Bài tập về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố hóa học hay, chi tiết

Bài tập về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố hóa học hay, chi tiết Hóa học lớp 10 với đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải và bài tập có lời giải cho tiết sẽ giúp học sinh nắm được Bài tập về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố hóa học hay, chi tiết
 

754
  Tải tài liệu

Bài tập về sự biến thiên tính chất của các nguyên tố hóa học hay, chi tiết

  • A. Phương pháp & Ví dụ

    Lý thuyết và Phương pháp giải

    Dựa vào quy luật biến thiên tính chất theo chu kì và theo nhóm.

    - Trong chu kì: Theo chiều tăng của diện tích hạt nhân (tức Z tăng): tính kim loại giảm, phi kim tăng, tính bazơ giảm, axit tăng.

    - Trong nhóm A: Theo chiều Z tăng: Tính kim loại tăng, phi kim giảm, tinh bazơ tăng, tính axit giảm.

  •  

    Ví dụ minh họa

    Ví dụ 1. Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây sai?

    A. Các nguyên tố này đều là các kim loại mạnh nhất trong chu kì.

    B. Các nguyên tố này không cùng thuộc 1 chu kì.

    C. Thứ tự tăng dần tính bazo là: X(OH)2, Y(OH) 2, Z(OH) 2

    D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z < Y < X

    Hướng dẫn:

    Zx= 4 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của X là … 2s2 ⇒ X thuộc nhóm II, chu kì 2

    Zy = 12 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của Y là ….3s2 ⇒ Y thuộc nhóm II, chu kì 3

    Zz = 20 ⇒ cấu hình e lớp ngoài cùng của Z là ….4s2⇒ Z thuộc nhóm II, chu kì 4

    A sai vì nguyên tố nhóm IA mới là KL mạnh nhất trong 1 CK

    B đúng X thuộc CK 2, Y thuộc CK 3, Z thuộc CK 4.

    C đúng Trong cùng 1 nhóm tính bazo tăng dần theo chiều tăng dần của điện tích hạ nhân.

    D đúng Trong cùng 1 nhóm độ âm điện giảm dần theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

    ⇒ Chọn A

    Ví dụ 2. Cho các phát biểu sau:

    (I) F là phi kim mạnh nhất.

    (II) Li là KL có độ âm điện lớn nhất

    (III) He là nguyên tử có bán kính nhỏ nhất.

    (IV) Be là KL yếu nhất trong nhóm IIA.

    Số các phát biểu đúng là?

    A. 1     B. 2    C. 3     D. 4

    Hướng dẫn:

    ⇒ Chọn C (I, III, IV).

    Ví dụ 3. Cho 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt ở vị trí 11, 12, 19 của bảng tuần hoàn. Hidroxit của X, Y, Z tương ứng là X’, Y’, Z’. Thứ tự tăng dần tính bazo là:

    A. X’ < Y’ < Z’     C. Z’ < Y’< X’

    B. Y’ < X’ < Z’     D. Z’ < X’ < Y’.

    Hướng dẫn:

    ZX = 11 có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s1

    ZY = 11 có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s2

    ZZ = 19 có cấu hình e lớp ngoài cùng là 4s1

    Trong cùng 1 nhóm tính kim loại tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó tính bazo tương ứng của X’ < Z’

    Trong cùng 1 CK tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó tính bazo tương ứng của X’> Y’

    ⇒ Chọn B

  • Ví dụ 4. Dãy các nguyên tố nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại?

    A. Li, Be, Na, K.     B. Al, Na, K, Ca.

    C. Mg, K, Rb, Cs.     D. Mg, Na, Rb, Sr.

    Hướng dẫn:

    Trong 1 chu kì, tính kim loại giảm dần (đi từ trái qua phải).

    Trong 1 nhóm, tính kim loại tăng dần (đi từ trên xuống dưới).

    Do đó dãy sắp xếp tăng dần tính kim loại là: Mg, K, Rb, Cs

    ⇒ Chọn C

  • B. Bài tập trắc nghiệm

    • Câu 1. Hãy so sánh tính bazơ của các cặp chất sau và giải thích ngắn gọm

      a) Magie hiđroxit và canxi hiđroxit.

      b) Natri hiđroxit và magie hiđroxit.

    Câu 2. Tính phi kim giảm dần trong dãy :

    A. C, O, Si, N

    B. Si, C, O, N

    C. O, N, C, Si

    D. C, Si, N, O

    Câu 3. Tính bazơ tăng dần trong dãy :

    A. Al(OH)3 ; Ba(OH)2; Mg(OH)2

    B. Ba(OH)2; Mg(OH)2; Al(OH)3

    C. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3

    D. Al(OH)3; Mg(OH)2; Ba(OH)2

    Câu 4. Tính axit tăng dần trong dãy :

    A. H3PO4; H2SO4; H3AsO4       B. H2SO4; H3AsO4; H3PO4

    C. H3PO4; H3AsO4; H2SO4       D. H3AsO4; H3PO4 ;H2SO4

    Câu 5. Bán kính nguyên tử các nguyên tố : Na, Li, Be, B. Xếp theo chiều tăng dần là:

    A. B < Be < Li < Na        B. Na < Li < Be < B

    C. Li < Be < B < Na       D. Be < Li < Na < B

    Câu 6. Độ âm điện của các nguyên tố : Na, Mg, Al, Si. Xếp theo chiều tăng dần là:

    A. Na < Mg < Al < Si        B. Si < Al < Mg < Na

    C. Si < Mg < Al < Na        D. Al < Na < Si < Mg

    Câu 7. Các nguyên tố C, Si, Na, Mg được xếp theo thứ tự năng lượng ion hoá thứ nhất giảm dần là :

    A. C, Mg, Si, Na        B. Si, C, Na, Mg

    C. Si, C, Mg, Na        D. C, Si, Mg, Na

  • Câu 8. Tính kim loại tăng dần trong dãy :

    A. Ca, K, Al, Mg        B. Al, Mg, Ca, K

    C. K, Mg, Al, Ca        D. Al, Mg, K, Ca

  •  

    Câu 9.

    Hãy so sánh tính chất axit của các chất trong mỗi cặp sau và giải thích: Axit cacbonic và axit silicic; axit photphoric và axit sunfuric; axit silisic và axit sunfuric.

    Câu 10.

    Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt 9, 16,17:

    a) Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

    b) Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần,

Bài viết liên quan

754
  Tải tài liệu