Mô tả hình dạng và vẽ các tế bào biểu bì và các tế bào cấu tạo nên

Lời giải báo cáo thực hành trang 60 Sinh học 10 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Sinh học 10.

1 355


Giải Sinh học 10 Cánh diều Bài 9: Trao đổi chất qua màng sinh chất

Báo cáo thực hành trang 60 Sinh học 10:

• Trả lời các câu hỏi sau: Mô tả hình dạng và vẽ các tế bào biểu bì và các tế bào cấu tạo nên khí khổng ở mẫu đối chứng, mẫu co nguyên sinh và mẫu phản co nguyên sinh.

Trả lời:

- Ở mẫu đối chứng: Nguyên sinh chất dính sát vào thành tế bào; các khí khổng mở.

- Ở mẫu co nguyên sinh: Nguyên sinh chất của tế bào bị co lại, tách dần ra khỏi thành tế bào; các khí khổng cũng đóng lại.

- Ở mẫu phản co nguyên sinh: Nguyên sinh chất của tế bào dần căng lên, dính sát vào thành tế bào; các khí khổng cũng dần mở ra.

• Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Tìm hiểu về sự co nguyên sinh và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật.

Tên nhóm:……………………………………………………………………………

1. Mục đích thí nghiệm:

- Quan sát và giải thích được hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật.

2. Chuẩn bị thí nghiệm:

- Mẫu vật: lá cây thài lài tía (cây lẻ bạn).

- Hóa chất: nước cất, dung dịch NaCl 10%.

- Dụng cụ: kính hiển vi quang học, lam kính, kim mũi mác, đĩa đồng hồ, giấy thấm, ống nhỏ giọt.

3. Các bước tiến hành:

- Bước 1: Làm tiêu bản đối chứng

+ Lấy một lam kính và nhỏ một giọt nước cất vào giữa lam kính.

+ Dùng kim mũi mác bóc một lớp tế bào mặt dưới của lá cây thài lài tía đặt lên giọt nước trên lam kính rồi đậy lamen và dùng giấy thấm bớt nước dư ở phía ngoài.

+ Quan sát tiêu bản ở vật kính 10× rồi chuyển sang vật kính 40×.

- Bước 2: Làm tiêu bản mẫu co nguyên sinh

+ Lấy tiêu bản đối chứng ra khỏi kính hiển vi và dùng ống nhỏ giọt nhỏ vào mép của một phía lamen một giọt dung dịch NaCl 10%.

+ Dùng giấy thấm hút hết nước ở phía kia của lamen nhằm thay thế hoàn toàn nước cất bằng dung dịch NaCl 10%.

+ Lặp lại việc nhỏ và thấm trên khoảng 2 – 3 lần đảm bảo thay thế hoàn toàn nước cất bằng dung dịch NaCl 10%. Sau 5 – 10 phút, quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.

- Bước 3: Làm tiêu bản mẫu phản co nguyên sinh

+ Lấy tiêu bản mẫu co nguyên sinh ra khỏi kính hiển vi và nhỏ một giọt nước cất vào mép của một phía lamen.

+ Dùng giấy thấm hút hết nước thừa ở phía kia của lamen.

+ Lặp lại việc nhỏ và thấm khoảng 2 – 3 lần nhằm thay thế hoàn toàn dung dịch NaCl 10% bằng nước cất. Sau 10 phút, quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.

4. Kết quả thí nghiệm và giải thích:

- Kết quả thí nghiệm:

+ Ở mẫu đối chứng: Nguyên sinh chất dính sát vào thành tế bào; các khí khổng mở.

+ Ở mẫu co nguyên sinh: Nguyên sinh chất của tế bào bị co lại, tách dần ra khỏi thành tế bào; các khí khổng cũng đóng lại.

+ Ở mẫu phản co nguyên sinh: Nguyên sinh chất của tế bào dần căng lên, dính sát vào thành tế bào; các khí khổng cũng dần mở ra.

- Giải thích thí nghiệm:

+ Môi trường dung dịch NaCl 10 % là môi trường ưu trương của tế bào (nồng độ chất tan của môi trường cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào). Do đó, trong dung dịch NaCl 10 %, nước thấm từ tế bào ra ngoài khiến tế bào mất nước dẫn đến nguyên sinh chất của tế bào co lại, tách khỏi thành tế bào. Đồng thời, các tế bào khí khổng mất nước nên đóng lại.

+ Khi cho nước cất vào tiêu bản co nguyên sinh, môi trường bên ngoài có thế nước cao hơn trong tế bào. Do đó, nước thấm từ ngoài vào tế bào khiến nguyên sinh chất của tế bào phồng lên, áp sát thành tế bào. Đồng thời, tế bào khí khổng no nước cũng mở dần ra.

5. Kết luận:

- Trong môi trường đẳng trương, nước đi vào và đi ra tế bào cân bằng, tế bào có hình dạng bình thường, khí khổng mở.

- Trong môi trường nhược trương, nước đi từ môi trường vào tế bào làm tế bào căng phồng lên, khí khổng mở ra.

- Trong môi trường ưu trương, nước đi từ tế bào ra môi trường gây nên hiện tượng co nguyên sinh và đóng khí khổng ở tế bào thực vật. 

Xem thêm các bài giải sách giáo khoa Sinh học 10 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 55 Sinh học 10Quan sát hình 9.1, mô tả sự thay đổi hình thái của cây khi tưới nước. Giải thích sự thay đổi đó...

Câu hỏi 1 trang 55 Sinh học 10: Kể tên các chất mà tế bào lông hút của rễ cây trao đổi với môi trường...

Câu hỏi 2 trang 55 Sinh học 10: Quan sát hình 9.2 và cho biết: a) Nồng độ phân tử ở vùng A so với vùng B...

Câu hỏi 3 trang 55 Sinh học 10: Tại sao khi xịt nước hoa ở một góc phòng thì một lúc sau chúng ta có thể ngửi thấy mùi nước hoa khắp phòng...

Câu hỏi 4 trang 56 Sinh học 10: Khuếch tán là gì...

Câu hỏi 5 trang 56 Sinh học 10Giải thích hiện tượng xảy ra khi nhỏ một giọt thuốc nhuộm màu xanh vào cốc nước...

Câu hỏi 6 trang 56 Sinh học 10: Nếu gradient nồng độ tăng thì tốc độ khuếch tán sẽ thay đổi như thế nào...

Câu hỏi 7 trang 56 Sinh học 10: Quan sát hình 9.4 và giải thích sự khuếch tán khí O2 và CO2 ở phổi...

Tìm hiểu thêm trang 56 Sinh học 10Tìm một số ví dụ về sự khuếch tán đơn giản qua màng sinh chất ở các tế bào...

Luyện tập 1 trang 56 Sinh học 10:Dựa vào hình 9.3 và 9.5 cho biết đặc điểm chung giữa khuếch tán đơn giản và khuếch tán tăng cường...

Câu hỏi 8 trang 57 Sinh học 10: Quan sát hình 9.6 và trả lời các câu hỏi sau: a) Các phân tử nước và chất tan di chuyển...

Luyện tập 2 trang 57 Sinh học 10Quan sát hình 9.7 và cho biết sự di chuyển của các phân tử nước, sự thay đổi...

Vận dụng 1 trang 57 Sinh học 10Tại sao rau củ ngâm muối, quả ngâm đường có thể bảo quản trong thời gian dài...

Vận dụng 2 trang 57 Sinh học 10Tại sao khi bón phân quá nhiều, cây có thể bị chết...

Tìm hiểu thêm trang 57 Sinh học 10: Điều gì sẽ xảy ra với tế bào máu nếu: lượng nước trong máu bị giảm nhiều...

Câu hỏi 9 trang 58 Sinh học 10Quan sát hình 9.8 và cho biết sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động...

Câu hỏi 10 trang 58 Sinh học 10Sự vận chuyển chủ động có ý nghĩa gì đối với tế bào...

Bài viết liên quan

1 355