Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Đọc đoạn thơ trong bài "Mùa xuân nho nhỏ"
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta
Quảng cáo
2 câu trả lời 304
Đoạn thơ "Đất nước bốn ngàn năm" trong bài "Mùa xuân nhỏ" thể hiện sự kiêng nhẫn, vất vả của dân tộc trong quá trình phát triển đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa và lịch sử dày đặc của Việt Nam là nguồn cảm hứng vô tận cho sự phát triển và tiến bộ. Mỗi dòng thơ là một lời nhắc nhở về sự kiên trì, quyết tâm và lòng yêu nước.
Nhìn vào những bước đi tiến lên phiá trước, chúng ta không thể không nhớ đến những nỗ lực, hy sinh của các thế hệ đi trước. Đất nước ta, với lịch sử hào hùng, đã trải qua vô số gian khó và thử thách, nhưng vẫn luôn đi lên, không ngừng phát triển và vươn lên mới mẻ.
Tuy khổ thơ thường đi kèm với những thử thách và khó khăn, nhưng chính nhờ vào đó, chúng ta mới nhận ra giá trị của sự kiên trì, lòng tự hào và lòng yêu nước. Khổ thơ là biểu tượng cho sức mạnh của dân tộc, là động lực để chúng ta không ngừng cố gắng, vươn lên và phát triển, góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước.
Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của dân tộc, đất nước đã được tác giả Thanh Hải khắc họa rõ nét trong khổ thơ 3 bài “Mùa Xuân nho nhỏ”. Đã có nhiều nhà thơ sáng tạo nên những hình ảnh đất nước tuyệt đẹp nhưng nếu ai đã đọc “Mùa xuân nho nhỏ” thì không thể quên được hình ảnh đất nước trong 4 câu thơ:
“Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
Trong hai câu thơ đầu nhà thơ nhân hóa đất nước vất vả và gian lao trong suốt 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc khiến đất nước trở nên gần gũi hơn. Đất nước mang sự sống như con người, đất nước mang vóc dáng của người mẹ,người chị và tần tảo. Ở hai câu thơ sau tác giả so sánh “đất nước” với “vì sao” là một hình ảnh đẹp và giàu ý nghĩa. Sao là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên đối với đất nước Việt Nam anh hùng bởi cũng giống như vì sao kia, đất nước Việt Nam sẽ mãi trường tồn với thời gian và không cá một thế lực nào có thể ngăn cản được hành trình đi tới tương lai rực rỡ. “Đất nước”được so sánh với “vì sao” nhưng lại ở vị trí cứ đi lên phía trước. Đối với hai câu thơ sau phó từ chỉ sự tiếp diễn “cứ” kết hợp cùng động từ “ đi lên” và nghệ thuật nhân hóa thể hiện niềm tin tưởng lạc quan của nhà thơ. Và cũng chính là của người dân Việt Nam lúc bấy giờ vào sự đi lên tất yếu, tựa vào tương lai tươi sáng, tựa vào trang sử mới của dân tộc, đất nước. Và đến hiện nay nước ta vẫn đang cố gắng đi lên không ngừng để hội nhập quốc tế. Khiến cho dân tộc trở nên hưng thịnh và phát triển len từng ngày. Nói tóm lại, bằng nghệ thuật điệp ngữ cùng giọng điệu trong sáng thiết tha gần gũi và lời thơ giàu giá trị, Thanh Hải đã vẽ lên bức tranh sắc xuân, say đắm và ngất ngây của thiên nhiên xứ Huế khi vào xuân.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
240568
-
72197
-
Hỏi từ APP VIETJACK50057
-
44695