Quảng cáo
1 câu trả lời 336
Thời gian này hệ thống cầu đường còn rất hẹp và bị phá hoại nhiều do phục vụ chiến tranh. Suốt thời gian chiến tranh ta có tu sửa nhưng chỉ là sửa tạm, đầm nhẹ không lu nên mặt đường đầy ổ gà, ổ châu. Hệ thống cầu còn yếu, trọng tải thấp, trong khi đó nhu cầu đi lại rất lớn, số lượng ô tô tăng thêm nhiều. Chủ trương giai đoạn này là sửa chữa lại nền đường, mặt đường và những cầu cống nhỏ. Ở các cầu lớn như cầu Gia Bẩy, Đa Phúc, Huy Ngạc, Giang Tiên vẫn phải sử dụng phà. Thời kỳ sau hòa bình này ta mở thêm nhiều bến mới, nâng độ dốc phà vào bến, điều chỉnh cột cáp, căng lại cáp, cải tiến cầu phà. Đó là những chủ trương kỹ thuật đúng đắn, phù hợp với thực tế lúc bấy giờ.
Bắt đầu từ năm 1956, Ty giao thông Thái Nguyên đã tự nghiên cứu phương pháp cấp phối I-va-nốp Liên Xô, làm thí điểm rồi mở rộng. Kết quả rất tốt, nhiều Ty giao thông bạn đến học tập.
Cũng từ năm 1956 Ty giao thông Thái Nguyên bắt tay vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với chủ trương chiến lược là: “Tiếp tục phục hồi và cải tạo bước đầu phát triển giao thông vận tải toàn tỉnh có kế hoạch, toàn diện, cân đối giữa giao thông và vận tải, giữa đường trung ương với đường địa phương, giữa vận tải cơ giới và vận tải thô sơ”. Những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, giao thông vận tải Thái Nguyên phát triển đã làm thay đổi nếp sống của nhiều vùng dân cư. Công tác vận tải thời gian này cũng có những bước phát triển. Kiện toàn công tư hợp doanh ô tô cả về chuyên môn và sự lãnh đạo của Đảng. Số lượng công nhân viên, xã viên các Hợp tác xã vận tải đã lên tới 2.500 người. Cùng với giao thông đường bộ, giao thông đường thủy cũng bắt đầu phát triển góp phần tăng sức vận tải của ngành giao thông.
Công tác phát triển giao thông nông thôn cũng đã được quan tâm, năm 1962 Ty giao thông đã cử cán bộ xuống các xã để nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống giao thông nông thôn, năm 1963 tổ chức làm thí điểm ở một số xã ví dụ như xã Quang Vinh, thị xã Thái Nguyên, xã Thịnh Đức, huyện Đồng Hỷ…, làm thí điểm cầu treo Quang Vinh.
Suốt những năm tháng thực hiện kế hoạch 5 năm, ngành GTVT luôn tổ chức phong trào thi đua, tạo không khí sôi động với khẩu hiệu “Mỗi người làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt”, thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch nhà nước giao. Khẩu hiệu thi đua lúc này là “Xuống nhiều giúp tốt”. Các hạt giao thông thi đua đều cắm biển “Cung đường thanh niên không xuống cấp”, các đơn vị thi công có khẩu hiệu “Chống nước chảy bèo trôi”, “Ao tù nước đọng”, “Chống ăn sổi ở thì”...
Trong 4 năm liền, cho đến trước chiến tranh, năm nào GTVT Thái nguyên cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch. Vào năm cuối của kế hoạch 5 năm, ngành GTVT Thái Nguyên lại được Nhà nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng ba. Nhiều năm giữ cờ đơn vị thi đua khá nhất tỉnh.
Với khí thế thi đua sôi nổi liên tục, ngành bắt tay vào thực hiện những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề và khẩn trương, nhiệm vụ bảo đảm giao thông trong những năm tháng chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, ngành GTVT đã xây dựng các phương án đảm bảo giao thông phục vụ chiến tranh chống Đế quốc Mỹ, trước hết toàn ngành bắt tay vào việc tu sửa các bến phà, kiểm tra lại các đoạn đường ngầm, đường tránh được xây dựng từ thời chống Pháp, dự trữ vật liệu, phát triển vận tải ô tô kết hợp với vận tải thô sơ để vừa phục vụ chiến đấu, vừa phục vụ phát triển sản xuất của nhân dân.
Trong 4 năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, kẻ địch đã đã đánh vào cầu đường Thái Nguyên 140 trận và trên 100 trận vào các kho ga, bến bãi; làm chết 22 người, bị thương 33 người. Tuy vậy ngành GTVT Thái Nguyên vẫn có những bước phát triển trong thời kỳ này. Ngành đã làm mới 14 bến phà, đóng mới 25 phà có trọng tải 12 tấn trở lên, xây dựng 55 đường ngầm có chiều dài 2.133 mét, bắc 1.170 mét cầu phao. Đến cuối năm 1968 số đầu xe ô tô tăng hơn 1,5 lần năm 1965.
Về công tác kiện toàn tổ chức thời kỳ này cũng có nhiều cải tiến. Các phòng ban được tăng cường, đặc biệt là ở cấp huyện, xã. Phẩm chất con người mới trong GTVT được phát huy. Toàn ngành đã được tặng thưởng 7 huân chương Lao động.
Có thể nói trong suốt cuộc chiến tranh chống Mỹ, ngành GTVT Thái Nguyên đã lao động sáng tạo, chiến đấu kiên cường bất cứ hoàn cảnh nào dù ác liệt đến đâu, mạch máu giao thông vẫn không hề bị tắc nghẽn. Mỗi cán bộ, công nhân ngành GTVT xững đáng là những “Anh dũng kiên cường, thông minh sáng tạo” trong lao động sản xuất góp phần đấu tranh giành thắng lợi trước Đế quốc Mỹ xâm lược.
Chiến tranh kết thúc, cả nước độc lập thống nhất. Một thời kỳ mới của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên nói chung và của ngành GTVT Thái Nguyên nói riêng đã bắt đầu. Đó là thời kỳ xây dựng và phát triển Thái Nguyên thành một tỉnh giàu và đẹp, trong đó GTVT phải đi trước một bước. Với ý nghĩa ấy toàn ngành bắt tay vào thực hiện các kế hoạch phát triển GTVT sau chiến tranh./.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
50327
-
45181
-
40983
-
40384
-
37021
-
36573