Quảng cáo
2 câu trả lời 520
Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.
Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học và rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.
“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ d
Chúng ta ai cũng đều biết, kiến thức quanh ta là cả một vũ trụ rộng lớn bao la, không ai trên đời này dám khẳng định mình biết hết moi thứ. “Điều mà ta biêt chỉ là một hạt cát, còn điều ta chưa biết là cả một đại dương bao la”. Bởi thế, để ngày càng có tầm hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, con người cần nỗ lực học tập nhiều hơn nữa. Điều đó đã được Lê Nin đúc rút trong một câu nói ngắn gọn mà hàm xúc “học, học nữa, học mãi”.
Để hiểu những điều Lê Nin muốn gửi gắm trong câu nói của mình, chúng ta cần cắt nghĩa cả ba ý trong câu. “Học” thì ai cũng biết đó là học tập, rèn luyện, tiếp thu kiến thức để nâng cao vốn hiểu biết cho bản thân. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc “học” không thôi thì sẽ quên trong một sớm một chiều. Bởi thế mới có thêm vế “học nữa”. “Học nữa” là đào sâu tìm tòi, suy nghĩ, tìm hiểu cặn kẽ, nghiên cứu sâu xa hơn những kiến thức mình thu lượm được để có cái hiểu sâu sắc một vấn đề, một kiến thức nào đó. Nhưng kiến thức trên thế giới này là vô cùng, vô tận, còn rất nhiều điều mà chúng ta chưa biết đến, chưa giải mã được những bí ẩn nên “học mãi” là một điều cần thiết. “Học mãi” là việc học cả đời, là sự không ngừng nỗ lực học hỏi, nghiên cứu, nâng cao hơn nữa tầm hiểu biết của bản thân.
Như vậy, câu nói của Lê Nin trước tiên đã đánh giá rất cao tầm quan trọng của việc học. Học tập giúp chúng ta nâng cao tầm hiểu biết, có cái nhìn đa chiều về một vấn đề. Từ đó có kiến thức để phục vụ cho công việc của bản thân và xã hội. Nếu con người mà không chịu học tập và rèn luyện thì sẽ trở nên kém hiểu biết. Một xã hội mà nhiều người kém hiểu biết thì xã hội đó khó mà phát triển được. Không chỉ đề cao việc học, Lê Nin còn nhấn mạnh việc không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu, chắt lọc kiến thức mới và còn học mãi bởi kiến thức trên đời rộng lớn là không giới hạn.
Châm ngôn “học, học nữa, học mãi” của Lê Nin cũng là một khẩu hiệu, là kim chỉ nam cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người tri thức trẻ ngày nay. Trong xã hội ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, y học hiện đại…con người càng cần không ngừng nỗ lực, học tập và nghiên cứu để áp dụng tiến bộ vào sản xuất và đời sống. Không chỉ áp dụng mà còn cần nghiên cứu sâu hơn nữa để có những giải pháp tối ưu hơn, điều chế những loại thuốc, phương pháp điều trị tốt hơn để cứu sống người bệnh. Đó là thách thức lớn đối với nhân dân trên toàn thế giới. Và trong bối cảnh ấy, thì “học, học nữa, học mãi” là lời răn dạy đúng đắn và vô cùng sâu sắc.
Nhắc đến việc học, chúng ta nhận thấy ngày nay ở Việt Nam có quá nhiều giáo sư, tiến sĩ “ra lò” hàng năm nhưng nền kinh tế vẫn chưa phát triển thật sự vượt bậc. Có chăng đó là sự học theo kiểu lối mòn, mọt sách, học trên lý thuyết mà chưa thật sự nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo. Câu châm ngôn của Lê Nin – nhà cách mạng lỗi lạc xuất chúng, là một lời răn dạy vô cùng đúng đắn mà chúng ta cần noi theo, đó là không chỉ học tập, tiếp thu kiến thức mà còn phải đào sâu, nghiên cứu, sáng tạo không ngừng. Có như thế mới có thể đưa đất nước đi lên, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Việc học là không ngừng nghỉ, kiến thức thì vô tận, bao la. Câu nói “học, học nữa, học mãi” của Lê Nin sẽ mãi là lời răn dạy sâu sắc , có sức sống lâu bền và tầm ảnh hưởng lớn.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
11 46210
-
Hỏi từ APP VIETJACK4 45965
-
6 30775