Vì sao Cô-oét và Ả Rập Xê Ut là những nước giàu nhưng trình độ kinh tế xã hội phát triển chưa cao ?
Quảng cáo
2 câu trả lời 265
Với các nước không bị ảnh hưởng nặng nề từ “Mùa xuân A-rập” nhưng đến năm 2019 lại tiếp tục bùng lên “Mùa xuân A-rập” lần thứ hai đã lật đổ những người lãnh đạo là các cựu binh (như An-giê-ri, Xu-đăng), các thủ tướng buộc phải từ chức (như Li-băng, I-rắc). Điều đó cho thấy, cách mạng xã hội và cách mạng đường phố ở các nước Trung Đông - Bắc Phi dường như đã trở thành “thói quen” của người dân trong khu vực. Khi nguyện vọng không được đáp ứng, sự bức xúc đối với chính quyền bị đẩy lên thành cao trào..., thì người dân sẽ xuống đường biểu tình. Các chính phủ ứng phó tốt ở giai đoạn trước song không tiếp tục cải cách dài hạn, không nâng cao, cải thiện được chất lượng cuộc sống cho người dân, sẽ lại đối mặt với các cuộc biểu tình. Nguyên nhân biểu tình cũng không phải là vấn đề mới, đó vẫn là phản đối nạn tham nhũng, thất nghiệp, đói nghèo, dịch vụ công yếu kém..., điều kiện sống của tầng lớp trung lưu và dân nghèo chiếm đa số dân cư rất khó khăn.
Đối với các quốc gia ứng phó khá hiệu quả với biến động chính trị từ “Mùa xuân A-rập”, những đặc thù và vị thế quốc gia chính là nền tảng duy trì sự ổn định lâu dài sau biến động. Tại Ô-man không có mâu thuẫn nội bộ Hồi giáo, sự phân biệt giữa người theo dòng Xăn-ni và Xi-ai bị cấm. Ô-man có vị trí địa - chính trị đặc biệt, phía Bắc bờ biển Ô-man kiểm soát eo biển Ho-mút, nơi lưu thông của ¾ sản lượng dầu toàn thế giới. Do đó, nếu biến động an ninh - chính trị lan đến Ô-man sẽ gây bất lợi không chỉ đối với khu vực mà toàn thế giới. Tại A-rập Xê-út, những nhân tố giúp duy trì sự ổn định trong chính biến “Mùa xuân A-rập” đó là: 1- Nền tảng kinh tế vững chắc với nguồn thu khổng lồ từ dầu mỏ; 2- Định hướng tư tưởng xã hội (khẳng định biểu tình nghĩa là chống lại hệ tư tưởng Wahhabism(3) và Hồi giáo). Do đó, “Mùa xuân A-rập” càng giúp củng cố niềm tin Hồi giáo của Chính phủ A-rập Xê-út, thậm chí hướng đến mục tiêu trở thành một quốc gia lãnh đạo khu vực, truyền bá hệ tư tưởng Wahhabism khắp Trung Đông. Còn với Cô-oét, nước này có hệ thống chính trị độc đáo, tuy các tiểu vương cai trị, nhưng các nhà hoạt động chính trị và công dân vẫn có quyền tụ tập biểu tình ôn hòa. Song nhìn chung, chính biến năm 2011 đã thay đổi vị thế cạnh tranh và quan điểm phát triển của nhóm các quốc gia này. Mặc dù thuộc nhóm Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - GCC (A-rập Xê-út, Ca-ta, Ba-ranh, Ô-man, Cô-oét và UAE) giàu có và theo chế độ quân chủ, nhưng các quốc gia này cũng phải nhìn nhận đúng đắn và điều chỉnh chính sách hợp lý, nếu không muốn đi theo xu hướng tiêu cực của “Mùa xuân A-rập”.
Đối với các quốc gia có nguy cơ bất ổn do chịu ảnh hưởng của “Mùa xuân A-rập”, điểm chung của chính quyền các quốc gia thuộc nhóm này là sử dụng biện pháp trấn áp mạnh, khiến nguy cơ bất ổn vừa bùng lên đã bị lụi tàn. Tuy nhiên, những bất mãn vẫn tích tụ trong dân chúng, nếu không được giải quyết triệt để, sự bất mãn khi bùng phát trở lại sẽ trở nên dữ dội hơn. Nguyên nhân bất ổn ở nhóm quốc gia này rất khác biệt, ở I-ran là sự bất mãn về kinh tế và bất bình đẳng xã hội, ở Ba-ranh là mâu thuẫn giữa dân số đông đảo người Xi-ai với chính quyền hoàng gia Xăn-ni, ở UAE là sự đối đầu giữa Hồi giáo và thế tục. Song, mục tiêu chung vẫn là hướng đến thay đổi cơ cấu chính trị, cải thiện đời sống kinh tế.
Còn đối với các quốc gia không liên quan trực tiếp tới “Mùa xuân A-rập” là I-xra-en và Pa-le-xtin, hai quốc gia này đều có những vấn đề mâu thuẫn nội bộ. Tuy nhiên, mối bang giao giữa I-xra-en với các quốc gia A-rập tiến triển khá tốt, góp phần giảm căng thẳng giữa người Do Thái và người A-rập. I-xra-en có thể hỗ trợ các nước A-rập nâng cấp và phát triển khoa học - công nghệ vốn là ưu thế của I-xra-en.
Chuyển biến về kinh tế
Về tăng trưởng kinh tế, các quốc gia Bắc Phi có tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp do chịu tác động mạnh từ xung đột và bất ổn xã hội. Giai đoạn 2011 - 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Bắc Phi đạt 3,6% (trong khi Tây Phi đạt 6,2%, Trung Phi đạt 5%, Đông Phi là 5,9% và Nam Phi là 3,8%); đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Bắc Phi chỉ đạt 3,2%. Những năm sau đó, do tình hình chính trị ở một số quốc gia Bắc Phi (như Ai Cập, Tuy-ni-di, Li-băng...) ổn định hơn, nên tốc độ tăng trưởng kinh tế phần nào hồi phục. Từ năm 2017 đến năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Bắc Phi đều đạt hơn 4%, song giảm dần, năm 2017 là 4,8% và năm 2019 giảm xuống còn 4,4%. Nguyên nhân bởi tiêu dùng giảm, lạm phát tăng ở đa số các quốc gia này(4).
Từ năm 2011 - 2015, sự tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Trung Đông phân hóa mạnh. Các nước thuộc GCC tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt hơn 5%/năm; các nước bùng nổ chính biến và nội chiến có tốc độ tăng trưởng chậm hơn (như Y-ê-men, Li-băng, Xy-ri). Kinh tế toàn khu vực Trung Đông suy giảm, các nền kinh tế lớn đều có xu hướng đi xuống (như A-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ, Ca-ta, Cô-oét). Từ năm 2016 - 2017, do được hưởng lợi từ Thỏa thuận hạt nhân I-ran, với tên gọi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), nền kinh tế I-ran hồi phục nhẹ, nhưng đến năm 2018 lại sụt giảm. Vấn đề tăng trưởng trồi sụt của nền kinh tế toàn khu vực đến từ nhiều nguyên nhân, như: ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, nội chiến lan rộng tại Xy-ri, sự can dự của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc chiến Xy-ri, A-rập Xê-út tham gia cuộc xung đột tại Y-ê-men...
Như vậy, biến động chính trị vào cuối năm 2010 tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi gây ra các cuộc xung đột kéo dài tại nhiều nước Trung Đông, đây là lý do chính khiến nền kinh tế của các quốc gia này bị khủng hoảng, kéo theo nền kinh tế toàn khu vực bị suy thoái. Một số nền kinh tế được coi là tăng trưởng ổn định nhất Trung Đông nhưng với tốc độ chậm (năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của UAE đạt 1,6%, I-xra-en đạt 3,5%, Ba-ranh đạt 2%) do ảnh hưởng gián tiếp từ biến động chính trị. Các nước thuộc GCC không bị ảnh hưởng nhiều từ biến động chính trị nên vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng, năm 2019, tổng GDP toàn GCC đạt 1.629 tỷ USD, chiếm khoảng 42% tổng GDP của toàn khu vực Trung Đông (đạt 3.900 tỷ USD)(5).
Biến động chính trị vào cuối năm 2010 tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi gây ra các cuộc xung đột kéo dài tại nhiều nước Trung Đông, đây là lý do chính khiến nền kinh tế của các quốc gia này bị khủng hoảng, kéo theo nền kinh tế toàn khu vực bị suy thoái (Trong ảnh: Một cơ sở khai thác dầu tại Al-Rawdhatain, Kuwait) _Ảnh: AFP/TTXVN
Về thương mại, biến động chính trị cũng tác động mạnh đến hoạt động thương mại của các nước Bắc Phi. Giai đoạn 2013 - 2016, kim ngạch thương mại của các nước Bắc Phi sụt giảm mạnh bởi các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn giảm sản lượng (gồm Li-bi, An-giê-ri, Tuy-ni-di), các nước dẫn đầu về nhập khẩu nội khối giảm cầu (gồm Ai Cập, An-giê-ri). Tuy nhiên, đến cuối thập niên, hoạt động thương mại đã phục hồi một phần do tình hình chính trị ở các nước Bắc Phi dần ổn định, xuất khẩu dầu mỏ và nguyên liệu bắt đầu được nối lại.
Thương mại khu vực Trung Đông khởi sắc hơn sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009 do kinh tế thế giới phục hồi, giá dầu tăng trở lại, xuất khẩu toàn Trung Đông tăng mạnh. Tuy nhiên, biến động chính trị kéo theo bùng nổ chiến tranh và xung đột ở khu vực khiến xuất khẩu bị gián đoạn, nhập khẩu chững lại. Giai đoạn 2013 - 2016, kim ngạch thương mại của các nước Trung Đông sụt giảm nghiêm trọng do ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến Xy-ri, xung đột hệ phái Hồi giáo Xăn-ni - Xi-ai dẫn đến mâu thuẫn giữa nhiều quốc gia trong khu vực, bất đồng giữa I-ran - I-xra-en, nội chiến Y-ê-men... Đến năm 2020, thực trạng thương mại khu vực này còn ảm đạm hơn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Hoạt động xuất, nhập khẩu toàn khu vực Trung Đông chịu tác động kép (vừa bất ổn chính trị, vừa ảnh hưởng dịch bệnh) dẫn đến nhu cầu dầu mỏ giảm thấp, giá dầu giảm kỷ lục đã kéo theo hoạt động thương mại sụt giảm nghiêm trọng. Nhìn chung, các nước không bị ảnh hưởng lớn từ biến động chính trị vẫn duy trì được năng lực xuất, nhập khẩu (gồm UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, A-rập Xê-út, I-xra-en, Cô-oét, Ca-ta...); còn các nước chịu ảnh hưởng nặng từ biến động chính trị sẽ kéo theo suy giảm xuất, nhập khẩu. Nền kinh tế Xy-ri chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến động chính trị, kim ngạch xuất khẩu giảm từ 17,6 tỷ USD năm 2010 xuống còn 6,7 tỷ USD năm 2018, còn kim ngạch nhập khẩu giảm từ 11,4 tỷ USD xuống 0,7 tỷ USD cùng giai đoạn(6).
Về đầu tư nước ngoài, biến động chính trị ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực Bắc Phi. Tuy nhiên, đến cuối những năm 2010, các nước có tình hình chính trị ổn định đã thu hút mạnh dòng vốn FDI (như Ai Cập, Ma-rốc). Năm 2018, Ai Cập là quốc gia thu hút FDI mạnh nhất, tổng số vốn đầu tư đạt 6,8 tỷ USD (trong đó 2/3 dựa vào ngành khai thác dầu khí, bên cạnh đó là dịch vụ viễn thông, tài chính, sản xuất hàng tiêu dùng và bất động sản); Ma-rốc có tổng số vốn đầu tư đạt 3,6 tỷ USD (chủ yếu vào các ngành dịch vụ tài chính, công nghiệp sản xuất ô tô, năng lượng tái tạo). Đây cũng là hai quốc gia Bắc Phi có dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất.
Với Trung Đông, tổng lượng FDI đầu tư vào khu vực tăng dần, năm 2010 là 681,444 tỷ USD, năm 2018 tăng lên 932,404 tỷ USD. Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài từ Trung Đông cũng tăng từ 234,369 tỷ USD lên 542,455 tỷ USD trong cùng thời kỳ. Những quốc gia thu hút dòng FDI lớn nhất gồm A-rập Xê-út, I-xra-en, UAE, Thổ Nhĩ Kỳ. Các quốc gia đầu tư ra nước ngoài mạnh nhất theo thứ tự gồm UAE, A-rập Xê-út, I-xra-en, Ca-ta, Thổ Nhĩ Kỳ. Các quốc gia đứng đầu về thu hút FDI và đầu tư ra nước ngoài chính là các nước không chịu ảnh hưởng từ biến động chính trị “Mùa xuân A-rập”(7).
Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hầu hết các quốc gia Bắc Phi không có nhiều chuyển biến trong nỗ lực cải cách cơ cấu kinh tế. Với các nước phát triển trong khu vực (như Ai Cập, An-giê-ri, Ma-rốc), ngoài ngành kinh tế chủ chốt là khai thác và chế biến dầu khí, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch một phần sang các ngành dịch vụ, công nghiệp sản xuất, nông nghiệp(8). Tuy-ni-di, Ai Cập, Ma-rốc được đánh giá là đứng đầu trong danh sách mười quốc gia châu Phi có khả năng chế tạo các sản phẩm hàng hóa phức tạp (các nước còn lại gồm Nam Phi, Mô-ri-xơ, U-gan-đa, Na-mi-bi-a, Ma-li, Xê-nê-gan và Kê-ni-a). Ba nước Bắc Phi trong danh sách trên đều là các nước có nền sản xuất phát triển nhất khu vực châu Phi, cũng là các nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng chính trị và đã nhanh chóng cải thiện tình hình; khẳng định rằng kinh tế chỉ cải thiện được nếu chính trị và an ninh được bảo đảm.
Trong giai đoạn 2011 - 2020, cơ cấu kinh tế khu vực Trung Đông chuyển đổi chậm, các nước Trung Đông chủ yếu vẫn dựa vào khai thác và xuất khẩu dầu khí. Tuy nhiên, các quốc gia đang nỗ lực cải cách để giảm tỷ lệ này trong cơ cấu kinh tế chung. Bên cạnh I-xra-en vẫn đang phát triển mạnh các ngành ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại, một số quốc gia dầu mỏ giàu có tại Trung Đông (gồm UAE, A-rập Xê-út...) đang chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình kinh tế dịch vụ, kinh tế số... Ngành nông nghiệp của khu vực Trung Đông còn chưa phát triển do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; công nghiệp sản xuất cũng không phát triển, nên khu vực này vẫn phải nhập khẩu nhiều thực phẩm, hàng tiêu dùng.
Các nước bị ảnh hưởng từ “Mùa xuân A-rập” nhưng đã ổn định được tình hình chính trị (như Ai Cập, Ma-rốc, Tuy-ni-di, An-giê-ri), tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ dần khôi phục (Trong ảnh: Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Ai Cập ở Thủ đô Cairo, Ai Cập) _Ảnh: AFP/TTXVN
Một số dự báo
Về chính trị, trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ “Mùa xuân A-rập” năm 2011 tính đến nay, Tuy-ni-di dường như thành công nhất trong chặng đường thực hiện dân chủ hóa, song không bền vững. Chính quyền mới ở Ai Cập do giới quân sự nắm quyền song cũng chưa phát huy hiệu quả. Ba quốc gia Li-bi, Xy-ri, Y-ê-men vẫn chưa đi hết quãng đường chính biến. Thậm chí các cuộc xung đột nội bộ với nguyên nhân tôn giáo, sắc tộc... đều bị đẩy thành các cuộc chiến tranh ủy nhiệm. Với các quốc gia còn lại, rất khó đoán định về tương lai của các cuộc biểu tình bởi tình hình biến đổi không ngừng. Tình hình ở Li-băng có thể sẽ trở nên rối ren hơn, An-giê-ri có thể trượt khỏi lộ trình, I-rắc được cho là sẽ rơi vào tình cảnh bạo lực hơn khi các nhóm phản kháng do I-ran ủng hộ đang chiếm ưu thế. Cuộc khủng hoảng ở An-giê-ri thu hút sự quan tâm của quốc tế, bởi nước này là đối tác quan trọng của phương Tây trong cuộc chiến chống khủng bố tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi. Tình hình Ô-man trở nên bất ổn khi Quốc vương Quaboos bin Said al-Said từ trần, bởi Ô-man phải đối mặt với thách thức vừa giữ ổn định vương quốc, vừa phải bảo đảm nhu cầu dân chủ hóa(9). Ở các quốc gia dồi dào nguồn tài nguyên dầu mỏ, những đồng đô la Mỹ từ dầu lửa không chỉ dành cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội mà còn để mua vũ khí, do đó các cuộc chiến ở Trung Đông có thể kéo dài, thậm chí phức tạp hơn. Sự hỗn loạn của các cuộc nội chiến và hậu chiến được cổ vũ bởi hệ thống các tổ chức tôn giáo truyền thống, lực lượng giáo dân đông đảo, môi trường xã hội lạc hậu... là điều kiện thuận lợi để các thế lực Hồi giáo cực đoan nổi lên. Có thể nói, những mâu thuẫn ở Trung Đông - Bắc Phi khởi nguồn từ ba vấn đề: Một là, niềm tin Hồi giáo; hai là, cạnh tranh vị thế độc tôn của hai quốc gia dẫn đầu là A-rập Xê-út và I-ran; ba là, sự tranh giành khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ của các cường quốc trên thế giới.
Những diễn biến của “Mùa xuân A-rập” năm 2011 và năm 2019 chứng tỏ các quốc gia trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi khó giữ yên ổn, bởi các xung đột nội bộ có thể xảy ra bất ngờ. Trong đó, chủ nghĩa Hồi giáo trở thành tiếng nói chung nhất của toàn thế giới A-rập. Các cuộc đấu tranh của người dân đã góp phần đưa chủ nghĩa Hồi giáo quay trở lại. Xu thế Hồi giáo hóa chính trị nổi lên, trở thành yếu tố mạnh nhất trong bối cảnh hậu “Mùa xuân A-rập”. Các nhà phân tích cho rằng, các quốc gia Trung Đông - Bắc Phi cần cải cách theo hướng dân chủ hóa để phù hợp với xu thế toàn cầu, song đặc thù của xu hướng này vẫn là gia tăng chủ nghĩa dân tộc A-rập và bản sắc A-rập.
Về kinh tế, với các quốc gia Trung Đông - Bắc Phi bị ảnh hưởng nặng nề từ “Mùa xuân A-rập” thì tình hình kinh tế cũng biến động mạnh. Tác động của “Mùa xuân A-rập” đã khiến các nền kinh tế lớn của khu vực bị khủng hoảng. Có thể kể đến như, nền kinh tế Xy-ri ước tính thiệt hại hàng chục tỷ USD do kết cấu hạ tầng bị phá hủy, mỗi năm mất đi 10 tỷ USD GDP do chiến tranh tàn phá, kinh tế kiệt quệ. Các nước khác như Y-ê-men, Li-băng... cũng chịu ảnh hưởng lớn từ xung đột nên tốc độ tăng trưởng rất thấp, thậm chí ở mức âm. Tương lai kinh tế của Trung Đông sẽ phụ thuộc vào các mối quan hệ chủ chốt được định hình khi các cuộc nội chiến ở Xy-ri, Y-ê-men kết thúc. Còn với các nước bị ảnh hưởng từ “Mùa xuân A-rập” nhưng đã ổn định được tình hình chính trị (như Ai Cập, Ma-rốc, Tuy-ni-di, An-giê-ri), tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ dần khôi phục, nắm giữ vị trí là những nền kinh tế lớn ở Bắc Phi nói chung và toàn châu Phi nói riêng. Các quốc gia này tăng trưởng dựa trên khả năng khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, ngoài ra còn tăng cường phát triển các ngành kinh tế mới để đa dạng hóa nền kinh tế. Cụ thể như phát triển dịch vụ tài chính (Ma-rốc); phát triển các ngành năng lượng tái tạo và năng lượng sạch (Ma-rốc, An-giê-ri), phát triển du lịch và kinh doanh bất động sản... (Ma-rốc, Ai Cập) Các nước này được dự báo sẽ tiếp tục thu hút dòng đầu tư lớn, chủ yếu tập trung vào các ngành năng lượng, công nghiệp chế tạo công nghệ cao, bất động sản, du lịch và dịch vụ. Còn các quốc gia có nguy cơ bất ổn trước sự kiện “Mùa xuân A-rập” như Ba-ranh, Gioóc-đa-ni, I-ran, I-rắc..., do những hạn chế nội tại cũng như mâu thuẫn với các nước trong khu vực và trên thế giới khiến tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2010 - 2020 không cao. Dự báo tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo sẽ tương đối chậm. Do I-ran chịu lệnh cấm vận của Mỹ nên ảnh hưởng tới thương mại và đầu tư dẫn tới nền kinh tế sẽ vẫn tăng trưởng chậm. Nếu I-rắc duy trì được chính quyền ôn hòa sẽ là nền tảng để tăng trưởng xuất khẩu dầu mỏ, tăng vốn tích lũy để đầu tư vào kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, đưa I-rắc trở lại là một trong các nền kinh tế lớn của khu vực Trung Đông. Còn với các quốc gia không bị ảnh hưởng hoặc đã xử lý tốt các cuộc biến động chính trị trong nước (gồm các nước thuộc nhóm GCC, I-xra-en, Thổ Nhĩ Kỳ), triển vọng nền kinh tế sẽ khả quan hơn trong thời gian tới. Các nước thuộc nhóm GCC với nguồn dầu mỏ dồi dào đặt mục tiêu dài hạn là đa dạng hóa nền kinh tế, cải cách cơ cấu hướng vào các sản phẩm xuất khẩu từ dầu khí, phát triển các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, công nghiệp công nghệ cao, tài chính, bất động sản, du lịch... Ngoài ra, các nước thuộc nhóm GCC cũng gia tăng đầu tư ra nước ngoài từ nguồn lợi dầu mỏ nhằm củng cố lợi ích lâu dài. Chính phủ các nước như A-rập Xê-út, Ca-ta, Cô-oét đều công bố chiến lược Tầm nhìn quốc gia đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh các mục tiêu trên. Trong thời gian tới, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vẫn là nền kinh tế lớn nhất khu vực Trung Đông - Bắc Phi, tiếp theo là A-rập Xê-út, UAE, I-xra-en, Ca-ta. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, do biến động chính trị ở khu vực bùng nổ, các nước như A-rập Xê-út, I-xra-en, Thổ Nhĩ Kỳ... đều đã chi tiêu rất lớn cho quốc phòng - an ninh và hoạt động quân sự ở nước ngoài. Nếu tình hình chính trị ở khu vực ổn định, những nước này có thể sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Có thể thấy, giai đoạn 2010 - 2020 đã chứng kiến bước thăng trầm của khu vực Trung Đông - Bắc Phi khi “Mùa xuân A-rập” bùng nổ và lan khắp khu vực. Trong thời gian tới, khi những nhu cầu nội tại và các vấn đề về phát triển kinh tế, xã hội... của mỗi quốc gia trong khu vực chưa được giải quyết thấu đáo thì tương lai chính trị - an ninh của Trung Đông - Bắc Phi còn khó dự đoán. Tương lai kinh tế của khu vực sẽ thịnh vượng hơn nếu các cuộc nội chiến kết thúc, nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ sang các ngành kinh tế phi dầu mỏ và cácngành kinh tế ứng dụng thành quả tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư./.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
42388
-
3 34838
-
Hỏi từ APP VIETJACK28371
-
Hỏi từ APP VIETJACK3 22840