Bài tập Sự hình thành liên kết cộng hóa trị hay, chi tiết

Bài tập Sự hình thành liên kết cộng hóa trị hay, chi tiết Hóa học lớp 10 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Bài tập Sự hình thành liên kết cộng hóa trị hay, chi tiết
 

645
  Tải tài liệu

Bài tập Sự hình thành liên kết cộng hóa trị hay, chi tiết

  • A. Phương pháp & Ví dụ

    Lý thuyết và Phương pháp giải

    - Liên kết cộng hóa trị được hình thành bằng cặp electron chung

    - Khi viết công thức electron, công thức cấu tạo:

    Giả sử nguyên tử A có n electron lớp ngoài cùng lúc đó A sẽ đưa ra (8 - n) electron để góp chung, nhằm đạt đến 8 electron ở lớp ngoài cùng, có cấu hình electron bền giống khí hiếm.

    Lưu ý:

    - Khi hai nguyên tử liên kết mà trong đó có một nguyên tử A đạt cấu hình bền còn nguyên tử B kia chưa thì lúc này A sử dụng cặp electron của nó để cho B dùng chung → hình thành liên kết cho nhận (hay phối trí) biểu diễn bằng → hướng vào nguyên tử nhận cặp electron đó.

    - Khi có nhiều nguyên tử đều có thể đưa cặp electron ra cho nguyên tử khác dùng chung thì ưu tiên cho nguyên tử nào có độ âm điện nhỏ hơn.

    - Khi viết công thức cấu tạo (CTCT) của:

    * Axit có oxi: theo thứ tự

         + Viết có nhóm H – O

         + Cho O của nhóm H – O liên kết với phi kim trung tâm

         + Sau đó cho phi kim trung tâm liên kết với O còn lại nếu có.

    * Muối:

         + Viết CTCT của axit tương ứng trước.

         + Sau đó thay H ở axit bằng kim loại.

  •  

    Ví dụ minh họa

    Ví dụ 1. X, A, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt nhân là 9, 19, 8.

    a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó.

    b) Dự đoán liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và A, A và Z, Z và X.

    Hướng dẫn:

    a) 9X : 1s22s22p5 Đây là F có độ âm điện là 3,98.

    19A : 1s22s22p63s23p64s1Đây là K có độ âm điện là 0,82.

    8Z: 1s22s22p4 Đây là O có độ âm điện là 3,44.

    b) Cặp X và A, hiệu số độ âm điện là: 3,98 – 0,82 = 3,16 , có liên kết ion.

    Cặp A và Z, hiệu số độ âm điện là: 3,44 – 0,82 = 2,62, có liên kết ion.

    Cặp X và Z, hiệu số độ âm điện là: 3,98 – 3,44 = 0,54, có liên kết cộng hóa trị có cực

     

  • Ví dụ 2. Dựa vào hiệu độ âm điện các nguyên tố, hãy cho biết có loại liên kết nàotrong các chất sau đây :

    AlCl3, CaCl2, CaS, Al2S3?

    Hướng dẫn:

    Hiệu dộ âm điện CaCl2 : 2, 16 → Liên kết ion.

    Hiệu độ âm điện AlCl3, CaS, Al2S3lần lượt là : 1,55 ; 1,58 ; 0,97 → Liên kết cộng

    hóa trị có cực.

  • B. Bài tập trắc nghiệm

    • Câu 1. Liên kết cộng hóa trị là:

      A. Liên kết giữa các phi kim với nhau .

      B. Liên kết trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

      C.Liên kết được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

    • D. Liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng những electron chung.

    Câu 2. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử HCl có đặc điểm

    A. Có hai cặp electron chung, là liên kết đôi, không phân cực.

    B. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, không phân cực.

    C. Có một cặp electron chung, là liên kết ba, có phân cực.

    D. Có một cặp electron chung, là liên kết đơn, phân cực.

    Câu 3. Chọn câu đúng trong các câu sau đây :

    A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

    B. Liên kết CHT có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.

    C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các ngtử khác hẳn nhau về tính chất hóa học,

    D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.

    Câu 4. Kiểu liên kết nào được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung ?

    A. Liên kết ion .        B. Liên kết cộng hóa trị.

    C. Liên kết kim loại.        D. Liên kết hidro

    Câu 5. Cho các phân tử : N2 ; SO2 ; H2 ; HBr. Phân tử nào trong các phân tử trên có liên kết cộng hóa trị không phân cực ?

    A. N2 ; SO2        B. H2 ; HBr.

    C.SO2 ; HBr.        D. H2 ; N2 .

    Câu 6. Cho độ âm điện Cs: 0,79; Ba: 0,89; Cl: 3,16; H: 2,2; S: 2,58; F: 3,98: Te: 2,1 để xác định liên kết trong phân tử các chất sau: H2Te , H2S, CsCl, BaF2 . Chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực là:

    A. BaF2.        B. CsCl

    C. H2Te        D. H2S.

    Câu 7. Cho độ âm điện Cs : 0,79 ; Ba : 0,89 ; H : 2,2 ; Cl : 3,16 ; S : 2,58 ; N : 3,04 ; O : 3,44 để xét sự phân cực của liên kết trong phân tử các chất sau: NH3 , H2S, H2O, CsCl . Chất nào trong các chất trên có liên kết ion ?

    A. NH3        B. H2O.        C. CsCl.        D. H2S.

  • Câu 8. Cho các hợp chất: NH3, Na2S, CO2, CaCl2, MgO, C2H2. Hợp chất có liên kết CHT là:

    A. CO2, C2H2, MgO        B. NH3.CO2, Na2S

    C. NH3 , CO2, C2H2        D. CaCl2, Na2S, MgO

  •  

    Câu 9. Trong các nhóm chất sau đây, nhóm nào là những hợp chất cộng hóa trị:

    A. NaCl, H2O, HCl        B. KCl, AgNO3, NaOH

    C. H2O, Cl2, SO2        D. CO2, H2SO4, MgCl2

    Câu 10. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tử trong phân tử bằng:

    A. 1 cặp electron chung

    B. 2 cặp electron chung

    C. 3 cặp electron chung

    D. 1 hay nhiều cặp electron chung

Bài viết liên quan

645
  Tải tài liệu