Giúp em giải với
Phần I. Đọc hiểu (3đ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản, xóm thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân:
“Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm”
Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Do ai sáng tác?
Câu 2. Chép lại những câu văn có thành phần phụ trạng ngữ trong đoạn văn trên?
Câu 3. Đoạn văn sử dụng phép tu từ nào mà em đã học được ở lớp 6? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
Phần II. Làm văn (7đ)
Câu 1 (2đ): Ngày nay, cây tre dần thưa vắng trong cuộc sống của chúng ta. Hãy viết đoạn văn bày tỏ cảm nhận của em về hình ảnh cây tre trong đời sống hôm nay (trong đó sử dụng ít nhất 1 câu trần thuật đơn có từ là để viết đoạn văn, gạch chân câu trần thuật đơn có từ là đó.
Câu 2 (5 đ) Em hãy viết bài văn tả cảnh trường em sau cơn mưa rào đầu mùa hạ.
Quảng cáo
2 câu trả lời 460
Theo qui định mỗi lần hỏi 1 bài / cau em nhé.
Câu 2(5 điểm)
Mùa hè đã tới rồi. Mùa hè tới mang theo cái nắng oi ả và nồng nàn, gay gắt và chói chang, rạo rực. Nhắc tới mùa hè, ta không thể không nhắc tới những cơn mưa rào chợt tới rồi lại chợt đi như một cơn gió. Hôm nay, khi còn đang ngồi trong lớp học tiết tại trường thì một trận mưa rào xuất hiện. Cơn mưa lớn, tới mau lắm và tạnh cũng nhanh lắm. Và sau cơn mưa rào ấy, quang cảnh trường em mới đẹp và tươi mát biết bao.
Gần cuối tiết học buổi chiều hôm ấy thì cơn mưa rào ập tới. Ban đầu mây đen kéo tới bao phủ cả bầu trời. Bầu trời đang nắng chói chung bỗng tắt hẳn, trở thành một cái chảo đen, sâu hoắm, không khí bắt đầu loãng dần ra. Rồi, gió bắt đầu thổi, cây bàng trên sân trường em rung chuyển mạnh trong những cơn gió. Rồi bắt đầu có những tiếng lộp độp...lộp độp...rồi rào, rào, rào. Cơn mưa ập xuống rất nhanh, xối xả. Cơn mưa như dữ dỗi, như điên cuồng. Em cùng chúng bạn ngồi trong lớp lo lắng vì không có áo mưa hay ô để che đi về và không biết mưa to như thế thì bao giờ mới có thể tạnh được đây. Nhưng nằm ngoài dự đoán của chúng em, cơn mưa rào chỉ một lúc và đã tạnh hẳn và khung cảnh sân trường em sau cơn mưa rào là quang cảnh sau này em không bao giờ có thể quên được.
Sau cơn mưa rào, sân trường em như được thay một lớp áo hoàn toàn mới, trong trẻo hơn và tươi sáng hơn biết bao nhiêu. Mưa tạnh thì mây đen cũng tan trả lại bầu trời trong xanh, những đám mây trắng kéo tới và nắng bắt đầu lên chiếu rọi khắp sân trường. Nắng sau cơn mưa rào không quá gay gắt hay chói chang mà dịu dàng, êm đềm, đằm thắm. Trời quang mây tạnh cũng góp phần làm cho quang cảnh trường em sáng hẳn ra. Sân trường đầy những vũng nước mưa, vũng to, vũng nhỏ. Những vũng nước phản chiếu bóng mây, phản chiếu lại những tia nắng lấp lánh, lóe lên như những mảnh kim cương quý giá, trông thật đẹp. Thay đổi nhiều nhất là những bác bàng, bác phượng trên sân trường. Trận mưa qua đi đã giúp rửa trôi bụi bặm bám trên các vòm lá, tán lá bấy lâu nay. Những chiếc lá bàng đã xanh lại càng xanh hơn, óng lên như vừa được phủ một lớp mỡ vậy. Những bông hoa phượng đỏ sau cơn mưa cũng bớt đi sự đậm đặc mà dịu dàng hơn, đung đưa trong gió. Cây cối trong sân trường em như được bao bọc bởi một lớp sức sống mới, tràn trề thanh xuân và thanh xuân. Trận mưa rào đã gội rửa tất cả đem lại sự thanh sạch cho chúng. Sau trận mưa thì không khí cũng trở nên dễ chịu hơn, không còn ngột ngạt như trước nữa. Tiếng trống vang lên và học sinh chúng em tíu tít ra về. Em chạy ra sân, mở căng lồng ngực và đón nhận lấy không gian tươi mát và trong lành của trường em sau cơn mưa.
Câu 1:
Văn bản: cây tre Việt Nam
Tác giả: Thép mới
Câu 2: Câu văn có thành phần phụ trang ngữ:
Dưới bóng tre xanh ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời.
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
Câu 3:
Nghệ thuật nhân hoá có tác dụng làm hình ảnh cây tre trở nên sống động qua đó ta thấu được sự gắn bó bền chặt của tre với con người
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
5 49796
-
Hỏi từ APP VIETJACK4 40459
-
Hỏi từ APP VIETJACK4 36637