Hãy miêu tả về tính chất hoá học của sắt
Quảng cáo
1 câu trả lời 254
1. Sắt tác dụng với phi kim.
Sắt tác dụng với phi kim: Halogen (Br2 , I2 ,Cl2 ,….), O2 , S, …
a) Sắt tác dụng với halogen: (Điều kiện: đun nóng) → Tạo thành muối Sắt (III) halogen.
Phương trình tổng quát: 2Fe + 3X2 → 2FeX3
Ví dụ: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Lưu ý: Sắt tác dụng với I2 → Tạo thành muối Sắt (II) Iotua (điều kiện: đung nóng)
Fe + l 2 → Fel 2
b) Sắt tác dụng với Oxi → Tạo thành oxit sắt từ (Fe3O4)
3Fe + 2O2 → Fe3O4 (điều kiện: đun nóng)
c) Sắt tác dụng với Lưu huỳnh:
Fe + S → FeS (điều kiện: nhiệt độ)
2. Sắt tác dụng với dung dịch axit.
Sắt tác dụng với dung dịch axit: HCl, H2SO4 loãng , HNO3 , H2SO4 đặc, nóng
a) Sắt tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng ,….
Fe + 2HCl → FeCl 2 + H 2
Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2
b) Sắt tác dụng với axit HNO3 , H2SO4 đặc, nóng
Fe + 6HNO 3 → Fe (NO 3 ) 3 + 3NO 2 + 3H 2 O
2Fe + 6H2SO4 đ,n → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Chú ý: Fe thụ động với HNO3 , H2SO4 đặc, nguội
3. Sắt đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
Sắt đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành muối sắt tương ứng và giải phóng kim loại mới.
Fe + Cu (NO 3 ) 2 → Fe (NO 3 ) 2 + Cu
4. Sắt hầu như không tác dụng với nước lạnh.
Sắt hầu như không tác dụng với nước lạnh, chỉ tác dụng khi đun nóng ở nhiệt độ cao.
Ở nhiệt độ cao < 5700 độ C thì sắt mới tác dụng với H2O:
3Fe + 4H 2 O → Fe 3 O 4 + 4H 2
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
27020
-
Cho Bari vào nước được dung dịch A. Cho lượng dư dung dịch
và dung dịch A rồi dẫn tiếp luồng khí
vào đến dư. Hiện tượng nào đúng trong số các hiện tượng sau
A. Sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa trắng rồi tan
B. Bari tan, xuất hiện kết tủa trắng, rối tan
C. Bari tan, sủi bọt khí hidro, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng
D. Bari tan, sủi bọt khí hidro, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan
20011