Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng tiếp theo
Lý thuyết tổng hợp Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng tiếp theo chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 1000 bài tập ôn luyện Sinh 9. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Sinh học lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 9.
Lý thuyết Sinh học 9 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng tiếp theo
III. MENDEN GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
- Ta có tỷ lệ phân li của từng cặp tính trạng ở F2 là:
+ Vàng : Xanh ≈ 3 : 1
+ Xanh : Nhăn ≈ 3 : 1
- Từ kết quả thí nghiệm trên Menden cho rằng mỗi cặp tính trạng do một nhân tố di truyền quy định.
- Quy ước:
+ B: vỏ trơn; b: vỏ nhăn
KG vàng trơn thuần chủng là AABB, kiểu gen xanh nhăn thuần chủng là aabb.
- Kết quả thí nghiệm được giải thích bằng sơ đồ:
- F1 × F1: AaBb x AaBb
+ AaBb mỗi bên cho 4 giao tử: AB, ab, Ab, aB.
+ F2 có 4 × 4 = 16 hợp tử.
- Phân tích kết quả lai hai cặp tính trạng:
→ Quy luật phân li độc lập: các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
IV. Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
- Trên thí nghiệm của Menđen đã xuất hiện các biến dị tổ hợp đó là xanh, trơn và vàng, nhăn. Do sự phân li và tổ hợp tự do các cặp nhân tố di truyền của P tạo ra các KG khác P như AAbb, aaBB, Aabb, aaBb.
- Các loài sinh sản hữu tính trong tự nhiên có thể tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn thế vì: các loài sinh vật trong tự nhiên có rất nhiều gen và thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử → sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của chúng sẽ tạo ra vô số KG và KH ở đời con cháu.
- Ý nghĩa quan trọng của quy luật phân li độc lập: giải thích được 1 trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen.
- Biến dị tổ hợp có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.