Vật Lí 6 Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Lý thuyết tổng hợp Vật Lí lớp 6 Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lí 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.
Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
I. Lý thuyết
1. Những hiện tượng cần chú ý quan sát khi có lực tác dụng
a) Những sự biến đổi của chuyển động
Trạng thái chuyển động của vật có sự thay đổi thì vật đó bị biến đổi chuyển động. Có nghĩa là vật bị biến đổi chuyển động khi:
- Vật đang chuyển động bị dừng lại.
- Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.
- Vật chuyển động nhanh lên.
- Vật chuyển động chậm lại
- Vật đang chuyển động theo hướng này, bỗng chuyển động theo hướng khác.
Chân tác dụng lên quả cầu một lực làm quả cầu chuyển động theo một hướng khác
Một thủ môn chụp lấy một quả bóng đang bay vào khung thành. Thủ môn tác dụng một lực lên quả bóng khiến cho quả bóng đang chuyển động bị đứng yên
b) Những sự biến dạng
Hình dạng ban đầu của vật bị thay đổi thì vật đó bị biến dạng.
Người tác dụng lên quả bóng một lực làm quả bóng biến dạng
Sào bị uốn cong ở các giai đoạn chống sào và nhảy cao do lực tác dụng từ tay của vận động viên
2. Những kết quả tác dụng của lực
Lực tác dụng lên một vật có thể làm cho vật đó bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng hoặc cả hai (tức vừa làm cho vật bị biến đổi chuyển động và vừa bị biến dạng).
Chân tác dụng lên quả bóng một lực vừa làm quả bóng bị biến dạng vừa làm quả bóng chuyển động theo một hướng khác
Một vận động viên nhảy cầu đang nhún người trên ván nhảy để lấy đà trước khi nhảy lên. Người này đã tác dụng lên ván, khiến cho ván vừa bị uốn cong, vừa chuyển động lên xuống
II. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Trường hợp nào sau đây vật không bị biến dạng khi chịu tác dụng của lực?
A. Cửa kính bị vỡ khi bị va đập mạnh.
B. Đất xốp khi được cày xới cẩn thận.
C. Cành cây đu đưa khi có gió thổi.
D. Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại
Cành cây đu đưa khi có gió thổi có sự biến đổi vận tốc, không có sự biến dạng
⇒ Đáp án C
Bài 2: Một học sinh đá quả bóng nhựa vào tường sau đó quả bóng bị méo đi. Lực tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả nào sau đây?
A. không làm chuyển động quả banh.
B. vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
C. chỉ làm biến dạng mà không làm biến đổi chuyển động quả bóng.
D. không làm biến dạng quả bóng.
Quả bóng chuyển động và bị biến dạng nên lực đã có tác dụng vừa làm biến dạng và biến đổi chuyển động quả bóng.
⇒ Đáp án B
Bài 3: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?
A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng hãm phanh, xe dừng lại.
B. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc không đổi 500 km/h.
C. Một chiếc xe máy đang chạy với tốc độ đều đặn.
D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất.
Chuyển động có sự biến đổi vận tốc là chuyển động có sự thay đổi về độ lớn vận tốc và hướng của vận tốc ⇒ Đáp án A.
Bài 4: Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?
A. Lốp xe không chịu lực nào tác dụng.
B. Lực hút của Trái Đất tác dụng vào người.
C. Lực của người tác dụng vào lốp xe.
D. Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.
Khi một người ngồi lên xe máy làm cho lốp xe bị biến dạng. Nguyên nhân của sự biên dạng này là lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe ⇒ Đáp án D.
Bài 5: Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?
A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.
B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.
C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.
D. Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.
Lực có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động, vật đang chuyển động phải dừng lại, làm cho vật biến dạng ⇒ Đáp án D
Bài 6: Buộc một đầu dây cao su lên giá đỡ treo vào đầu còn lại một túi nilong đựng nước. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để biết túi nilong đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực?
A. Túi nilong đựng nước không rơi.
B. Túi nilong đựng nước bị biến dạng.
C. Dây cao su dãn ra.
D. Cả ba dấu hiệu trên.
Dựa vào dấu hiệu dây cao su dãn ra để biết túi nilong đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực ⇒ Đáp án C
Bài 7: Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó:
A. Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại.
B. Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại.
C. Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động.
D. Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên.
- Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại ⇒ có sự biến đổi vận tốc.
- Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại ⇒ có sự biến đổi vận tốc và đổi hướng chuyển động.
- Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động ⇒ có sự biến đổi vận tốc.
- Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên ⇒ có sự biến đổi vận tốc.
⇒ Đáp án B
Bài 8: Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng?
A. Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra.
B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta.
C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả ra từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào.
D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác.
Phát biểu đúng là quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác ⇒ Đáp án D
Bài 9: Chuyển động của các vật nào dưới đây không bị biến đổi?
A. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500 km/h.
B. Một con châu chấu đang đậu trên một chiếc lá lúa, bỗng đập càng nhảy và bay đi.
C. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại.
D. Một chiếc xe máy đang chạy, bỗng được tăng ga, xe chạy nhanh lên.
Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500 km/h là chuyển động không bị biến đổi
⇒ Đáp án A
Bài 10: Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất
A. chỉ làm gò đất bị biến dạng.
B. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất.
C. làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất.
D. không gây ra tác dụng gì.
Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất chỉ làm gò đất bị biến dạng ⇒ Đáp án A.
Câu 11 : Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật đó.
B. Lực tác dụng lên một vật làm vật đó chuyển động.
C. Lực tác dụng lên một vật làm vật đó bị biến dạng.
D. Khi đánh tennis, lưới vợt đã tác dụng lên quả bóng một lực làm quả bóng bị biến dạng.
Đáp án B
Lực tác dụng lên một vật làm vật bị biến dạng hoặc thay đổi chuyển động. Khi đánh Tennis, lưới vợt tác dụng lên quả bóng một lực, làm quả bóng bị biến dạng, đồng thời thay đổi chuyển động của quả bóng.
Đáp án sai là B, lực tác dụng lên một vật có thể không làm vật đó chuyển động.
Câu 12 : Những trường hợp chuyển động nào sau đây được xem như không biến đổi:
A. Xe ôtô bắt đầu chuyển động
B. Phi thuyền bắt đầu rời bệ phóng
C. Xe ôtô đang chuyển động đều (chạy với vận tốc không đổi) trên xa lộ.
D. Xe đang xuống một con dốc.phố, tài xế bắt đầu tăng tốc chạy trên xa lộ.
Đáp án C
Giải thích: Trong quá trình xe ô tô bắt đầu chuyển động, hay khi đang lên dốc, xuống dốc… thì vận tốc của xe thay đổi, lực tác dụng lên xe làm thay đổi chuyển động của xe. Khi xe đã chạy đều với vận tốc không đổi thì coi như chuyển động đều, không thay đổi. Phi thuyền bắt đầu rời bệ phóng, vận tốc của nó tăng dần nên chuyển động là biển đổi.
Câu 13 : Những trường hợp nào sau đây được xem như chuyển động bị biến đổi:
A. Xe đang chạy trên đường thẳng thì giảm tốc đi vào khúc quanh.
B. Xe đang chạy lên một con dốc.
C. Xe vừa chạy ra khỏi thành
D. Cả A, B, C đều là những trường hợp chuyển động bị biến đổi.
Đáp án D
Giải thích: Khi xe đang chạy trên đường thẳng mà giảm tốc thì tức là vận tốc thay đổi, chuyển động của xe bị thay đổi. Khi xe bắt đầu tăng tốc hay lên dốc thì tốc độ của xe thay đổi nên chuyển động của xe thay đổi.
Câu 14 : Quan sát một viên đá được bắn lên từ chiếc ná. Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Trọng lực làm viên đá rơi xuống đều
Lan: Trọng lực làm viên đá rơi xuống chậm dần.
Chi: Trọng lực làm viên đá rơi xuống nhanh dần.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Cả Bình, Lan, Chi cùng đúng.
Đáp án C
Giải thích: Trong quá trình viên đá rơi xuống, nó chỉ chịu tác dụng của trọng lực, nó rơi xuống nhanh dần.
Câu 15 :
Quan sát hiện tượng: Thả một viên đá vào một bình đựng đầy nước, viên đá rơi từ từ, từ từ xuống đáy bình (chậm dần).
Giải thích: Viên đá rơi từ từ xuống đáy bình (chuyển động chận dần) là do viên đá đã bị lực cản của nước (sau này lên lớp 8, lực đó gọi là lực đẩy Archimède) cản lại.
A. Hiện tượng đúng, giải thích đúng.
B. Hiện tượng đúng, giải thích sai.
C. Hiện tượng sai, giải thích sai.
D. Hiện tượng sai, giải thích đúng.
Đáp án C
Giải thích:
Hiện tượng: Thả một viên đá vào một bình đựng đầy nước, viên đá rơi từ từ, từ từ xuống đáy bình, vậy viên đá chuyển động đều (không biến đổi chuyển động).
Giải thích: Viên đá chịu tác dụng của hai lực: trọng lực và lực đẩy Acsimet (do nước tác dụng – Vật lý lớp 8). Hai lực này cân bằng nhau nên vật chuyển động đều.
Câu 16 : Quan sát một vật chuyển động theo phương thẳng đứng. Ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:
Bình: Trọng lực luôn luôn làm vật chuyển động nhanh dần đều.
Lan: Trọng lực luôn luôn làm vật chuyển động chậm dần đều.
Chi: Trọng lực làm vật chuyển động nhanh dần hay chậm dần tùy thuộc vào chiều chuyển động của vật đó.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chi có Chi đúng.
D. Cả Bình, Lan, Chi cùng sai.
Đáp án C
Giải thích:
Một vật chuyển động theo phương thẳng đứng, nếu hướng xuống (rơi tự do) thì trọng lực làm cho vật chuyển động nhanh dần (lực cùng phương với chiều chuyển động của vật), nếu chuyển động hướng lên (bị ném lên) thì trọng lực làm vật chuyển động chậm dần (vì lực có phương ngược với chiều chuyển động của vật)
Câu 17 : Trong trò chơi bi-a. Khi viên bi trắng đến va chạm vào viên bi đỏ, tìm câu sai trong các câu sau:
A. Chỉ có bi đỏ mới bị biến đổi chuyển động.
B. Cả hai viên bi đều bị biến đổi chuyển động.
C. Cả hai bi đều tác dụng lực lẫn nhau.
D. Lực mà hai viên bi tác dụng lẫn nhau là hai lực có độ lớn bằng nhau.
Đáp án A
Giải thích: Khi hai viên bi va chạm với nhau thì viên bi trắng và đỏ đều bị thay đổi chuyển động. Hai viên bi tương tác với nhau, bi trắng tác dụng lực lên bi đỏ thì bi đỏ cũng tác dụng lực lên bi trắng. Hai lực này cùng phương, cùng độ lớn, ngược chiều, nhưng không phải là hai lực cân bằng vì chúng tác dụng vào hai vật khác nhau.
Vì vậy kết luận A, chỉ bi đỏ thay đổi chuyển động là sai.
Câu 18 : Trong mỗi lần sút phạt trực tiếp, lực đá của cầu thủ vào quả bóng làm bóng...
A. Chỉ biến đổi chuyển dộng.
B. Vừa biến đổi chuyển động vừa bị biến dạng.
C. Chỉ bị biến dạng.
D. Tùy vào lực đá mạnh hay nhẹ.
Đáp án B
Giải thích: Do quả bóng được làm bằng da, bơm hơi căng, nên nó có tính đàn hồi, khi cầu thủ đá, lực sẽ làm quả bóng thay đổi chuyển động và bị biến dạng.
Câu 19 : Trường hợp nào sau đây, lực chỉ làm biến đổi chuyển động hoặc chỉ bị biến dạng:
A. Đánh mạnh quả banh Tennis vào tường.
B. Đá mạnh vào một trái bóng.
C. Ấn hay kéo các lò xo lá tròn, lò xo ruột gà trong hình 6.1 và 6.2 SGK.
D. Ấn mạnh hai quả bóng cao su vào với nhau rồi buông tay.
Đáp án C
Giải thích: Các trường hợp đánh quả bóng, đá bóng hay ép hai quả bóng vào nhau rồi buông tay thì các lực xuất hiện làm quả bóng vừa bị biến dạng vừa bị thay đổi chuyển động.
Đối với các lò xo, no đã được cố định một đầu, nên khi ấn hay kéo chỉ làm lò xo bị biến dạng.
Câu 20 : Khi giương cung, lực kéo của cánh tay làm:
A. Cánh cung bị biến dạng.
B. Mũi tên bị biến dạng.
C. Mũi tên bị biến đổi chuyển động.
D. Mũi tên vừa bị biến dạng, vừa bị biến đổi chuyển động.
Đáp án A
Giải thích: Khi mới giương cung lên, tay ta kéo cánh cung, tác dụng lực làm cánh cung biến dạng.