Quảng cáo
6 câu trả lời 42443
Đất phù sa màu mỡ: ĐBSCL có lượng phù sa bồi đắp hàng năm rất lớn từ các sông Tiền, sông Hậu, tạo nên những vùng đất phù sa màu mỡ, rất thích hợp cho việc canh tác lúa nước và các loại cây trồng khác.
Mạng lưới sông ngòi dày đặc: Hệ thống sông ngòi chằng chịt cung cấp nguồn nước tưới tiêu dồi dào, thuận lợi cho việc canh tác quanh năm.
Khí hậu nhiệt đới ẩm: Khí hậu nóng ẩm, lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới.
2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
Truyền thống canh tác lâu đời: Người dân ĐBSCL có kinh nghiệm canh tác lúa nước lâu đời, am hiểu về các giống lúa, kỹ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh.
Lao động dồi dào: Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL, như cung cấp giống mới, phân bón, máy móc, hỗ trợ tín dụng...
Phát triển công nghiệp chế biến: Sự phát triển của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đã tạo ra thị trường tiêu thụ lớn cho nông sản của vùng.
3. Sản lượng lớn các loại nông sản:
Lúa gạo: ĐBSCL chiếm tỷ lệ lớn trong sản lượng lúa gạo cả nước, cung cấp gạo cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thủy sản: Vùng này là một trong những vựa hải sản lớn nhất cả nước, với các loại thủy sản như cá, tôm, cua...
Trái cây: ĐBSCL nổi tiếng với nhiều loại trái cây nhiệt đới như xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng...
4. Vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân:
Đảm bảo an ninh lương thực: ĐBSCL đóng góp lớn vào việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Tạo việc làm: Nông nghiệp tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương.
Đóng góp vào xuất khẩu: Các sản phẩm nông nghiệp của ĐBSCL được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, mang lại nguồn ngoại tệ lớn.
Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước:
- Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảnng 3 triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
- Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước sông ngòi tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.
- Sông ngòi kênh rạch chằng chịt, với hệ thống sông Tiền sông Hậu tạo nên tiềm năng về cung cấp phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới cho sản xuất nông, cải tạo đất phèn, đất mặn.
- Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhạy bén trong việc tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới về trồng lúa.
- Được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống ...) ,
Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước:
- Diện tích tự nhiên gần 4 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảnng 3 triệu ha, chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước.
- Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thích hợp cho việc trồng lúa với quy mô lớn.
- Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, nguồn nước sông ngòi tương đối dồi dào, thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ lúa.
- Sông ngòi kênh rạch chằng chịt, với hệ thống sông Tiền sông Hậu tạo nên tiềm năng về cung cấp phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới cho sản xuất nông, cải tạo đất phèn, đất mặn.
- Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhạy bén trong việc tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới về trồng lúa.
- Được Nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật (thủy lợi, trạm, trại giống ...) ,
Vùng ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực thực phẩm hàng đầu cả nước
- Diện tích và sản lượng lúa chiếm 51%, cả nước. Lúa được trồng ở tất cả các tỉnh ở đồng bằng ( 0,5 điểm)
- Bình quân lương thực đầu người của vùng đạt 1066,3 kg/ người gấp 2,3 lần cả nước, năm 2002. Vùng ĐBSCL trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta ( 0,5 điểm)
- Vùng ĐBSCL còn là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: Xoài, Dừa, Cam, Bưởi ( 0,5 điểm)
- Nghề chăn nuôi vịt cũng được phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh ( 0,5 điểm)
- Tổng sản lượng thuỷ sản của vùng chiếm hơn 50% của cả nước, tỉnh nuôi nhiều nhất là Kiên Giang, Cà Mau. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nghề nuôi Tôm, Cá xuất khẩu đang được phát triển mạnh (0,5 điểm)
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
Hỏi từ APP VIETJACK2 38397