Tại sao lại mở nắp đĩa petri và để trong không khí 5, 10 và 15 phút? So sánh kết quả
Lời giải báo cáo thực hành trang 106 Sinh học 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10.
Giải Sinh học 10 Cánh diều Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Báo cáo thực hành trang 106 Sinh học 10:
• Trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao lại mở nắp đĩa petri và để trong không khí 5, 10 và 15 phút? So sánh kết quả ở các lô khác nhau.
- Tại sao lại phải dùng băng dính quấn chặt miệng đĩa petri?
- Em hãy tìm hiểu thông tin và nêu cách nhận biết khuẩn lạc vi khuẩn, nấm mốc và nấm men. Đồng thời, hãy đánh dấu từng loại khuẩn lạc đó (nếu có) trong mẫu phân lập.
Trả lời:
- Mở nắp đĩa petri và để trong không khí 5, 10 và 15 phút sẽ tạo ra thời gian môi trường nuôi cấy tiếp xúc với các vi sinh vật trong không khí khác nhau. Kết quả cho thấy thời gian mở nắp 15 phút sẽ có số lượng khuẩn lạc nhiều nhất.
- Dùng băng dính quấn chặt miệng đĩa petri nhằm ngăn cản không cho các vi sinh vật trong không khí tiếp tục lọt vào trong môi trường sau thời gian mở nắp.
- Cách nhận biết các khuẩn lạc:
+ Khuẩn lạc vi khuẩn thường nhầy nhớt, bề mặt thường dẹt và có nhiều màu sắc (trắng sữa, vàng, đỏ, hồng, cam,…), một số khuẩn lạc đặc biệt có dạng bột mịn.
+ Khuẩn lạc nấm men thường khô, tròn đều và lồi ở tâm, khuẩn lạc thường có màu trắng sữa.
+ Khuẩn lạc nấm mốc thường lan rộng do tế bào nấm mốc phát triển tạo thành dạng sợi dài, xốp, khuẩn lạc có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, vàng, đen, xanh,…
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:
Trả lời:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Phân lập các vi sinh vật trong không khí
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Phân biệt được khuẩn lạc của một số vi sinh vật trong không khí.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Dụng cụ: 9 đĩa petri (đường kính 10 cm) vô trùng, đũa thủy tinh, băng dính, găng tay, khẩu trang, bếp điện hoặc bếp từ, nồi có nắp (đường kính khoảng 20 cm), rổ lỗ nhỏ, cốc đong (thể tích 1 lít).
- Nguyên liệu: 100 g thịt bò thái nhỏ (2 – 3 cm), 300 mL nước, 4 g thạch.
3. Các bước tiến hành:
- Bước 1: Cho thịt bò, nước vào nồi và đun sôi trong khoảng 5 phút.
- Bước 2: Sử dụng rổ và cốc đong để lọc lấy nước thịt bò.
- Bước 3: Cho 4 g thạch vào nước thịt bò, dùng đũa thủy tinh khuấy đều và đun sôi trong khoảng 3 phút tạo thành môi trường nước thịt bò.
- Bước 4: Đậy nắp nồi và chờ 3 – 5 phút cho nhiệt độ môi trường nước thịt bò giảm xuống còn khoảng 60 – 80 oC.
- Bước 5: Lấy 9 đĩa petri và đổ vào mỗi đĩa khoảng 25 mL môi trường nước thịt bò.
- Bước 6: Mở nắp đĩa petri và để trong không khí ở các thời gian khác nhau: 5, 10 và 15 phút tương ứng với 3 lô thí nghiệm (mỗi lô có 3 đĩa).
- Bước 7: Đánh dấu và đậy nắp đĩa petri, sau đó dùng băng dính quấn xung quanh giữ chặt nắp.
- Bước 8: Giữ đĩa petri ở nhiệt độ khoảng 30 – 35 oC trong khoảng 2 – 3 ngày.
- Bước 9: Quan sát các lô thí nghiệm và ghi thông tin theo gợi ý như bảng 17.3.
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
- HS đếm và ghi kết quả vào bảng.
5. Kết luận:
- Vi sinh vật trong không khí rất đa dạng.
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Sinh học 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 6 trang 105 Sinh học 10: Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm ở hình 17.6...
Báo cáo thực hành trang 106 Sinh học 10: • Trả lời các câu hỏi sau: - Tại sao lại mở nắp đĩa petri và để trong không khí...
Báo cáo thực hành trang 108 Sinh học 10: • Trả lời các câu hỏi sau: - Em có nhận xét gì về đặc điểm hình dạng, kích thước...
Báo cáo thực hành trang 108 Sinh học 10: • Trả lời các câu hỏi sau: - Trình bày cơ chế hình thành bọt khí...
Bài viết liên quan
- Giải Sinh học 10 (Cánh diều) Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
- Giải Sinh học 10 (Cánh diều) Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
- Giải Sinh học 10 (Cánh diều) Bài 19: Quá trình tổng hợp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng
- Giải Sinh học 10 (Cánh diều) Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật