Thìn dạy hai em học. Đêm nào, anh cũng chong đèn học đến 12 giờ khuya, cả ba anh em đều là học sinh giỏi.

    Nhà nghèo nhưng anh Thìn vẫn thi đại học. Hiện anh đang học năm thứ hai khoa chăn nuôi Đại học Nông nghiệp ở Trâu Quỳ, Hà Nội. Bố mẹ anh đã vay tiền Ngân hàng cho anh đi học Đại học. Anh vừa học Đại học vừa làm gia sư. Nghỉ hè về quê, anh đi làm phụ hồ được gần ba triệu đồng để có thêm tiền ăn học.

    Mẹ em, bà em khen anh Thìn lắm. Mẹ nhắc hai đứa con bé nhỏ phải noi gương anh Thìn, chị Nga, anh Quế con bác Kha mà chăm chỉ học hành, học cho giỏi.

Bài viết liên quan

2393
  Tải tài liệu