Tin học 9 Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet

Lý thuyết tổng hợp Tin học 9 Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Tin 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết  Tin học lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Tin học 9.

1230
  Tải tài liệu

Lý thuyết Tin học 9 Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet

1. Internet là gì?

    • Là mạng kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên khắp thế giới, cung cấp cho mọi người khả năng khai thác nhiều dịch vụ thông tin: đọc, nghe, xem tin trực tuyến, …

    • Mạng Internet là của chung, được quản lý bởi các tổ chức khác nhau.

    • Giao tiếp với nhau bằng một giao thức chung: TCP/ IP tạo nên một mạng toàn cầu.

    • Các máy tính, mạng máy tính tham gia Internet một cách tự nguyện.

    • Internet đem đến người dùng khả năng tiếp cận thông tin ở khắp nơi trên các thế giới một cách thuận tiện về mặt không gian, thời gian.

Lý thuyết Tin học 9 Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet (hay, chi tiết)

2. Một số dịch vụ trên Internet

a) Tổ chức và khai thác thông tin trên web

    • Word Wide Web (www): tổ chức thông tin (văn bản, hình ảnh, …) dưới dạng các trang nội dung, gọi là các trang web.

    • Người dùng có thể truy cập các trang web bởi chương trình máy tính (trình duyệt).

    • Có thể truy cập đến các trang web khác nhau do chúng có sự liên kết.

b) Tìm kiếm thông tin trên Internet.

    • Máy tìm kiếm: công cụ giúp tìm kiếm thông tin dựa trên cơ sở các từ khoá liên quan.

    Ví dụ: công cụ tìm kiếm Google, Bing, …

    • Danh mục thông tin (directory): trang web chứa danh sách các trang web khác có nội dung được phân theo chủ đề.

    Ví dụ: danh mục thông tin trên các trang web của yahoo.

    • Lưu ý: cần chú ý về vấn đề bản quyền trên Internet.

Lý thuyết Tin học 9 Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet (hay, chi tiết)

c) Thư điện tử

    • Là dịch vụ trao đổi thông tin trên Internet thông qua hộp thư điện tử, có thể gửi phần mềm, hình ảnh, video, … cho nhau.

    • Có thể trao đổi thông tin một cách nhanh chóng, tiện lợi với chi phí thấp.

    • Ví dụ: thư điện tử của google, yahoo, …

Lý thuyết Tin học 9 Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet (hay, chi tiết)

3. Một vài ứng dụng khác trên Internet.

a) Hội thảo trực tuyến

    • Tổ chức các hội thảo, cuộc họp từ xa với sự tham gia nhiều người ở các nơi khác nhau. Hình ảnh, âm thanh của người dùng được phát trực tuyến hiển thị qua màn hình, loa.

    Ví dụ: phần mềm Skype, Facetime, Zalo Time, …

b) Đào tạo qua mạng

    • Người học có thể truy cập Internet để nghe các bài giảng, trao đổi hoặc nhận các chỉ dẫn, bài tập từ giáo viên, tài liệu học tập,… ngay qua mạng mà không cần phải đến lớp.

    Ví dụ: Vietjack website về giáo dục có lượng truy cập lớn nhất ở Việt Nam.

c) Thương mại điện tử

    • Các doanh nghiệp, cá nhân có thể đưa nội dung văn bản, hình ảnh giới thiệu, đoạn video quảng cáo về sản phẩm lên trang web.

    • Người dùng có thể truy cập Internet, vào các “chợ”, “gian hàng” điện tử để lựa chọn sản phẩm và chuyển về tận nhà.

    • Nhờ khả năng thanh toán qua mạng, các dịch vụ tài chính ngân hàng có thể sử dụng với Internet, tạo sự thuận tiện cho mọi người.

    Ví dụ: Trang web thương mại điện tử Amazon, Taobao, Tiki, Lazada, …

    • Ngoài ra chúng ta còn có mạng xã hội (Facebook, Twiter), trò chơi trực tuyến (Pubg, Csgo, Dota 2, …), diễn đàn trực tuyến (Voz, Tinhte,… ) nhờ Internet.

4. Làm thế nào để kết nối Internet?

    • Đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để được hỗ trợ cài đặt: VNPT, Viettel, FPT, …

    • Sử dụng modem, đường kết nối riêng (ADSL, WIFI, …) các máy tính có thể kết nối mạng. Internet là mạng của các mạng máy tính.

    • Đường trục Internet là các đường kết nối giữa hệ thống mạng những nhà cung cấp dịch vụ trên thế giới.

Lý thuyết Tin học 9 Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet (hay, chi tiết)

Bài viết liên quan

1230
  Tải tài liệu