Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái
Lý thuyết tổng hợp Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 1000 bài tập ôn luyện Sinh 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 9.
Lý thuyết Sinh học 9 Bài 50: Hệ sinh thái
I. THẾ NÀO LÀ MỘT HỆ SINH THÁI?
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh).
- Trong hệ sinh thái các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường → 1 thể thống nhất tương đối ổn định.
- Các thành phần của hệ sinh thái:
+ Thành phần vô sinh: đất, đá, nước, nhiệt độ, mùn hữu cơ…
+ Thành phần hữu sinh:
Sinh vật sản xuất: thực vật.
Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt hoặc kí sinh trên động vật.
Sinh vật phân giải.
II. CHUỖI THỨC ĂN VÀ LƯỚI THỨC ĂN
Các sinh vật trong hệ sinh thái có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng tạo nên các chuỗi và lưới thức ăn.
1. Thế nào là một chuỗi thức ăn?
- Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
- Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là 1 mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Có 2 dạng chuỗi thức ăn:
+ Mở đầu bằng sinh vật sản xuất: cỏ - sâu – chim sâu – cầy – đại bàng – vi khuẩn.
+ Mở đầu bằng sinh vật phân hủy: mùn bã hữu cơ – giun đất – gà – quạ - vi khuẩn.
2. Thế nào là lưới thức ăn
- Trong tự nhiên, 1 loài sinh vật không chỉ tham gia vào 1 chuỗi thức ăn mà đồng thời tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành 1 lưới thức ăn.
- Vai trò của các sinh vật trong lưới thức ăn:
+ Sinh vật sản xuất: tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ (thực vật, tảo…).
+ Sinh vật tiêu thụ: động vật ăn hoặc kí sinh trên thực vật, động vật ăn hoặc kí sinh trên động vật: sử dụng các chất hữu cơ.
+ Sinh vật phân giải: gồm vi khuẩn, nấm … phân giải các chất hữu cơ (xác động vật, thực vật…) thành các chất vô cơ.
- Có sự tuần hoàn vật chất kèm theo năng lượng trong hệ sinh thái.
- Ví dụ: