Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 11 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 11 có đáp án gồm các dạng bài tập , bài ôn luyện tuần 11 cơ bản và nâng cao giúp học sinh củng cố kiến thức hơn.Mời các bạn cùng theo dõi bộ đề Tiếng Việt 3 dưới đây.

1 1359
  Tải tài liệu

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 11 (Đề 1)

Thời gian: 45 phút

I- Bài tập về đọc hiểu

TIẾNG THÁC LENG GUNG

    Chuyện xưa kể lại, quê hương của người Mnông(1) là dãy núi Nâm Nung. Trên đỉnh núi chạm mây trời, có ngọn thác cao. Dưới chân thác có một tảng đá rộng và mỏng. Dòng nước dội xuống phát ra muôn ngàn tiếng vang ngân như chuông reo.

    Tiếng ngân vang đến xứ Prum. Vua Prum ghen tức, nhiều phen cho người do thám(2) để phá nguồn nước chảy xuống thác. Một lần, người của Prum bắt được chàng trai Dăm Xum. Vua dụ dỗ chàng chỉ đường lên nguồn nước, hứa gả cho con gái đẹp, cho nhiều ché bạc và nương rẫy. Dăm Xum không chịu. Vua tức giận, đưa chàng đi thật xa.

    Từ ngày bị đưa vào rừng thẳm, cái bụng Dăm Xum lúc nào cũng nghe tiếng ngân vang của dòng thác. Chàng quên ăn, quên ngủ, ngày đêm lội suối băng rừng, lần theo tiếng thác reo. Khi chàng về được dưới chân thác, râu tóc đã bạc trắng, dài quá vai. Dòng thác Leng Gung vẫn trẻ trung ngân vang khắp núi rừng tiếng chuông gọi những người con xa quê với buôn làng.

( Phỏng theo Truyện cổ Tây Nguyên )

(1) Mnông : một dân tộc thiểu số thường sống ở Tây Nguyên.

(2) Do thám : dò xét để biết tình hình của đối phương.

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Âm thanh của dòng thác Leng Gung có gì đặc biệt ?

A. Ngân vang như tiếng đàn đá.

B. Ngân vang như tiếng chuông.

C. Ngân vang như tiếng chiêng.

Câu 2. Vua Prum dụ dỗ Dăm Xum làm điều gì ?

A. Chỉ đường lên phá nguồn nước chảy xuống thác.

B. Chỉ đường đến nơi có nhiều ché bạc, nương rẫy.

C. Chỉ đường đến xem dòng thác phát ra âm thanh.

Câu 3. Chi tiết nào chứng tỏ tình yêu mãnh liệt của Dăm Xum đối với quê hương ?

A. Lúc nào cái bụng cũng nghe thấy tiếng ngân vang của dòng thác.

B. Sống trong rừng thẳm, tóc bạc trắng, dài quá vai vẫn nhớ tiếng thác.

C. Quên ăn, quên ngủ, ngày đêm lội suối băng rừng để trở về với thác.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện ?

A. Ca ngợi lòng dũng cảm của chàng Dăm Xum.

B. Ca ngợi tình yêu quê hương của người Mnông.

C. Ca ngợi âm thanh kì diệu của thác Leng Gung.

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) s hoặc x

- cây ….oan/…………….

- ngôi …ao/………………

-…..ong việc /…………

- lao ….ao/……………..

b) ươn hoặc ương

- con l…../………………

- bay l …./………………

- l…….thực /…………..

- khối l……/……………

Câu 2. Viết vào chỗ trống ít nhất 3 từ ngữ có thể thay thế cho từ in đậm ở câu sau:

Dòng thác Leng Gung vẫn trẻ trung ngân vang khắp núi rừng tiếng chuông gọi

những người con xa quê về với buôn làng.

Từ ngữ có thể thay thế cho từ quê :………………………………………

………………………………………………………………………….

Câu 3. Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt câu theo mẫu Ai làm gì ?

- ( cô giáo hoặc thầy giáo ) :……………………………………………

………………………………………………………………………….

- ( các bạn học sinh ) : …………………………………………………

………………………………………………………………………….

- ( đàn cò trắng ) : ………………………………………………………

………………………………………………………………………….

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 6-8 câu ) nói về một cảnh vật em yêu thích nhất ở quê hương ( hoặc nơi em đang sống )

Gợi ý :

a) Em yêu thích nhất cảnh gì ở quê hương ? ( VD : dòng sông, con suối, dòng thác, dãy núi, cánh đồng, bãi biển, hồ nước, bến đò, công viên,….)

b) Cảnh đó có những nét gì nổi bật làm em thích thú ?

c) Nêu cảm nghĩ của em khi ngắm cảnh ( hoặc nhớ về cảnh đó lúc đi xa )

Gợi ý Đáp án

I- Bài tập về đọc hiểu

Câu 1 2 3 4
Đáp án B A C B

II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

 

a) s hoặc x

- cây xoan

- ngôi sao

- xong việc

- lao xao

b) ươn hoặc ương

- con lươn

- bay lượn

- lương thực

- khối lượng

Câu 2. Viết vào chỗ trống ít nhất 3 từ ngữ có thể thay thế cho từ in đậm ở câu sau:

Dòng thác Leng Gung vẫn trẻ trung ngân vang khắp núi rừng tiếng chuông gọi

những người con xa quê về với buôn làng.

Từ ngữ có thể thay thế cho từ quê : quê hương, quê quán, quê cha đất tổ.

Câu 3. Dùng mỗi từ ngữ sau để đặt câu theo mẫu Ai làm gì ?

- ( cô giáo hoặc thầy giáo )

   + Cô giáo đang giảng bài.

   + Thầy giáo đang dạy chúng tôi dán giấy thủ công.

- ( các bạn học sinh ) :

   + Các bạn học sinh đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài.

- ( đàn cò trắng ) :

   + Đàn cò trắng bay về phía chân trời.

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 6-8 câu ) nói về một cảnh vật em yêu thích nhất ở quê hương ( hoặc nơi em đang sống )

Bài mẫu:

       Quê em là một làng nhỏ yên bình và vô cùng tươi đẹp ven sông Hồng. Buổi sáng, khi ông mặt trời thức dậy, cây cối cũng bừng tỉnh sau một đêm dài ngon giấc. Nắng lên, cánh đồng trải dài như tấm thảm khổng lồ. Những chú cò trắng nhởn nhơ dưới tầng mây rồi đáp cánh xuống cánh đồng để ăn bữa điểm tâm. Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Tất cả đã làm cho bức tranh của làng quê thêm sống động. Em nhớ nhất những chiều đựợc thả diều cùng đám bạn và ngắm nhìn đàn trâu no cỏ đi về . Em rất yêu quí, tự hào về quê hương em, dù đi xa em vẫn nhớ về quê hương.

Bài viết liên quan

1 1359
  Tải tài liệu