Đăng nhập
|
/
Đăng ký

Linh Nguyễn

Cấp bậc

Kim cương đoàn

Điểm

8,325

Cảm ơn

1665

Đã hỏi
Đã trả lời

Câu hỏi:

Phần luyện nói giới thiệu về bản thân

Câu trả lời của bạn: 10:47 09/03/2022

I’m Mai Linh. I’m 28 years old and I’m single. I was born and grew up in Ha Noi, but I have been working in HCM City for 5 years. I graduated from the University of Economics and got 4 years of experience in Administration and Human Resource Management. I’m an active person who enjoy  working in the fields related to human beings. I’m rather serious and sensitive, so I can quickly catch up with the psychology of other people. I often read newspapers and listen to music in my free time.

(Tôi tên là Mai Linh. Tôi 28 tuổi và đang độc thân. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội nhưng công tác ở thành phố Hồ Chí Minh đã được 5 năm. Tôi tốt nghiệp đại học Kinh tế và có 4 năm kinh nghiệm làm hành chính nhân sự và 2 năm trong việc quản trị nhân lực. Tôi là người năng động và yêu thích những công việc liên quan đến con người. Tôi là người khá nguyên tắc và nhạy cảm, do đó tôi có thể nắm bắt tâm lý người khác rất nhanh. Lúc rãnh rỗi, tôi thường đọc báo và nghe nhạc để giải trí.)


Câu hỏi:

Nêu 1 vd về câu rút gọn và câu đặc biệt về lòng yêu nước

Câu trả lời của bạn: 10:46 09/03/2022

Câu rút gọn:
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
b.

Câu đặc biệt: Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!


Câu hỏi:

Viết đoạn văn( 8-10) về lối sống giản dị của Bác Hồ trong lời nói, bài viết

Câu trả lời của bạn: 10:03 08/03/2022

Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Ở Bác, chúng ta học tập được rất nhiều điều, đặc biệt là đức tính giản dị của Người. Sự giản dị của Bác không chỉ thể hiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, không chỉ trong những năm tháng khó khăn mà ngay cả khi đã là một vị chủ tịch nước. Điều đó được thể hiện trong cách ăn mặc hàng ngày. Bộ quần áo kaki, bộ quần áo nâu, đôi dép cao su, chiếc đồng hồ Liên Xô là những đồ vật gắn liền với cuộc đời Bác. Dù là một vị chủ tịch nước nhưng Bác chỉ ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ, có vườn cây, ao cá để Bác có thể lao động sau những giờ làm việc căng thẳng. Trong các mối quan hệ với mọi người, Bác cũng rất giản dị. Từ việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam, rồi đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến. Trong lời nói và bài viết, Bác cũng thể hiện sự giản dị của mình bởi Bác muốn mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.​


Câu hỏi:

Khoanh tròn các quan hệ từ, xác định chủ ngữ/vị ngữ các vế câu ghép:
A) trời nắng to nên nhiệt độ ngoài trời tăng cao.
B) thuyền trôi từ từ nên ánh đèn cứ thay đổi mãi.
C) Đèn vừa bật lên và một cảnh đẹp kì diệu hiện ra trước mắt tôi.
D) Chim gọi bầy làm tổ còn ong tìm hoa làm mật.

Câu trả lời của bạn: 09:59 08/03/2022

A) trời/ nắng to /nên /nhiệt độ ngoài trời/ tăng cao.

    cn      vn         qht        cn                         vn
B) thuyền/ trôi từ từ/ nên/ ánh đèn/ cứ thay đổi mãi.

     cn        vn            qht      cn                  vn
C) Đèn /vừa bật lên/ và /một cảnh/ đẹp kì diệu hiện ra trước mắt tôi.

      cn         vn        qht      cn              vn
D) Chim /gọi bầy làm tổ/ còn /ong/ tìm hoa làm mật.

     cn          vn                qht     cn       vn


Câu hỏi:

So sánh đại điền trang với tiểu điền trang

Câu trả lời của bạn: 09:51 08/03/2022

Điểm khác nhau giữa 2 hình thức sở hữu của Đại điền trang và Tiểu điền trang là:

- Đại điền trang: là các đại điền chủ chỉ chiếm 5% dân số nhưng lại được sở hữu hàng nghìn héc - ta ruộng đất, đồng cỏ chăn nuôi.

-Tiểu điền trang: là các hộ nông dân chiếm 90% dân số chỉ sở hữu diện tích dưới 5 héc - ta.Phần lớn là trồng các cây lương thực để tự túc.


Câu hỏi:

Theo anh/chị cần phải làm gì để bản thân không phải là "hạt lép"?

Câu trả lời của bạn: 09:48 08/03/2022

Theo tác giả, từ “Nhân” trong tiếng Việt có thể hiểu theo các nghĩa: “Nhân là con người. Nhân cũng là hạt. Nhân cũng là lòng yêu thương người khác.”

Câu 3: Thông điệp tác giả nêu trong nhan đề “Hãy đừng là hạt lép”: Hãy đừng để bản trân trở thành người không có khả năng, không có giá trị gì đối với cuộc đời. 


Câu 4: Mỗi người cần phải luôn nỗ lực cố gắng nâng cao toàn diện năng lực của mình để từ đó cống hiến những điều tốt đẹp cho cuộc sống.


Câu hỏi:

Người được giao giữ xe có quyền gì

Câu trả lời của bạn: 09:47 08/03/2022

 Người chủ chiếc xe máy mới là người có quyền sở hữu chiếc xe, cc quyền bán, tặng, cho người khác mượn. – Người được giao giữ xe (người trông xe), chỉ giữ gìn bảo quản xe. – Người mượn xe chỉ được sử dụng xe để đi.


Câu hỏi:

Ta thường tới bữa quên ăn , nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nc mắt đầm đìa; chỉ căm chx xả thịt lột da , nuốt gan uống máu quân thù . Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ , nghìn xác này gói trog da ngựa , ta cũng vui lòng.
Câu hỏi xác định thể loại của văn bản có chứa đoạn văn trên

Câu trả lời của bạn: 09:41 08/03/2022

thể loại hịch

Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh viết ra một phong trào nhằm để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.Hịch có kết cấu chặt chẽ, có lý lẽ sắc bén, có dẫn chứng thuyết phục. Đặc điểm nổi bật của hịch là khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe. Hịch thường được viết theo thể văn biền ngẫu có vận dụng thể tứ lục (từng cặp câu cân xứng với nhau). Kết cấu của bài hịch có thể thay đổi linh hoạt tùy theo mục đích và nghệ thuật lập luận của tác giả.

Nhìn chung bài hịch kêu gọi đánh giặc gồm các phần:

-Phần mở đầu: Có tính chất nêu vấn đề.

-Phần thứ hai: Nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây sự tin tưởng.

-Phần thứ ba: Nhận định tình hình, phân tích phải trái để tạo lòng căm thù giặc.

-Phần kết thúc: Nêu chủ trương cụ thể và kêu kiên yêu nguyên


Câu hỏi:

người cất giữ xe máy trong nhà gọi là quyền gì?😞

Câu trả lời của bạn: 09:38 08/03/2022

Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc ... quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác ...


Câu hỏi:

Đề bài: suy nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn"Chiếc lược ngà"

Câu trả lời của bạn: 09:37 08/03/2022

Truyện "Chiếc lược ngà" (Nguyễn Quang Sáng) được viết trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhưng chủ yếu tập trung nói về tình người trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đoạn trích "Chiếc lược ngà" thể hiện tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu và bé Thu.

Ông Sáu về thăm nhà sau bao năm ở chiến khu với cái tình của người cha nôn nao, cháy bỏng khát khao được gặp con. Nhưng ngay từ giây phút đầu, điều mà ông bấy lâu mong đợi được nghe con gái gọi tiếng "Ba!" không được đền đáp. Đứa trẻ hoàn toàn ngơ ngác, lạnh lùng, đối xử với ông như người xa lạ. Với lòng mong nhớ con, ông càng đón chờ tình cảm của con, nó càng cố tình cự nự. Điều đó, khiến ông đau đớn "hai tay buông xuống như bị gãy". Có những tình huống, tưởng chừng thế nào nó cũng chịu thua, không ương ngạnh được nữa, phải gọi tiếng "Ba". Nhưng nó vẫn không chịu cất tiếng "Ba" mà ông Sáu chờ đợi.

Hành động trẻ con, nói năng cộc lốc, ngang ngạnh của Thu dành cho Ba khiến ông Sáu, bạn ông Sáu và cả người đọc đau lòng và suy nghĩ. Khi có gia đình, hạnh phúc được làm cha, tiếng gọi "Ba" của đứa con gái yêu chưa dành cho ông khiến ông "khổ tâm đến nỗi không khác được, chỉ biết nhìn con vừa khẽ lắc đầu vừa cười".

Phản ứng tâm lý của Thu là hoàn toàn tự nhiên. Thu còn quá bé để có thể hiểu tình thế éo le xảy ra trong chiến tranh. Bản thân người lớn cũng chưa ai chuẩn bị cho Thu ứng phó với bất thường. Điều đó, người đọc cảm được tình cảm chân thật, sâu sắc, mãnh liệt Thu dành cho ba - người mà Thu biết trên ảnh, người cha được cô bé ghi sâu trong lòng từ tấm ảnh, không phải người đàn ông xưng là "ba".

Đến khi được bà ngoại tháo gỡ thắc mắc trong lòng, về lai lịch vết thẹo, Thu vỡ lẽ đó thực là ba mình. Trăn trở dằn vặt, cùng tình yêu, khát khao bấy lâu mong gặp mặt cha dồn nén, bùng nổ dữ dội, quyết liệt vào giờ phút trước khi người cha lên đường. Tiếng "Ba... a... a... ba!" vỡ ra từ sâu thẳm lòng cô bé. Tiếng kêu mà ba nó chờ đợi bao năm ròng. Tiếng kêu làm nhói tim mọi người. Ông Sáu sung sướng, hạnh phúc nghẹn lời, không cầm được nước mắt. Thu vồ vập, cuống quít, níu giữ cha, níu giữ yêu thương bấy lâu nó mong đợi. "Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa", "hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run".

Đối với người cha, đó là tiếng "ba" đầu tiên và cũng là tiếng yêu thương cuối cùng ông được nghe từ con! Ở chiến khu, ông cố gắng hết sức, thận trọng, tỉ mỉ làm cho con chiếc lược ngà. Ông đặt vào đấy tất cả tình cảm cha con. Chiếc lược trở thành vật thiêng, an ủi ông "gỡ rối phần nào tâm trạng", nuôi dưỡng tình cha con. Ông thường xuyên "lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt". Lòng yêu con đã biến người chiến sĩ thành một nghệ nhân - nghệ nhân chỉ sáng tạo ra một tác phẩm duy nhất trong đời. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, ông Sáu vẫn nhớ chiếc lược, nhờ bạn chuyển lại cho con - cử chỉ chuyển giao đó là một ước nguyện giữ gìn muôn đời tình cảm cha con, ruột thịt.

Truyện "Chiếc lược ngà" đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Hình ảnh cây lược được gắn vào đó một trái tim thổn thức tình ruột thịt, khẳng định giá trị nhân bản sâu sắc, cao đẹp thiêng liêng!


Câu hỏi:

Phân tích bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh để làm sáng tỏ nhận định sau : Từ những bài thơ viết trong hoàn cảnh nhà tù dưới chế độ Tưởng Giới Thạch tàn bạo và mục nát toát ra 1 phong thái ung dung , một khí phách hào hùng , ý chí sắt đá

Câu trả lời của bạn: 09:37 08/03/2022

Bài thơ "Đi đường" được rút ra trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ năm 1942 và phải chịu cảnh đày ải hết nhà lao này tới nhà lao khác, vất vả, gian lao vô cùng. Bài thơ không chỉ dừng lại ở bức tranh tả cảnh núi non trên đường chuyển lao mà ẩn chứa trong đó còn chất chứa tư tưởng triết lí đường đời sâu sắc mà Bác đã đúc kết, chiêm nghiệm được từ trong hoàn cảnh đặc biệt này: vượt qua gian lao chồng chất sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.

Trước hết bài thơ là một câu chuyện nhỏ về việc đi đường của Bác trong những năm tháng bị chính quyền tàu Tưởng bắt giữ:

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại hựu trùng san

Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lí dư đồ cố miện gian.

Dịch thơ:

Đi đường mới biết gian lao

Núi cao rồi lại núi cao trập trùng

Núi cao lên đến tận cùng

Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non.

Ở câu khai đề, nhà thơ đã đưa ngay đến một bài học có tính chất nhận định chắc chắn: có đi đường thì mới biết đường đi khó. Đây không phải là một nhận định mang tính chủ quan mà hoàn toàn xuất phát từ hoàn cảnh thực mà chính Bác đang và đã trải qua.

Bởi trong hoàn cảnh đó, ngày nào cũng thế Bác thường xuyên bị áp giải đi hết nơi này đến nhà lao nơi ở khác ở Quảng Tây, nhiều khi tưởng chừng không thể chịu đựng nổi vì phải chịu cảnh đày ải rất khổ cực: "tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích... đi mãi đi mãi mà không biết đi đâu về đâu.

Dầm mưa dãi nắng, trèo núi qua truông... qua gần ba mươi nhà tù" (Trần Dân Tiên). Vì thế, câu thơ được viết lên từ một hiện thực trần trụi của một con người từng trải nên vô cùng thuyết phục. Tới câu thừa đề, nhà thơ chỉ rõ ra sự vất vả, gian lao của đường đi khó:

Trùng san chi ngoại hựu trùng san
(Hết lớp núi này lại tiếp đến lớp núi khác)

Với kết cấu trùng điệp lặp lại hai chữ "trùng san" (hết lớp núi này tới núi lớp khác) kết hợp với từ "hựu" (lại) cho thấy cảnh núi non hiểm trở, trùng điệp cứ nối tiếp nhau chạy ra xa tít tắp mà không có điểm dừng. Vượt qua được dãy núi cao chót vót, trập trùng tưởng chừng đã thoát khổ nào ngờ những thử thách mới lại tiếp tục mở ra và đang chờ ở phía trước.

Vì thế, chữ "mới biết" ở câu thơ đầu bắt nhịp với câu thơ thứ hai tạo nên chiều sâu cảm xúc suy ngẫm của nhà thơ: Sự thấm thía về những chặng đường đã đi qua và những chặng đường gian nan đang tiếp tục đi tới. Đó là cả một hành trình không chỉ đòi hỏi con người có được một sức khỏe dẻo dai mà cao hơn còn cần có một ý chí, một nghị lực bền bỉ, một tinh thần vượt khó phi thường. Và cuối cùng Bác đã nỗ lực vượt lên chính mình để đi tới đỉnh cao chiến thắng:

Trùng san đăng đáo cao phong hậu
Vạn lí dư đồ cố miện gian.

Vượt qua được biết bao nhiêu là thử thách, vất vả với những chặng đường đi gập ghềnh, uốn khúc quanh co, nỗi nhọc nhằn đã lùi lại phía sau và người đi đường đã leo được lên đỉnh cao chót vót. Biện pháp lặp từ ngữ, nối tiếp vắt dòng ở câu hai và ba qua từ "trùng san" không chỉ cho thấy cảnh núi cao, nối tiếp mà còn như tạo nên những bước chân chắc chắn đặt lên từng bậc thang mà leo tới đỉnh cao muôn trượng. Và khi đó, người đi đường hiện lên thật kì vĩ, hiên ngang, như dang hai tay ra mà làm chủ cả không gian của vũ trụ:

Vạn lí dư đồ cố miện gian.
(Thì muôn dặm nước non thu cả vào trong tầm mắt)

Câu thơ cuối đã phác họa thành công tư thế của con người chiến thắng. Tất cả vạn vật đã bỗng chốc thu nhỏ lại vào trong đôi mắt của người anh hùng. Nỗi nhọc nhằn vất vả vừa qua đã tan biến vào hư vô, thay thế vào đó là niềm vui sướng, hạnh phúc và cả sự đắm chìm hồn người vào trong cảnh vật thiên nhiên. Đó là đỉnh cao của sự chiến thắng, của sự vượt lên chiến thắng chính mình trước những vất vả, gian khó.

"Đi đường" là bài thơ có kết cấu chuẩn mực theo trình tự của thể thơ tứ tuyệt (đề - thực – luận – kết) cô đọng, hàm súc; giọng điệu biến chuyển linh hoạt: hai câu đầu rắn rỏi, chậm rãi, đầy suy ngẫm; hai câu sau phóng khoáng, nhẹ nhàng, thư thái... tất cả cả góp phần diễn tả thành công cảm xúc, suy ngẫm của nhân vật trữ tình trong thơ.

Bài thơ "Đi đường" không đơn giản dừng lại ở việc nói tới chuyện đường đi khó mà hình ảnh núi cao trập trùng còn biểu tượng cho sự khó khăn vất vả trong hành trình cuộc sống và hành trình cách mạng. Người chiến sĩ cách mạng phải trải qua rất nhiều chông gai thử thách nhưng khi đã nếm đủ những trái đắng đó thì sẽ gặt hái được thành công, sẽ đem lại thắng lợi rực rỡ.

Và đường đời cũng thế. Khi con người đã vượt qua thách thức thì sẽ đem lại kết quả xứng đáng, tạo nên những giá trị cao đẹp, bất tử, thiêng liêng. Bài thơ "Đi đường" ngắn gọn mà ý thơ mênh mang, gợi cho người đọc nhiều bài học ý nghĩa triết lí sâu sắc.


Câu hỏi:

Chép thuộc những câu thơ miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong bài "Quê hương"

Câu 2: Tác giả của khổ thơ em vừa chép là ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

Câu trả lời của bạn: 09:36 08/03/2022

Câu 1: Những câu thơ: "Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã. Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm to như mảnh hồn làng. Rứơn thân thân trắng bao la thâu góp gió."

Câu 2: Tế Hanh (1921 – 2009), tên thật là Trần Tế Hanh. Ông là người con của xứ sở núi Ấn sông Trà. Bắt đầu sáng tác từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, góp mặt trong phong trào Thơ mới chặng cuối với những bài thơ về nỗi buồn, tình yêu quê hương thắm thiết. Sau năm 1945, ông bền bỉ sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến; luôn hướng ngòi bút về nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất. Trong nền thơ Việt Nam hiện đại, thơ Tế Hanh mang giọng điệu dung dị, khiêm nhường, không rực rỡ, tân kỳ, không bất ngờ, ào ạt. Thơ ông cũng như con người ông, nhỏ nhẹ và mực thước, vừa đủ để tạo nên dấu ấn riêng. Nói cách khác, thơ ông như dòng sông quê hương bình dị, trôi chảy êm đềm mà đậm chất trữ tình, ân nghĩa. Sau nhiều năm cầm bút, ông đã để lại rất nhiều bài thơ hay được giới phê bình đánh giá rất cao, được độc giả ghi nhận. Vượt lên số bài thường thường bậc trung, thi sĩ Tế Hanh để đời bằng những tứ thơ đằm thắm tình người, tình đời, man mác những nhớ thương, yêu thương, ước nguyện. Không chỉ thành công ở vị trí nhà thơ Tế Hanh còn được biết đến trên tư cách dịch giả và nhà phê bình, người giới thiệu nhiệt tình các giá trị thi ca (đặc biệt từ nguồn thơ Pháp ngữ) đến với nền thơ Việt hiện đại.

Khung cảnh thiên nhiên: - Sớm mai hồng với cơn gió nhẹ thoảng qua, bầu trời trong xanh. Bức tranh thiên nhiên được Tế Hanh tô điểm với gam màu tươi sáng cùng những tính từ gợi tả “trong”, “nhẹ”, “hồng”. Nền thiên nhiên hiện trong trẻo, thơ mộng, đón những người dân chài ra đi cho một ngày mới bội thu. Thiên nhiên trở thành nguồn cảm hứng vô tận, giúp con người phấn chấn, sảng khoái, có tâm thế tốt nhất chuẩn bị cho một ngày lao động mới. -

So sánh con thuyền với “con tuấn mã” là một hình ảnh ấn tượng, độc đáo, thể hiện sự nhanh nhẹn. Những chiếc thuyền rẽ sóng chạy băng băng, lời thơ của tác giả cũng theo đó bay vào không gian khoáng đạt, rộng lớn. Con thuyền trong tâm thức của tác giả, của những người con làng chài mang một vẻ đẹp hồ hởi, trẻ trung, dũng mãnh. - Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. -> Cánh buồm vô tri được người thi sĩ thổi hồn và trở nên đẹp đẽ lạ thường. Cánh buồm như mang theo tâm hồn thiêng liêng của cả làng chài. Đến đây, tác giả đưa ra một hình ảnh so sánh độc đáo, lạ thường: “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Linh hồn làng biển dường như được cụ thể hóa như cánh buồm trắng. Gợi cảm giác đi xa, những ước mơ bay bổng, những khát khao cháy bỏng về một cuộc sống đầy đủ, ấm no của tuổi trẻ nhiều hoài bão.


Câu hỏi:

Một bể nước hình hộp chữ nhật có chiều dài là 7 m, chiều rộng bằng 12, chiều dài và chiều cao là 1,5 m. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của bể đó?

Câu trả lời của bạn: 09:34 08/03/2022

Chiều rộng của bể nước đó là :

7 x 1/2 = 3,5 (m)

Diện tích xung quanh của bể nước đó là :

(7 + 3,5 ) x 2 x 1,5 = 31,5 (m2)

Diện tích toàn phần của bể nước đó là :

31,5 + 7 x 3,5 x 2 = 80,5 (m2)

Đáp số : 80,5 m2


Câu hỏi:

Tam giác ABC VUÔNG tại A biết số đo góc bằng 52° số đo góc B

Câu trả lời của bạn: 09:33 08/03/2022

ABC vuông tại A, biết số đo góc C bằng 52 độ. Số đo góc B bằng.
Do tam giác ABC vuông tại A ( GT ) 
=> góc B + góc = 90 độ 
Mà góc C = 52 độ  ( GT )
=> góc B = 38 độ 


Câu hỏi:

Bao nhiêu khổ cực cam go Đời cha trở nặng chuyến đò gian nan ! Nhưng chưa một tiếng thở than Mong cho con khỏe , con ngoan vui rồi Cha như biển rộng , mây trời Bao la nghĩa nặng đời đời con mang ! Trong hai câu thơ cuối tác giả đã sử dụng nghệ thuật đặc sắc gì ? Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua hai câu thơ là gì ?

Câu trả lời của bạn: 09:32 08/03/2022

- 1 từ láy: thở than

 Câu thơ "Cha như biển rộng mây trời" khiến em liên tưởng tới câu ca dao cũng mang hình ảnh người cha: 

-   "Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông 

   Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

hay:

-    "Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

     Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

 BPNT: nói quá: "Đời cha chở năng chuyển đò gian nan!"

⇒ Tác dụng: bằng hình ảnh khoa trương, phóng đại, tác giả đã giúp người đọc hình dung và cảm nhận một cách rõ nét, chân thực sự vất vả của các bậc làm mẹ, làm cha. Qua đó,  thể hiện và bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ mình.


Câu hỏi:

Đặc điểm tự nhiên của vùng đồng bằng sông cửu long có những thuận lợi khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế xã hội? Hướng khắc phục những khó khăn trên?

Câu trả lời của bạn: 09:32 08/03/2022

Điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long có một số khó khăn:

- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích của đồng bằng), phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để cải tạo.

- Mùa khô sâu sắc và kéo dài (từ tháng XI đến tháng IV), thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt, nạn xâm nhập mặn gây nhiều trở ngại đối với đời sống và sản xuất ở các vùng ven biển.

- Lũ lụt hàng năm diễn ra trên diện rộng gây ra nhiều thiệt hại.

- Chất lượng môi trường ở nhiều vùng suy thoái.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế.


Câu hỏi:

Bao nhiêu khổ cực cam go Đời cha trở nặng chuyến đò gian nan ! Nhưng chưa một tiếng thở than Mong cho con khỏe , con ngoan vui rồi Cha như biển rộng , mây trời Bao la nghĩa nặng đời đời con mang ! Trong hai câu thơ cuối tác giả đã sử dụng nghệ thuật đặc sắc gì ? Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua hai câu thơ là gì ?

Câu trả lời của bạn: 09:31 08/03/2022

- 2 từ đơn: cha, con

- 1 từ ghép: bao la

- 1 từ láy: thở than

 Câu thơ "Cha như biển rộng mây trời" khiến em liên tưởng tới câu ca dao cũng mang hình ảnh người cha: 

-   "Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông 

   Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

hay:

-    "Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

     Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."

 BPNT: nói quá: "Đời cha chở năng chuyển đò gian nan!"

⇒ Tác dụng: bằng hình ảnh khoa trương, phóng đại, tác giả đã giúp người đọc hình dung và cảm nhận một cách rõ nét, chân thực sự vất vả của các bậc làm mẹ, làm cha. Qua đó,  thể hiện và bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ mình.


Câu hỏi:

Một hình chữ nhật có chu vi là 70 cm chiều dài hơn chiều rộng 6 cm Tính diện tích hình chữ nhật đó

Câu trả lời của bạn: 09:29 08/03/2022

Nừa chu vi là:

70:2=35 (cm)

Chiều dài là:

(35+6):2=20.5 (cm)

Chiều rộng là:

20.5-6=14.5(cm)

Diện tích là:

20.5 x 14.5= 297.25 (cm2)


Câu hỏi:

(5phút35giây+6phút21giây) :4 = ?
2ngày5giờ3-4ngày11giờ =?

Câu trả lời của bạn: 09:25 08/03/2022

1.

=11 phút 56 giây : 4

=3 phút 29 giây

2.

=-3 ngày 3 giờ


Câu hỏi:

Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người. Viết đoạn văn nêu luận điểm 1: bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người (vai trò của môi trường thiên nhiên) (giúp mìng với cần gấp ạ)

Câu trả lời của bạn: 09:24 08/03/2022

Tạo hoá ban cho con người biết bao nhiêu thứ tinh hoa. Để tồn tại và phát triển văn minh cho đến ngày hôm nay của con người phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng một trong những yếu tố cốt tử đó là thiên nhiên. Chính vì vậy bảo vệ thiên nhiên cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Trước hết ta cần hiểu môi trường là gì? Đó chính là những sự vật hiện tượng xung quang và rất gần gũi chúng ta: nước, đất, không khí, cây cối, chim muông... Môi trường có một mối liên hệ rất mật thiết với cuộc sống của con người. Thậm chí môi trường còn xuất hiện và tồn tại trên hành tinh này trước khi có sự sống con người.

Vậy tại sao “bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”?

Thật vậy. Thử hỏi nếu một ngày không có một bóng cây nào trên Trái đất liệu chúng ta sẽ ra sao. Đó cũng là ngày mà nhân loại sẽ bị diệt vong và việc hành tinh chúng ta trở thành một hành tinh chết là điều không tránh khỏi. thiên nhiên là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm dồi dào cho loài người. Loài người sẽ chẳng có áo ấm, ăn ngon, nhà ở nếu không có sự hỗ trợ của thiên nhiên. Những thanh gỗ để cất nhà, những mảnh đất màu mỡ để trồng cây cối hoa màu, những trận mưa rào cung cấp cho ta nguồn nước để tưới tiêu cho ruộng nương....Tất thảy đều có sự góp mặt của thiên nhiên.

Mỗi năm, có hàng chục, hàng trăm thiên tai, thảm họa của thiên nhiên. Lúc đó những cánh rừng đầu nguồn, những cánh rừng phòng hộ lại là những lá chắn khổng lồ hữu hiệu hơn bao giờ hết ngăn chặn sự xâm nhập, càn quét cơn giận dữ của tạo hóa. Những cánh rừng rậm bạt ngàn thì có công hiệu như chiếc lá phổi khổng lồ của con người. thực tế cũng cho thấy, vào những trưa hè oi bức, nhất là trên một đất nước nhiệt đới như Việt Nam thì cái bóng râm mát của cây cối vào lúc đó mới dễ chịu, thoáng mát, là liều thuốc hữu hiệu đưa ta dứt khỏi cái nóng nực ấy.


Không những thế, thiên nhiên môi trường còn mang lại cho con người những giá trị cả vật chất lẫn tinh thần. Trong thời buổi kinh tế phát triển bây giờ sẽ thật khó khăn để ta tìm ra một món hàng hóa nào mà không có nguồn gốc nguyên liệu từ thiên nhiên, môi trường. thêm vào đó, giờ đây khi đời sống con người tăng cao, nhu cầu giải trí vui chơi nghỉ dưỡng lại càng tăng cao. Cũng chính là lí do mà các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng các khu nghỉ dưỡng, với địa hình thiên nhiên ưu đãi như bây giờ.

Thiên nhiên, môi trường cho ta nhiều đến nư thế nhưng đổi lại thì con người đã tàn phá, tác động tiêu cực nhưu thế nào đối với thiên nhiên vạn vật. Những cánh rừng bị chặt phá, đồi trọc, núi mòn sẽ nói lên tất cả. nguồn nước bị ô nhiễm, đại dương thường xuyên đối mặt các vụ việc rò rỉ dầu. Rồi cả bầu không khí với nồng độ chất độc hại ngày một tăng ở các quốc gia phát triển ( Trung quốc, Mỹ....). sự khai thác tài nguyên đến cạn kiệt, kiệt quệ. Khi ngày một chứng kiến các vụ việc, thực tế tàn khốc ấy thì ta cũng chẳng lạ gì khi một ngày các giáo sư tuyên bố rằng: tất cả nhiên liệu, môi trường của trái đất sẽ cạn kiệtào khoảng 150 năm nữa, nguy cơ con người diệt vong là điều khó tránh khỏi.

Bởi vậy mỗi người chúng ta, đặc biệt là những người trẻ, các bạn học sinh cần ý thực được vai trò của thiên nhiên môi trường đối với cuộc sống của chúng ta. Để từ đó mà có thái độ đúng đắn và hành động thiết thực. hãy chung tay vì một môi trường xanh, sạch, đẹp và còn là vì một trái đất tươi đẹp, văn minh ngày mai.


  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • ...
  • 62
  • 63
Chúng tôi
  • Giới thiệu công ty
  • Giảng viên tại Vietjack
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản dịch vụ
Học tập
  • Khóa học, bài giảng
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Câu hỏi tự luận
  • Tài liệu tham khảo
Liên kết
  • Tài liệu giáo viên
  • Soạn bài, giải BT
  • Tuyển dụng - Việc làm
Tải ứng dụng
  • Tải nội dung trên Google Play
  • Tải nội dung trên IOS Store
Bài viết mới nhất
  • Thông tin tuyển sinh
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
© 2019 Vietjack46. All Rights Reserved DMCA.com Protection Status
Hotline: 0842834585 - Email: vietjackteam@gmail.com
Thông báo
Trải nghiệm miễn phí Hỏi đáp với App VietJack !
Tải nội dung trên Google Play
Tải nội dung trên AppStore
Tiếp tục sử dụng web!
Đăng nhập vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Đăng ký vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Khôi phục tài khoản

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay