Tình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương [ SGK/104/Ngữ Văn 6 ]
Quảng cáo
3 câu trả lời 436
Quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Từ ngày xưa, tình yêu quê hương – tình cảm thiêng liêng luôn là nguồn mạch quán thông kim cổ, đông tây. Là mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trí óc ta gắn với truyền thống tự hào, tinh thần tự tôn của dân tộc.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp sự gắn bó của con người với quê hương như khoảnh khắc quây quần bên gia đình. Những người con, người cháu xa quê luôn ngóng chờ ngày quay trở về thăm gia đình, họ hàng. Họ luôn nhớ về những món ăn ông nấu mang đậm đặc sản của quê nhà. Hay là những tre hè oi bức ngồi nghe các câu chuyện cổ mà bà kể. Hay những giây phút tinh nghịch bạn bè cùng nhau vui đùa dưới gốc cây đa sân đình… Dù có đi thật xa, trải qua nhiều khung cảnh tươi đẹp thì chúng ta không bao giờ quên được cánh đồng lúa chín bát ngát, vàng rực một vùng. Những lũy tre xanh mướt từng khóm to mọc đầu làng đã trở thành dấu hiệu nhận biết khi trở về quê nhà.
Ý nghĩa của tình quê hương đối với mỗi người là rất to lớn. Nó giúp con người sống tốt hơn, lạc quan hơn, yêu thương hơn với những con người, cảnh vật xung quanh mình. Đó còn là động lực giúp con người luôn có ý thức phấn đầu hoàn thiện bản thân. Chúng ta ra sức học tập, rèn luyện bản thân để phát triển. Và từ đó tạo ra động lực đóng góp cho quê hương, xây dựng đất nước. Từng hành động tốt đẹp nhỏ đều góp phần khiến cho vùng đất yêu thương của chúng ta trở nên lớn mạnh hơn.
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay."
Ai sinh ra trên đời chẳng có một nơi gọi bằng hai tiếng thân thương: quê hương. Quê hương là nơi thân thuộc nhất với mỗi con người. Nơi ấy có ông bà, mẹ cha, có bạn bè, cô thầy trường lớp... Đó là những người đã sinh ra chúng ta, nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng ta nên người bằng tình yêu vô bờ bến. Nơi ấy còn có biết bao cảnh vật thân thương gắn bó: có con đường mỗi ngày ta đến lớp, có dòng sông tắm mát tuổi thơ ta, có lũy tre trưa hè kẽo kẹt, có cánh đồng xanh lúa thuở xuân thì... Nơi ấy còn gắn với biết bao kỉ niệm theo ta suốt hành trình khôn lớn. Ta sao quên những ngày đi học, lớp học vui tiếng nói tiếng cười. Ta sao quên những trò chơi thơ dại, lũ trẻ rủ nhau đuổi bắt trốn tìm. Ta cũng chẳng thể quên đôi lần trốn học, mắt mẹ buồn lòng ta cũng rưng rưng... Nên dù có đi đâu trên đường đời trăm ngả, chẳng bao giờ ta thôi nhớ quê
Lời giải chi tiết
1. TRƯỚC KHI NÓI
a. Chuẩn bị nội dung nói
Em hãy đọc lại nhiều lần bài viết của mình để nắm chắc những nội dung quan trọng không thể bỏ qua khi kể lại câu chuyện.
b. Tập luyện
Để có bài nói tốt, em cần tập luyện trước. Tập luyện nhiều giúp em tự tin hơn, có thể lựa chọn hoặc kết hợp một trong hai hình thức tập luyện sau:
- Tập trình bày một mình trước gương.
- Tập trình bày trước bạn bè hoặc người thân và lắng nghe các ý kiến nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói.
2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
Khi trình bày bài nói, em cần lưu ý:
- Tự tin, thoải mái. Chú ý chào hỏi khi bắt đầu và cảm ơn khi kết thúc bài nói.
- Bám sát mục đích chia sẻ trải nghiệm để thống nhất trong cách dùng từ ngữ xưng hô và tập trung vào diễn biến câu chuyện.
- Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói và sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp:
3. SAU KHI NÓI
- Người nghe:
+ Trao đổi về bài nói với tinh thần xây dựng và tôn trọng. Có thể trao đổi một số nội dung như:
• Điều hấp dẫn, thú vị của câu chuyện.
• Những sự việc, chi tiết còn chưa rõ trong bài nói.
- Người nói:
Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị:
• Tiếp thu những ý kiến góp ý mà em cho là xác đáng.
• Giải thích thêm về những sự việc, chi tiết mà người nghe còn chưa rõ.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
53014
-
Hỏi từ APP VIETJACK43137
-
Hỏi từ APP VIETJACK41907
-
Hỏi từ APP VIETJACK37068