Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình.
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.
(Ca dao)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên?
Câu 2. Bài ca dao sử dụng từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế?
Câu 3. Hãy giải thích nghĩa của từ “nặng” trong câu “Tiếng hò xa vọng, nặng tình
nước non”. Lấy ví dụ về từ “nặng” nhưng mang nghĩa khác với nghĩa từ “nặng”
trong câu thơ trên.
Câu 4: Điểm chung của các bài ca dao về quê hương đất nước ở điểm nào. Chỉ ra vài
đặc điểm tiêu biểu để em nhận biết chủ đề ấy?
Quảng cáo
2 câu trả lời 877
1.phương thức biểu đạt biểu cảm
2. Đông ba, đập đá, Vĩ dạ, ba Sình...
3.Mỗi khi nhắc đến thành phố Huế nên thơ này, bên cạnh các đền đài, lăng tẩm cổ kính, người ta nghĩ ngay đến điệu hò mái nhì với âm điệu trầm mặc, trữ tình, sâu lắng, có lẽ do điệu hò này diễn tả được chân xác nhất chiều sâu tâm hồn của người dân xứ Huế giữa khung cảnh thơ mộng của miền núi Ngự sông Hương. Hàng loạt các địa danh được liệt kê ra cho thấy sự giàu có của mảnh đất cố đô. Đó là chợ Đông Ba nằm về phía Bắc sông Hương, từ chợ Đông Ba xuôi về Đập Đá và dạy qua miền quê Vĩ Dạ đầy mộng mơ đã gợi ra trước mắt chúng ta bao cảnh vật nên thơ, hữu tình. Những địa danh gợi nên sự hồn hậu của con người xứ Huế với dòng sông Hương đầy thơ mộng gợi nên những đặc sắc riêng biệt của dải đất miền Trung nhiều nắng gió mà chan chứa nghĩa tình. Bài ca dao vừa thể hiện sự nên thơ của cảnh vật vừa cho thấy tình cảm. Điệu hò có nhịp điệu tự do, chậm rãi, giai điệu nhẹ nhàng, êm ái cứ miên man, dàn trải, tỏa ra xa mãi, xa mãi trên mặt sông phẳng lặng. Những tiếng đệm hò, ơ... kéo dài tưởng như bất tận, cứ mãi níu kéo lòng người trong nỗi niềm tâm sự day dứt khôn nguôi... Nặng tình nghĩa, nậng ân nghĩa đó chính là những phẩm chất của con người nơi đây
4. Điểm chung
- luôn yêu quê hương đất nước, luôn ca ngợi quê hương
- Luôn nhớ quê hương
- luôn có những địa danh gắn liền với quê hương
Câu 1 thể thơ song thất lục bát, phương thức biểu cảm
Câu 2 sử dụng hình ảnh bóng và trăng
– Tác dụng: Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp nên thơ nhưng trầm buồn của xứ Huế, Huế đẹp với sông nước mênh mang, với những điệu hò mái nhì, mái đẩy thiết tha, lay động lòng người.
3
Nghĩa của từ "nặng" trong câu ca dao này có nghĩa là chứa chan nhiều tình cảm dành cho sự vật hoặc ai đó.
Các ví dụ về cách dùng từ "nặng" với nghĩa khác:
- Nặng lòng: trăn trở, suy nghĩ về vấn đề gì đó
- Nặng đầu: suy nghĩ nhiều và có nhiều vấn đề cần giải quyết
- Nặng trĩu: tâm hồn và nỗi lòng nặng nề vì suy nghĩ về vấn đề gì đó, hoặc miêu tả thứ gì đó rất nặng kéo một vật khác xuống.
4
Điểm chung của các bài ca dao về quê hương đất nước, đặc điểm tiêu biểu để em nhận biết chủ đề ấy:
+ Ca ngợi, nói về những truyền thống tốt đẹp của các vùng quê.
+ Thể hiện tình yêu quê hương đất nước của nhân vật chữ tình.
+ Giới thiệu vẻ đẹp nổi tiếng của mỗi vùng miền.
+ Sử dụng phương thức biểu đạt kết hợp tự sự và biểu cảm để thể hiện.
+ Chứa đựng lời giới thiệu, lời mời gọi.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
5 49796
-
Hỏi từ APP VIETJACK4 40459
-
Hỏi từ APP VIETJACK4 36637