Vật Lí 6 Bài 5: Khối lượng - Đo khối lượng

Lý thuyết tổng hợp Vật Lí lớp 6 Bài 5: Khối lượng - Đo khối lượng chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Lí 6. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Vật Lí lớp 6 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Vật Lí 6.

2708
  Tải tài liệu

Bài 5: Khối lượng - Đo khối lượng

I. Lý thuyết

1. Khối lượng của một vật là gì?

Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó.

Hỏi đáp VietJack

2. Đo khối lượng

Đo khối lượng của một vật là so sánh khối lượng của vật đó với khối lượng của một vật được chọn làm đơn vị.

3. Đơn vị khối lượng

- Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo khối lượng là kilôgam (kí hiệu: kg). Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt ở Viện Đo lường quốc tế Pháp.

- Ngoài ra còn dùng các đơn vị khác:

   + Lớn hơn ki lô gam (kg) là: tấn, tạ, yến.

      1 tấn = 1000 kg; 1 tạ = 100 kg; 1 yến = 10 kg

   + Đơn vị nhỏ hơn ki lô gam (kg) là: lạng (hg), gam (g), miligam (mg)…

      1 hg = 100 g; 1 kg = 1000 g = 1000000 mg

4. Dụng cụ đo khối lượng

* Để đo khối lượng người ta dùng cân. Một số cân thường dùng là: Cân đòn (cân treo), cân tạ, cân đồng hồ, cân tiểu li, cân y tế, cân Rô-béc-van…

Lý thuyết Khối lượng - Đo khối lượng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

* Trên mỗi cân đều ghi giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN).

- Giới hạn đo là số ghi lớn nhất trên cân.

- Độ chia nhỏ nhất là hiệu hai số ghi trên hai vạch chia liên tiếp.

* Tìm hiểu cân Rô-béc-van

- Cấu tạo gồm các bộ phận sau:

Lý thuyết Khối lượng - Đo khối lượng | Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 6 có đáp án

(1) Đòn cân                  (2) Đĩa cân

(3) Kim cân                  (4) Hộp quả cân

(5) Ốc điều chỉnh         (6) Con mã

- Cách dùng cân Rô-béc-van để cân một vật:

      + Điều chỉnh sao cho khi chưa cân đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa. Đó là việc điều chỉnh số 0.

      + Đặt vật đem cân lên đĩa cân bên trái, đặt lên đĩa cân bên kia một số quả cân có khối lượng phù hợp sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng giữa bảng chia độ.

      + Tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa cân cộng với số chỉ của con mã sẽ bằng khối lượng của vật đem cân.

Lưu ý: Cân Rô-béc-van cũng có loại không có thanh chia độ thì GHĐ của cân là tổng số giá trị ghi trên các quả cân có trong hộp quả cân và ĐCNN của cân là giá trị ghi trên quả cân nhỏ nhất ở trong hộp.

5. Cách đo khối lượng

Muốn đo khối lượng của một vật cho chính xác ta cần:

- Ước lượng khối lượng cần đo để chọn cân có GHĐ và ĐCNN cho thích hợp.

- Điều chỉnh kim chỉ vạch số 0 trước khi cân.

- Đặt cân và đặt mắt nhìn đúng cách.

- Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.

II. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Con số đó chỉ:

A. sức nặng của hộp mứt

B. thể tích của hộp mứt

C. khối lượng của mứt trong hộp mứt

D. sức nặng của hộp mứt


Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Con số đó chỉ khối lượng của mứt trong hộp mứt ⇒ Đáp án C

Bài 2: Dùng cân Rô – béc – van có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng:

A. giá trị của số chỉ của kim trên bảng chia độ.

B. giá trị của số chỉ của con mã trên đòn cân phụ.

C. tổng khối lượng của các quả cân trên đĩa.

D. tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.


Dùng cân Rô – béc – van có đòn cân phụ để cân một vật. Khi cân thăng bằng thì khối lượng của vật bằng tổng khối lượng của các quả cân đặt trên đĩa cộng với giá trị của số chỉ của con mã.

⇒ Đáp án D

Bài 3: Cho các phát biểu sau:

a) Đơn vị của khối lượng là gam.

b) Cân dùng để đo khối lượng của vật.

c) Cân luôn luôn có hai đĩa.

d) Một tạ bằng 100 kg.

e) Một tấn bằng 100 tạ.

f) Một tạ bông có khối lượng ít hơn 1 tạ sắt.

Số phát biểu đúng là:

A. 2         B. 3       

C. 4         D. 5


Các phát biểu đúng là a, b và d ⇒ Đáp án B

Bài 4: Trong các số liệu dưới đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa?

A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml

B. Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén

C. Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99

D. Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg


- Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330 ml ⇒ chỉ thể tích nước trong chai.

- Trên vỏ hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên nén ⇒ chỉ số lượng viên thuốc

- Ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: vàng 99,99 ⇒ chất lượng vàng đạt 99,99% độ tinh khiết.

- Trên bao bì túi xà phòng có ghi: 1 kg ⇒ chỉ khối lượng xà phòng

⇒ Đáp án D

Bài 5: Khi đo khối lượng của một vật bằng một cái cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng?

A. 298 g        B. 302 g      

C. 3000 g      D. 305 g


Kết quả đo phải là bội số của ĐCNN ⇒ Đáp án C

Bài 6: Cân một túi hoa quả, kết quả là 1553g. ĐCNN của cân đã dùng là:

A. 5 g         B. 100 g      

C. 10 g       D. 1 g


Số cân hoa quả là bội của ĐCNN ⇒ ĐCNN của cân đã dùng là 1g ⇒ Đáp án D

Bài 7: Trên một viên thuốc cảm có ghi “Para 500…”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây?

A. mg         B. tạ       

C. g            D. kg


Vì viên thuốc có kích thước nhỏ nên khối lượng cũng nhỏ ⇒ Đáp án A

Bài 8: Với một cân Rô – béc – van và hộp quả cân, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng nhỏ nhất ghi trên cân.

B. Giới hạn đo của cân là khối lượng lớn nhất ghi trên cân.

C. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.

D. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất.


Với một cân Rô – béc – van và hộp quả cân, độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.

⇒ Đáp án C

Bài 9: Giới hạn đo của cân Rô – béc – van là:

A. khối lượng của một quả cân nhỏ nhất có trong hộp.

B. khối lượng của một quả cân nhỏ nhất có trong hộp.

C. tổng khối lượng các quả cân có trong hộp.

D. tổng khối lượng các quả cân lớn nhất có trong hộp.


Giới hạn đo của cân Rô – béc – van là tổng khối lượng các quả cân có trong hộp.

⇒ Đáp án C

Bài 10: Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông có ghi “5T”. Số 5T có ý nghĩa gì?

A. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có trên 5 người ngồi thì không được đi qua cầu.

B. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn thì không được đi qua cầu.

C. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 50 tấn thì không được đi qua cầu.

D. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tạ thì không được đi qua cầu.


Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông có ghi “5T”. Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn thì không được đi qua cầu.

⇒ Đáp án B

Câu 11 : Trên hộp sữa ông Thọ có ghi 397g. Số này chỉ:

A. Sức nặng của hộp sữa

B. Thể tích của hộp sữa

C. Thể tích sữa chứa trong hộp

D. Khối lượng sữa chứa trong hộp


Đáp án D

Giải thích: 397 g là số chỉ khối lượng sữa chứa trong hộp. Gam (g) là đơn vị đo khối lượng.

Câu 12 : Mẹ Lan dặn Lan ra chợ mua 5 lạng thịt nạc răm. 5 lạng có nghĩa là:

A. 50g

B. 500g

C. 5g

D. 0,05kg


Đáp án B

Giải thích: Lạng là đơn vị đo khối lượng. 1 lạng = 100 gam.

Vậy mẹ dặn Lan mua 5 lạng thịt răm tức là mua 500 gam thịt răm.

Câu 13 : Khối lượng của một vật có biết điều gì?

A. Khối lượng của một vật chỉ chiều dài của vật đó.

B. Khối lượng của một vật chỉ sức nặng của vật đó.

C. Khối lượng của một vật chỉ độ lớn của vật đó.

D. Khối lượng của một vật chỉ một đơn vị thể tích của vật đó.


Đáp án B

Giải thích: Khối lượng của một vật chỉ sức nặng của vật đó, nói lên lượng chất chứa trong vật.

Câu 14 : Khi bàn về cấu tạọ của cân Robecvan. Ba bạn Bình, Lạn, Chi phát biểu:

Bình: Cân Robecvan không có GHĐ cũng như không có ĐCNN.

Lan: Quả cân lớn nhất trong hộp quả cân là GHĐ và quả cân nhỏ nhất trong hộp là ĐCNN.

Chi: Theo mình, tổng khối lượng các quả cân mới là GHĐ của cân; và ĐCNN là quả cân nhỏ nhất trong hộp.

A. Chỉ có Bình đúng.

B. Chỉ có Lan đúng.

C. Chỉ có Chi đúng.

D. Cả ba bạn cùng sai.


Đáp án C

Giải thích:

Câm Robecvan sử dụng các quả cân có khối lượng khác nhau để cân khối lượng của vật. Cân có hai đĩa cân, ta đặt vật ở 1 đĩa cân và đặt các quả cân ở đĩa bên kia, cho đến khi kim chỉ thị cân bằng, chỉ vạch đỏ chính giữa. Tổng khối lượng các quả cân trên đĩa cân là khối lượng của vật cần cân.

Vậy GHĐ của cân Robecvan là tổng khối lượng các quả cân trong hộp.

ĐCNN là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp.

Câu 15 : Khi dùng cân Robecvan để cân một vật, bước đầu tiên là:

A. Ước lượng khối lượng vật cần cân.

B. Xác định được GHĐ và ĐCNN của cân.

C. Điều chỉnh vạch số 0.

D. Không cần thiết, cứ việc đặt vật lên cân.


Đáp án C

Giải thích: Khi dùng cân Robecvan, bước đầu tiên là phải chỉnh vạch số 0.

Câu 16 : : Biển báo giao thông hình tròn trên có ghi 5T được gắn ở đầu của một số cây cầu mang ý nghĩa:

A. Tải trọng của cầu là 5 tấn (xe 5 tấn trở xuống được phép qua cầu).

B. Tải trọng của cầu là 5 tạ (xe 5 tạ trở xuống được phép qua cầu).

C. Bề rộng của cầu là 5 thước.

D. Bề cao của cầu là 5 thước.


Đáp án A

Giải thích: T là viết tắt của đơn vị khối lượng tấn. 5 T có nghĩa là 5 tấn.

Đầu cầu có biển báo 5T có nghĩa là tải trọng của cầu là 5 tấn, xe có khối lượng 5 tấn trở xuống được phép qua cầu.

Câu 17 : Với một quả cân l kg; một quả cân 500g và một quả cân 200g, Phải thực hiện phép cân mấy lần để cân được 600g cát bằng cân Robecvan (nhanh nhất).

A. Cân một lần.

B. Cân hai lần.

C. Cân ba lẩn.

D. Cân bốn lần.


Đáp án B

Giải thích:

Đặt một đĩa cân quả cân 500 gam, đĩa bên kia là cát để cân bằng, vậy ta có 500 gam cát trên đĩa cân. Xúc phần cát ra đĩa và đặt vào đĩa bên kia quả cân 200 gam cho đến khi cân bằng. Vậy trên đĩa cân còn lại 200 gam, tức là ta đã xúc ra đĩa 300 gam cát.

Lặp lại một lần nữa như vậy, ta có trên đĩa cát đã xúc ra 600 gam cát (hai lần, mỗi lần 300 gam).

Câu 18 : Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Người ta dùng cân Robecvan để đo khối lượng của một vật

B. Tùy theo vật cần cân (cân đến đơn vị nào) mà người ta phải chọn cân thích hợp khi cân.

C. Phép đo khối lượng của một vật là so sánh vật đó với một vật mẫu mà ta đã biết trước khối lượng, vật mẫu đó gọi là quả cân.

D. B và C đúng.


Đáp án D

Khi cân một vật cần ước lượng khối lượng vật cần cân (cân đến đơn vị nào) để chọn loại cân thích hợp.

Phép đo khối lượng bằng cân Robecvan là phép so sánh vật đó với một vật mẫu mà ta biết trước khối lượng, vật mẫu đó gọi là quả cân.

Câu 19 : Một cân Robecvan có hộp cân gồm các quả cân sau (12 quả) 1g; 2g; 2g; 5g; 10g;10g; 20g; 50g; 100g; 100g; 200g; 200g; 500g.

Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cân là:

A. GHĐ: 500g; ĐCNN: 10g.

B. GHĐ: 500g; ĐCNN: 2g.

C. GHĐ: 1110g; ĐCNN: lg.

D. GHĐ: 1000 g; ĐCNN: 2g.


Đáp án C

Giải thích: Giời hạn đo của cân là tổng khối lượng các quả cân: 1+2+2+5+10+10+20+50+100+200+200+500 = 1100 gam

ĐCNN là quả cân nhỏ nhất là 1g.

Câu 20 : Để cân một vật có khối lượng 850g, với hộp cân như đã nêu ở trên, thì người ta dùng các nhóm quả cân nào sau đây:

A. 500g; 200g; 50g; 20g; 20g; l0g.

B. 500g; 200g; l00g; 50g.

C. 500g; l00g; l00g; 50g.

D. 500g; l00g; 50g; l0g.

Đáp án B

Giải thích: 850 g = 500 g + 200 g + 100g + 50 g

Vì vậy để cân được vật có khối lượng 850 gâm ta dùng nhóm quả cân: 500g; 200g; 100 g; 50 g.

Bài viết liên quan

2708
  Tải tài liệu