Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát “ À ơi tay mẹ”, “Về thăm mẹ” hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.
Quảng cáo
2 câu trả lời 351
Vẻ đẹp thiên nhiên
- Mênh mông biển lúa
- Cánh cò bay lả rập rờn
- Mây mờ Trường Sơn
(so sánh, ẩn dụ)
-> Gợi tả vẻ đẹp của thiên nhiên từ vùng núi cao đến đồng bằng , rộng lớn, giàu đẹp, trù phú.
Vẻ đẹp con người Việt Nam
- Chịu nhiều đau thương, vất vả in sâu, áo nâu nhuộm bùn: vất vả,cần cù.
- Chìm trong máu lửa….đứng lên, đạp quân thù: kiên cường, anh dũng.
- …yêu trọn tấm tình thủy chung: thủy chung, son sắt.
- Tay người như có phép tiên: khéo léo , chăm chỉ.
- Súng gươm vứt bỏ lại hiền…: hiền lành.
( ẩn dụ, hoán dụ, so sánh)
->Tô đậm nhiều phẩm chất của con người vn
- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam.
- Thể hiện sự tự hào, trân trọng, yêu mến của tác giả với những vẻ đẹp của quê hương, con người Việt Nam.
- Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giản dị mà ẩn ý, sâu sắc.
- Nghệ thuật tu từ so sánh, hoán dụ, ẩn dụ
Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con người, ở đây lại được dùng cho “trời”. Vậy là con người xúc động sẽ òa khóc, còn trời xúc động thì “đang yên vậy” sẽ “òa cơn mưa”. Cơn mưa của trời xét trong chỉnh thể bài thơ là một hiện tượng tự nhiên, để sau đó: “Chum tương mẹ đã đậy rồi/ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Song, với một từ “òa”, hình ảnh cơn mưa lúc này không còn chỉ là hiện tượng tự nhiên mà nó đã là một chỉ dấu cho những điều gây xúc động được liệt kê ở phía sau đó như: áo tơi “lủn củn khoác hờ người rơm”, “cái nơm hỏng vành”, v.v… Có thể nói tác giả đã rất khéo dùng hiện tượng tự nhiên để nói lên tình cảm của mình, hay cách khác, tác giả đã ngụ trong cảnh vật cái tình muốn gửi gắm. Bài thơ Về thăm mẹ nếu thiếu từ “òa” sẽ vẫn hay bởi cái nhìn của tác giả về hình ảnh người mẹ và cuộc sống của mẹ bình dị làm xúc động chủ thể trữ tình – người con. Nhưng có thêm từ “òa”, bài thơ đã tạo được điểm sáng về nghệ thuật.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
53014
-
Hỏi từ APP VIETJACK43137
-
Hỏi từ APP VIETJACK41907
-
Hỏi từ APP VIETJACK37068