Công nghệ 10 Bài 47: Thực hành: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành
Lý thuyết tổng hợp Công nghệ lớp 10 Bài 47: Thực hành: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm tóm tắt lý thuyết và hơn 500 bài tập ôn luyện Công nghệ 10. Hy vọng bộ tổng hợp lý thuyết Công nghệ lớp 10 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Công nghệ 10.
Bài 47: Thực hành: Làm sữa chua hoặc sữa đậu nành
A. Lý thuyết, Nội dung bài học
I - LÀM SỮA CHUA
1. Chuẩn bị
Một hộp sữa đặc
Một hộp sữa chua
Khoảng 400 đến 500ml nước sôi, 400 đến 500ml nước đun sôi để nguội Dụng cụ: cốc thủy tinh, thìa, đũa, chậu, xoong, nồi
2. Quy trình thực hành
Bước 1: Mở hộp sữa đặc cho vào chậu
Bước 2: Hòa thêm vào 3 – 4 lon nước (1/2 là nước sôi, ½ là nước đun sôi để nguội, dùng ngay lon đựng sữa vừa dùng để đong nước), khuấy đều. Dung dịch sữa này có nhiệt độ khoảng 40 - 500C là tốt nhất.
Bước 3: Hoà đều hộp sữa chua với dung dịch sữa đã pha trên
Bước 4: Rót sữa đã chuẩn bi ở trên vào cốc thủy tinh hay các dụng cụ chứa khác (30 – 50 ml), đậy nắp kín.
Bước 5: Ủ ấm hoặc phơi nắng 4-5 giờ.
- Sau khi ủ, sữa đông lại, có vị chua dịu là được và giữ sữa chua trong tủ lạnh dùng dần.
- Sản phẩm thu được là khối đồng nhất, không chảy nước, vị chua dịu, có mùi thơm đặc trưng, ngon và bổ dưỡng.
II – LÀM SỮA ĐẬU NÀNH (ĐẬU TƯƠNG)
1. Chuẩn bị
Đậu nành (đậu tương): 1kg
Đường trắng: 1kg
Máy xay sinh tố
Vải lọc hay túi lọc
Xoong nấu, chai, nồi, bếp
2. Quy trình thực hành
Bước 1: Chọn đậu loại tốt, hạt mẩy, kích thước tương đối đồng đều, loại bỏ tạp chất và hạt bị sâu bệnh. Vo nhiều lần bằng nước sạch
Bước 2: Ngâm đậu với tỉ lệ nước : đậu là 2 : 1. Mùa hè ngâm khoảng 4 đến 6 giờ, mùa đông khoảng 8 đến 10 giờ. Cần thường xuyên thay nước.
Bước 3: Loại vỏ. Tỉ lệ vỏ dưới 1% mới đảm bảo chất lượng sữa.
Bước 4: Xay bằng máy xay sinh tố hoặc cối đá xay với tỉ lệ nước : đậu là 6 : 1. Có thể xay lại 2 đến 3 lần. Khi sờ tay, cảm giác dịch sữa mịn là được.
Bước 5: Xay xong tiến hành lọc bỏ bã hai lần bằng vải mịn. Bả được rửa nhiều lần bằng nước sạch sao cho tỉ lệ đậu : nước là 1 : 8 hoặc 1 : 9 (làm thức ăn chăn nuôi)
Bước 6: Thanh trùng đun sôi 5 đến 10 phút. Cần chú ý nhiệt độ tránh vón cục, sữa trào và chống cháy. Để nguội là sử dụng được.
III – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Học sinh tự đánh giá kết quả theo mẫu bảng:
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Quy trình chế biến sữa đậu nành bao gồm mấy bước ?
A. 3
B. 4
C. 6
D. 7
Đáp án: C. 6
Giải thích: Quy trình chế biến sữa đậu nành bao gồm 6 bước – SGK trang 144
Câu 2: Quy trình chế biến sữa đậu nành thì tỷ lệ ngâm nước : đậu bằng bao nhiêu?
A. 2 : 1
B. 3 : 1
C. 5 : 2
D. 1 : 3
Đáp án: A. 2 : 1
Giải thích: Quy trình chế biến sữa đậu nành thì tỷ lệ ngâm nước : đậu bằng 2 : 1 – SGK trang 144
Câu 3:Quy trình thực hành chế biến sữa chua bao gồm mấy bước ?
A. 3
B. 5
C. 6
D. 7
Đáp án: B. 5
Giải thích:Quy trình thực hành chế biến sữa chua bao gồm 5 bướ - SGK trang 142, 143
Câu 4: Trong sữa đậu nành không chứa thành phần nào sau đây ?
A. canxi
B. protein
C. kẽm
D. Cholesterol
Đáp án: D. Cholesterol
Giải thích: Trong sữa đậu nành chứa thành phần: canxi, protein, kẽm. Trong sữa đậu nành không chứa Cholesterol, có chứa chất làm giảm Cholesterol trong máu.
Câu 5: Không nên uống sữa đậu nành trong trường hợp nào sau đây ?
A. Ăn kèm trứng gà đun sôi
B. Ăn cùng với cam, quýt
C. Khi đang rất đói
D. Đáp án A, B, C
Đáp án: D. Đáp án A, B, C
Giải thích: Không nên uống sữa đậu nành trong trường hợp:
+ Không cho trứng gà vào đun sôi với sữa đậu nành để uống. Chất trypsine của sữa đậu nành kết hợp với protein có tính miễn dịch của trứng gà sẽ sinh ra một chất ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể.
+ Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ, không nên ăn cam, quýt, vì chất acid và vitamin trong cam, quýt tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.
+ Tránh uống sữa đậu nành trong khi đang đói. Tốt nhất là uống sữa đậu nành sau bữa ăn sáng 1-2 giờ.
Câu 6: Cần chuẩn bị gì trong bài thực hành làm sữa chua?
A. Sữa đặc, sữa chua
B. Nước
C. Cốc, thìa, đũa
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D. Cả A, B, C đều đúng
Giải thích: Cần chuẩn bị cho bài thực hành làm sữa chua là: sữa đặc, sữa chua, nước, cốc, thìa, đũa – SGK trang 142
Câu 7: Dụng cụ nào không cần chuẩn bị trong bài thực hành làm sữa đậu nành?
A. Đậu tương
B. Sữa chua
C. Đường trắng
D. Xoong, chai, nồi, bếp
Đáp án: B. Sữa chua
Giải thích: Dụng cụ cần chuẩn bị trong bài thực hành làm sữa đậu nành là: đậu tương, đường trắng, xoong, chai, nồi, bếp, máy xay sinh tố, vải lọc hay túi lọc – SGK trang 143
Câu 8: 1 kg đậu tương thì cần chuẩn bị bao nhiêu kg đường trắng để làm sữa đậu nành?
A. 1kg
B. 2kg
C. 0,5kg
D. 1,5kg
Đáp án: A. 1kg
Giải thích:1 kg đậu tương thì cần chuẩn bị 1kg đường trắng để làm sữa đậu nành – SGK trang 143
Câu 9: Sau khoảng thời gian ủ bao lâu thì sữa chua đông lại?
A. 1 – 2h
B. 2 – 3h
C. 4 – 5h
D. 8 – 9h
Đáp án: C. 4 – 5h
Giải thích: Sau khoảng 4 – 5h ủ thì sữa chua đông lại – SGK trang 143
Câu 10: Bước thứ 3 trong quy trình thực hành làm sữa chua như thế nào?
A. Hòa nước với sữa đặc
B. Hòa đều hộp sữa chua mồi với dung dịch sữa đã pha
C. Rót sữa vào cốc thủy tinh
D. Ủ ấm hoặc phơi nắng
Đáp án: B. Hòa đều hộp sữa chua mồi với dung dịch sữa đã pha
Giải thích: Bước thứ 3 trong quy trình thực hành làm sữa chua là: hòa đều hộp sữa chua mồi với dung dịch sữa đã pha – SGK trang 142