Em có nhận xét gì về đặc điểm hình dạng, kích thước của nấm mốc, nấm men và vi khuẩn
Lời giải báo cáo thực hành trang 108 Sinh học 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10.
Giải Sinh học 10 Cánh diều Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
Báo cáo thực hành trang 108 Sinh học 10:
• Trả lời các câu hỏi sau:
- Em có nhận xét gì về đặc điểm hình dạng, kích thước của nấm mốc, nấm men và vi khuẩn?
- Nêu hình thức sinh sản của vi khuẩn, nấm mốc và nấm men trong các mẫu quan sát.
Trả lời:
- Đặc điểm hình dạng, kích thước của nấm mốc, nấm men và vi khuẩn quan sát được:
+ Nấm mốc có dạng sợi phân nhánh; kích thước lớn hơn vi khuẩn.
+ Nấm men có dạng hình bầu dục; kích thước lớn hơn vi khuẩn.
+ Vi khuẩn có dạng hình que, ngắn; kích thước nhỏ.
- Hình thức sinh sản của vi khuẩn, nấm mốc và nấm men trong các mẫu quan sát:
+ Vi khuẩn Bacillus subtilis có hình thức sinh sản phân đôi.
+ Nấm mốc Aspergillus niger có hình thức sinh sản bằng bào tử đính.
+ Nấm men Saccharomyces cerevisiae có hình thức sinh sản nảy chồi.
• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:
Trả lời:
BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm: Quan sát hình thái nấm mốc, vi khuẩn, nấm men
Tên nhóm:……………………………………………………………………………
1. Mục đích thí nghiệm:
- Quan sát được hình thái của nấm mốc, vi khuẩn, nấm men.
2. Chuẩn bị thí nghiệm:
- Mẫu vật: mẩu bánh mì, vỏ quả chín hoặc hạt bị mốc; nước dưa chua; bánh men rượu hòa trong nước.
- Hóa chất: thuốc nhuộm xanh methylene hoặc fuchsin.
- Dụng cụ: lam kính, que cấy, bình tia nước, giấy thấm, đèn cồn, chậu rửa, kính hiển vi, dầu soi kính, panh.
3. Các bước tiến hành:
• Quan sát nấm mốc
- Bước 1: Dùng panh gắp mẫu vật (mẩu bánh mì, vỏ quả hoặc hạt bị mốc) cho lên lam kính.
- Bước 2: Đặt lam kính lên bàn kính và quan sát ở vật kính 10×.
Lưu ý: tập trung quan sát hệ sợi và cơ quan sinh sản của nấm mốc, có thể chuyển sang vật kính 40× để quan sát rõ hơn.
• Quan sát vi khuẩn hoặc nấm men
- Bước 1: Dùng que cấy lấy mẫu vật (nước dưa chua hoặc dịch bánh men) cho lên lam kính và dàn đều.
- Bước 2: Hong khô tiêu bản trên ngọn lửa đèn cồn.
- Bước 3: Nhỏ 1 giọt thuốc nhuộm lên trên tiêu bản và giữ trong 1 phút.
- Bước 4: Rửa thuốc nhuộm thừa bằng bình tia nước.
- Bước 5: Thấm khô tiêu bản, đặt lên bàn kính và quan sát ở vật kính 10× để chọn tiêu cự phù hợp rồi chuyển sang vật kính 100× (vật kính dầu) để quan sát.
- Bước 6: Vẽ lại hình ảnh quan sát được dưới kính hiển vi vào vở.
4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
Học sinh vẽ lại hình ảnh quan sát được dưới kính hiển vi vào vở.
Vi khuẩn Bacillus subtilis |
Nấm men Saccharomyces cerevisiae |
Nấm mốc Aspergillus niger |
5. Kết luận:
- Vi sinh vật có hình dạng và kích thước đa dạng.a
Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Sinh học 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 6 trang 105 Sinh học 10: Em hãy giải thích kết quả thí nghiệm ở hình 17.6...
Báo cáo thực hành trang 106 Sinh học 10: • Trả lời các câu hỏi sau: - Tại sao lại mở nắp đĩa petri và để trong không khí...
Báo cáo thực hành trang 108 Sinh học 10: • Trả lời các câu hỏi sau: - Em có nhận xét gì về đặc điểm hình dạng, kích thước...
Báo cáo thực hành trang 108 Sinh học 10: • Trả lời các câu hỏi sau: - Trình bày cơ chế hình thành bọt khí...
Bài viết liên quan
- Giải Sinh học 10 (Cánh diều) Bài 17: Vi sinh vật và các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật
- Giải Sinh học 10 (Cánh diều) Bài 18: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
- Giải Sinh học 10 (Cánh diều) Bài 19: Quá trình tổng hợp phân giải ở vi sinh vật và ứng dụng
- Giải Sinh học 10 (Cánh diều) Bài 20: Thành tựu của công nghệ vi sinh vật và ứng dụng của vi sinh vật