Quảng cáo
2 câu trả lời 265
Truyện cổ tích là một thể loại tiêu biểu của dòng văn học dân gian Việt Nam. Mỗi câu chuyện cổ là kết quả của trí tưởng tượng dân gian xoay quanh số phận, cuộc đời của những nhân vật là đại diện tiêu biểu cho các hạng người trong xã hội. Một trong những câu chuyện cổ tích hay được bao thế hệ học sinh yêu thích là truyện cổ Tấm Cám.
Đầu tiên, có thể thấy, bằng cách xây dựng chân dung các nhân vật cũng như những xung đột, mâu thuẫn xảy ra giữa họ, truyện đã phản ánh một lát cắt của hiện thực trong xã hội. Cuộc sống luôn tồn tại cả thiện- ác, có tốt đẹp cũng có xấu xa. Trong Tấm Cám, Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện, cái tốt được mọi người yêu mến, bênh vực. Ngược lại, Cám là một kẻ ích kỷ, hẹp hòi, tham lam và tàn độc, bị mọi người ghét bỏ. Giữa Tấm và Cám là hai nhân vật đối nghịch đại diễn cho hai thái cực tốt xấu trong xã hội. Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám xảy ra cũng là khi cuộc đấu tranh giữ cái ác và cái thiện bắt đầu. Ban đầu chỉ là những xung đột, tranh giành về vật chất và tinh thần khuôn khổ gia đình. Sự việc ngày càng phát triển, mâu thuẫn càng ngày càng đẩy lên cao khi mẹ con Cám quyết tâm giết Tấm. Đây không phải là mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân nữa mà còn là mâu thuẫn mang tính xã hội như vừa nói ở trên, xung đột giữa thiện- ác. Kết cục câu truyện Cám chết, Tấm có cuộc sống, hạnh phúc ấm êm bên vua cũng cho thấy được trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái ác luôn bị thua cuộc.
Trong câu chuyện, ta còn bắt gặp những chi tiết kì ảo, hoang đường, được thể hiện rõ nhất qua những lần biến hóa của Tấm: Tấm chết hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và quả thị thơm được bà lão bán nước mang về. Những chi tiết này không chỉ làm cho câu chuyện thêm phần thú vị, có sức hấp dẫn với người đọc mà qua đó còn thể hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện với cái ác. Dù hết lần này đến lần khác bị mẹ con Cám chèn ép, hủy diệt sự sống, Tấm vẫn không thôi từ bó khát khao sống, khát khao hạnh phúc của mình mà quyết đấu tranh tận cùng với mẹ con Cám, giành lại sự sống và hạnh phúc cho chính mình. Qua đó, tác giả dân gian đã bày tỏ rõ quan điểm: Trong bất kì xã hội nào, cũng không thể dung túng, tha thứ cho cái ác. Công lý sẽ thay phần chính nghĩa mà tiêu diệt cái ác, cái thiện lên ngôi và không bất kỳ thế lực nào có thể vùi dập được nó.
Hành động trả thù của Tấm thoạt tiên có vẻ lạnh lùng, tàn nhẫn, bởi người xưa có câu: "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại", nhưng xét trong hoàn cảnh và ý nghĩa câu chuyện ta thấy đây là một hành động hợp logic. Mẹ con Cám bị Tấm trừng trị và nhận cái chết đích đáng cũng là lúc thiện lành chiến thắng, cái ác bị tận diệt đến cùng. Kết cục ấy phù hợp với mong muốn, ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, công lý, xã hội mà con người sống theo lẽ phải " Ở hiền gặp hành, ở ác gặp ác".
Ngoài những bức thông điệp đầy ý nghĩa, Tấm Cám còn thể hiện rõ những đặc trưng của truyện cổ tích được thể hiện qua đề tài, chủ đề, cốt truyện, các chi tiết kì ảo hoang đường đầy thú vị. Nghệ thuật tương phản đối lập được thể hiện qua hành động của nhân vật cùng lối kể chuyện tự nhiên, theo trình tự thời gian cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho truyện. Trải qua hàng thế kỉ với sự phát triển muôn màu muôn sắc của văn học, Tấm Cám vẫn giữ cho mình vị trí quan trọng trong lòng bao thế hệ độc giả.
Truyện cổ tích Tấm Cám là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng nhất của dân tộc Việt Nam. Truyện kể về cuộc đời và số phận của cô Tấm, một cô gái hiền lành, chịu thương chịu khó nhưng phải chịu nhiều bất hạnh, cuối cùng được giải thoát và sống hạnh phúc. Truyện cổ tích Tấm Cám có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người Việt Nam trên nhiều phương diện. Về mặt văn hóa, truyện cổ tích Tấm Cám là một tác phẩm văn học dân gian có giá trị nghệ thuật cao. Truyện được kể bằng lời văn giản dị, mộc mạc nhưng vẫn súc tích, giàu hình ảnh và ý nghĩa. Truyện cũng sử dụng nhiều chi tiết kì ảo, hoang đường nhưng không làm mất đi tính chân thực và tính nhân văn của truyện. Truyện cổ tích Tấm Cám đã góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Truyện cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật khác, như thơ ca, nhạc kịch, múa rối,... Về mặt giáo dục, truyện cổ tích Tấm Cám mang nhiều ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Truyện ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của con người như: hiền lành, chịu thương chịu khó, kiên cường, dũng cảm,... Đồng thời, truyện cũng phê phán những thói hư tật xấu của con người như: độc ác, ích kỉ, ganh ghét,... Truyện cổ tích Tấm Cám đã góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam. Truyện giúp các em biết yêu thương, giúp đỡ người khác, biết đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu. Về mặt đời sống,ntruyện cổ tích Tấm Cám đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Truyện được kể trong các dịp lễ tết, hội hè,... và được thể hiện qua nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Truyện cổ tích Tấm Cám đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Truyện giúp các em thiếu nhi có thêm niềm vui, thêm những ước mơ, hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp. Truyện cổ tích Tấm Cám là một tác phẩm văn học dân gian có giá trị to lớn. Truyện đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người Việt Nam trên nhiều phương diện.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
Hỏi từ APP VIETJACK204930
-
Hỏi từ APP VIETJACK154908
-
Hỏi từ APP VIETJACK33534