Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 có đáp án gồm các dạng bài tập , bài ôn luyện tuần 16 cơ bản và nâng cao giúp học sinh củng cố kiến thức hơn.Mời các bạn cùng theo dõi bộ đề Tiếng Việt 3 dưới đây.

1409
  Tải tài liệu

Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 16 (Đề 1)

Thời gian: 45 phút

I – Bài tập về đọc hiểu

NHỮNG CÁNH BƯỚM BÊN BỜ SÔNG

       Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ(1) to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây(2) xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hóa bướm vàng.

( Theo Vũ Tú Nam )

(1) Bướm quạ : loại bướm to, sải cánh rộng, màu nâu xỉn

(2) Con đông tây : con nhộng của loài bướm

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Ba con bướm được tả ở 5 câu đầu (“Ngoài giờ học…vẻ dữ tợn” ) có những màu sắc gì ?

A. Xanh biếc pha đen, vàng sẫm, đen kịt

B. Xanh biếc pha đen, vàng sẫm, nâu xỉn

C. Xanh biếc pha đen, vàng tươi, đen kịt

Câu 2. Ở 5 câu đầu, dáng bay của các con bướm được tả bằng những từ nào ?

A. Loang loáng, lờ đờ

B. Loang loáng, líu ríu

C. Lờ đờ, nhút nhát

Câu 3. Lũ bướm nào luôn quấn quýt quanh màu vàng hoa cải ?

A. Lũ bướm vàng tươi xinh xinh.

B. Lũ bướm xanh biếc pha đen.

C. Lũ bướm vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt.

Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn ?

A. Vẻ đẹp kì lạ, hấp dẫn của các loại bướm sống trên sông nước.

B. Vẻ đẹp lộng lẫy, kì thú của các loại bướm sống trên đất bãi.

C. Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các loại bướm bên bờ sông.

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) tr hoặc ch

- bánh …ưng/………..

- sáng….ói/………….

- sáng….ưng/………..

-……..ói tay/…………

b) đổ hoặc đỗ

 

- thi …………/………….

- ……….rác/……………

- thác……./…………..

-……..đen/…………..

Câu 2. Viết vào đúng cột trong bảng tên các sự vật, công việc sau :

Đèn cao áp, cánh đồng, hồ sen, rạp chiếu bóng, bể bơi, máy cày, bến xe buýt, máy gặt, chế tạo máy móc, xay thóc, giã gạo, trình diễn thời trang.

Sự vật công việc thường thấy ở thành phố Sự vật, công việc thường thấy ở nông thôn

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

…………………………….

Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a) Những đêm trăng sáng dòng sông lung linh như dát vàng

b) Xa xa ruộng lúa cấy sớm đã ngả màu vàng óng thoang thoảng hương thơm

c) Ô tô xe máy xe đạp cứ nối đuôi nhau chạy ùn ùn về trung tâm thành phố

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 6 câu ) kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn ( hoặc thành thị )

Gợi ý :

a) Em được biết một vài nét đẹp ở đâu ( thuộc nông thôn hoặc thành thị ) ?

b) Đó là những nét đẹp gì cụ thể ( về cảnh vật, con người, cuộc sống …) ?

c) Vì sao em thích những nét đẹp đó ?

Gợi ý Đáp án

I – Bài tập về đọc hiểu

Câu 1 2 3 4
Đáp án B A A C

II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) tr hoặc ch

- bánh chưng

- sáng chói

- sáng trưng

- trói tay

b) đổ hoặc đỗ

- thi đỗ

- đổ rác

- thác đổ

- đỏ đen

Câu 2. Viết vào đúng cột trong bảng tên các sự vật, công việc sau :

Sự vật công việc thường thấy ở thành phố Sự vật, công việc thường thấy ở nông thôn
Đèn cao áp, rạp chiếu bóng, bể bơi, bến xe buýt, chế tạo máy móc, trình diễn thời trang. Cánh đồng, hồ sen, máy cày, máy gặt, xay thóc, giã gạo.

Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :

a) Những đêm trăng sáng, dòng sông lung linh như dát vàng.

b) Xa xa, ruộng lúa cấy sớm đã ngả màu vàng óng, thoang thoảng hương thơm.

c) Ô tô, xe máy, xe đạp cứ nối đuôi nhau chạy ùn ùn về trung tâm thành phố.

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn kể về một vài nét đẹp mà em thấy ở nông thôn ( hoặc thành thị )

Bài mẫu

    Em sinh ra ở thành thị, chưa biết nông thôn là thế nào cả. Mới tuần trước đây thôi, bố mới đưa em đi về thăm một người bạn của bố ở tận mãi Ba Tri, Bến Tre nhân dịp bố được nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Khác với thành phố rất nhiều, đó là cảm giác đầu tiên của em khi từ trên con đường nhựa, bố cho xe rẽ phải vào con đường đá đỏ. Hai bên đường là những thửa ruộng lúa đã chín vàng trải dài hút cả tầm mắt. Hết ruộng lúa là đến làng xã. Nhà cửa thưa thớt không như ở thị thành. Nhà cách nhà có khi đến cả vài chục thước. Những vườn cây ăn trái xanh tốt kế tiếp nhau trông như một rừng cây. Khí hậu ở đây sao mà trong lành mát mẻ quá. Đi dưới đường quê, không cần phải đội nón mũ, bởi bóng cây hai bên đường trùm xuống mát rượi. Thỉnh thoảng có những chiếc xe bò lộc cộc lăn bánh trên đường. Cuộc sống ở đây diễn ra nhẹ nhàng, êm ả không như cuộc sống ồn ào, náo nhiệt nơi thị thành. Tuy mới biết nông thôn lần đầu vậy mà em rất thích cuộc sống ở đây.

Bài viết liên quan

1409
  Tải tài liệu