Bài tập Sự hình thành liên kết ion hay, chi tiết

Bài tập Sự hình thành liên kết ion hay, chi tiết Hóa học lớp 10 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Bài tập Sự hình thành liên kết ion hay, chi tiết
 

750
  Tải tài liệu

Bài tập Sự hình thành liên kết ion hay, chi tiết

  • A. Phương pháp & Ví dụ

    Lý thuyết và Phương pháp giải

    Cần nhớ điều kiện và dấu hiệu nhận biết phân tử có liên kết ion.

    - Điều kiện hình thành liên kết ion:

          + Liên kết được hình thành giữa các nguyên tố có tính chất khác hẳn nhau (kim loại điển hình và phi kim điển hình).

          + Quy ước hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử liên kết ≥ 1,7 là liên kết ion (trừ một số trường hợp).

    - Dấu hiệu cho thấy phân tử có liên kết ion:

          + Phân tử hợp chất được hình thành từ kim loại điển hình (kim loại nhóm IA, IIA) và phi kim điển hình (phi kim nhóm VIIA và Oxi).

  •  

    Ví dụ minh họa

    Ví dụ 1: Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức là M2X. Cho biết:

        - Tổng số proton trong hợp chất bằng 46.

        - Trong hạt nhân của M có n - p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’.

        - Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm khối lượng.

    1. Tìm số hạt proton trong nguyên tử M và X.

    2. Dựa vào bảng tuần hoàn hãy cho biết tên các nguyên tố M, X.

    3. Liên kết trong hợp chất M2X là liên kết gì? Tại sao? Viết sơ đồ hình thành liên kết trong hợp chất đó.

    Hướng dẫn:

    1. Tổng số proton trong hợp chất M2X bằng 46 nên : 2p + p’ = 46. (1)

    Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm khối lượng nên:

    39p’ = 8(2p + 1). (2)

    Từ (1), (2) ta tìm được: p = 19; p’ = 8.

    2. M là kali (K) và X là oxi (O).

    3. Liên kết trong hợp chất K2O là liên kết ion vì K là kim loại điển hình, O là phi kim điển hình.

    Sơ đồ hình thành liên kết:

    O + 2e → O2-

    2K → 2K+ + 2.1e

    Các ion K+và O2-tạo thành mang điện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất K2O:

    2K+ + O2- → K2O

    Ví dụ 2:

    a, Viết cấu hình electron của các nguyên tử A, B biết rằng:

        - Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử A là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.

        - Kí hiệu của nguyên tử B là B.

    b, Liên kết trong hợp chất tạo thành từ A và B thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết công thức của hợp chất tạo thành .

    Hướng dẫn:

    a, Gọi tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử A là P, N, E (trong đó P = E).

    Ta có: P + N + E = 34 và P + E - N = 10.

    Từ đây tìm được P = E = 11; N = 12.

    Kí hiệu của nguyên tử B là B nên ZB = 9

    Cấu hình electron của A, B:

    A (Z = 11) : 1s22s22p63s1

    B (Z = 9) : 1s22s22p5

    b, Liên kết trong hợp chất giữa A và B là liên kết ion vì A là kim loại điển hình (nhóm IA), B là phi kim điển hình (nhóm VIIA).

    Sơ đồ hình thành liên kết:

    A → A+ + 1e

    B + 1e → B-

    Các ion A+và B- tạo thành mang điện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất AB:

    A+ + B- → AB.

  • Ví dụ 3: Viết cấu hình electron của Cl (Z = 17) và Ca (Z=20). Cho biết vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn. Liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl2 thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết sơ đồ hình thành liên kết đó.

    Hướng dẫn:

    Cl (Z = 17) : 1s22s22p63s23p5

    Ca (Z = 20) : 1s22s22p63s23p64s2

    Clo nằm ở ô số 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA.

    Canxi nằm ở ô số 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

    Liên kết trong hợp chất CaCl2 là liên kết ion vì Ca là kim loại điển hình, Cl là phi kim điển hình.

    Sơ đồ hình thành liên kết:

    2Cl + 21e → 2Cl-

    Ca → Ca2+ + 2e

    Các ion Ca2+và Cl-tạo thành mang điện tích trái dấu, chúng hút nhau bằng lực hút tĩnh điện, tạo thành hợp chất CaCl2:

    Ca2+ + 2Cl- → CaCl2

    B. Bài tập trắc nghiệm

    • Câu 1. Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F- . Tìm câu khẳng định sai .

      A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau .

      B. 3 ion trên có số nơtron khác nhau.

      C. 3 ion trên có số electron bằng nhau

      D. 3 ion trên có số proton bằng nhau.

    Câu 2. Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O (3,5). Chất nào sau đây có liên kết ion ?

    A. H2S, NH3.        B. BeCl2, BeS.

    C. MgO, Al2O3.        D. MgCl2, AlCl3.

    Câu 3. Nguyên tử Al có 3 electron hóa trị. Kiểu liên kết hóa học nào được hình thành khi nó liên kết với 3 nguyên tử flo:

    A. Liên kết kim loại.

    B. Liên kết cộng hóa trị có cực.

    C. Liên kết cộng hóa trị không cực.

    D. Liên kết ion.

    Câu 4. Cho các hợp chất: NH3, H2O, K2S, MgCl2, Na2O, CH4, Chất có liên kết ion là:

    A. NH3, H2O, K2S, MgCl2        B. K2S, MgCl2, Na2O, CH4

    C. NH3, H2O, Na2O, CH4        D. K2S, MgCl2, Na2O

    Câu 5. Cấu hình electron của cặp nguyên tử nào sau đây có thể tạo liên kết ion:

    A. 1s22s22p3 và 1s22s22p5        B.1s22s1 và 1s22s22p5

    C. 1s22s1 và 1s22s22p63s23p2        D.1s22s22p1 và 1s22s22p63s23p6

  • Câu 6. Xét các phân tử ion: LiCl, KCl, RbCl, CsCl. Liên kết trong phân tử nào mang tính chất ion nhiều nhất?

    A. LiCl        B. KCl        C. RbCl        D. CsCl

  •  

    Câu 7. Trong dãy oxit sau: Na2O, MgO, Al2O3 , SiO2 , P2O5 , SO3 , Cl2O7 . Những oxit có liên kết ion là :

    A. Na2O , SiO2 , P2O5 .        B. MgO, Al2O3 , P2O5

    C. Na2O, MgO, Al2O3 .        D. SO3, Cl2O3 , Na2O .

    Câu 8. Cho các chất : HF, NaCl, CH4, Al2O3, K2S, MgCl2. Số chất có liên kết ion là (Độ âm điện của K: 0,82; Al: 1,61; S: 2,58; Cl: 3,16 và O: 3,44; Mg: 1,31; H: 2,20; C: 2,55; F: 4,0) :

    A. 3.        B. 2.        C. 1.        D. 4.

Bài viết liên quan

750
  Tải tài liệu