Giải Sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống
Với giải sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 8.
Giải sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 8: Tín dụng và vai trò của tín dụng trong đời sống - Kết nối tri thức
Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 27
Bài tập 1 trang 27 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn
Câu a) Ý nào dưới đây thể hiện bản chất của quan hệ tín dụng?
A. Là quan hệ vay mượn có lãi hoặc không có lãi.
B. Nhưởng quyền sở hữu một lượng tiền cho người khác.
C. Quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người vay trong một thời gian nhất định có hoàn trả cả vốn lẫn lãi.
D. Cho người khác sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi để được hưởng tiền lãi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu b) Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm của tín dụng?
A. Nhượng quyền sử dụng một lượng tiền nhàn rỗi cho người khác sử dụng trong một thời hạn nhất định.
B. Mức lãi suất cho vay được thoả thuận giữa người cho vay và người vay.
C. Dựa trên sự tin tưởng.
D. Khi đến hạn người vay trả đủ tiền lãi sẽ được kéo dài thêm thời hạn cho vay.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu c) Ý nào dưới đây không phải là vai trò của tín dụng?
A. Tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm tiền mặt trong lưu thông.
B. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
C. Là công cụ điều tiết kinh tế - xã hội của Nhà nước.
D. Hạn chế bớt tiêu dùng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Bài tập 2 trang 27 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
a. Tín dụng là hoạt động người cho vay giao quyền sở hữu nguồn vốn cho người vay trong một thời gian nhất định.
b. Khi tham gia hoạt động tín dụng, người vay phải trả đủ tiền gốc, còn lại thì trả thế nào cũng được.
c. Trong quan hệ tín dụng, bên cho vay có thể dựa vào khả năng kinh doanh tài giỏi của người vay tiền để tin tưởng, đưa ra quyết định cho vay.
d. Không nên mang tiền cho vay vì dễ gặp rủi ro.
Lời giải:
- Ý kiến a. Không đồng tình, vì đặc điểm của tín dụng là người cho vay nhưởng quyền sử dụng nguồn vốn đó trong một thời hạn nhất định, không giao quyền sở hữu.
- Ý kiến b. Không đồng tình, vì đặc điểm của tín dụng là người vay phải trả đủ cả tiền vay gốc lẫn lãi như đã thoả thuận lúc cho vay.
- Ý kiến c. Ý kiến này chưa thật đúng, vì khả năng kinh doanh tài giỏi của người vay là một cơ sở để người cho vay tin tưởng người vay nhưng như thế chưa đủ để ra quyết định cho vay mà thường phải dựa vào tài sản thế chấp hoặc những cơ sở tin tưởng khác.
- Ý kiến d. Ý kiến này không đúng, vì tuy khi cho vay có thể gặp rủi ro vì người vay có thể không trả nợ được đúng hạn nhưng cũng không nên giữ tiền mà không cho vay vì như vậy sẽ làm cho lượng tiền nhàn rỗi không vận động, trong khi rất nhiều người khác có nhu cầu cần tiền để sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ cho vay khi có cơ sở cho thấy người vay có khả năng chi trả đúng hạn.
Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 28
Bài tập 3 trang 28 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các nhân vật trong những tình huống dưới đây nhận thức về vai trò và đặc điểm của tín dụng đúng hay sai. Vì sao?
a. Được tư vấn vay vốn ngân hàng để phát triển chăn nuôi nhưng bác M đắn đo vì ngại phải lo nhiều thủ tục và nếu việc chăn nuôi không thuận lợi sẽ không có đủ tiền để trả nợ.
b. I đã tư vấn cho bạn đến vay tiền ở một quỹ tín dụng đen mình quen biết vì cho rằng đó là nơi vay tiền nhanh chóng, thủ tục vay đơn giản nhất, không phức tạp như vậy ở ngân hàng.
c. Bà Q vay ngân hàng 50 triệu đồng để đầu tư sản xuất. Do tình hình kinh doanh gặp khó khăn nên khi đến hạn phải trả nợ, bà đã đến ngân hàng, đề nghị gia hạn thêm 6 tháng nữa.
Lời giải:
- Tình huống a. Bác M thể hiện sự nhận biết về vai trò của tín dụng chưa thật đúng. Tín dụng tạo điều kiện cho người dân vay vốn để sản xuất kinh doanh. Các thủ tục cũng được hướng dẫn cụ thể để người vay thực hiện. Vì vậy, cần mạnh dạn sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng nhưng cũng cần chú ý sử dụng vốn hiệu quả để có thể trả nợ được ngân hàng và tăng thêm thu nhập cho bản thân.
- Tình huống b. Đây là cách một số sinh viên lựa chọn để vay tiền nhưng các quỹ tín dụng đen này rất nguy hiểm. Tuy thủ tục đơn giản, dễ vậy nhưng lãi suất rất cao, kèm theo điều kiện gắn với tài sản, nếu không trả đúng hạn sẽ bị nhiều bất lợi.
- Tình huống c. Hành vi này không đúng vì người vay không được phép đề nghị gia hạn trả nợ mà phải thực hiện đúng như cam kết theo hợp đồng vay.
Bài tập 4 trang 28 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các nhân vật trong những tình huống dưới đây có hành vi đúng hay sai. Vì sao?
a. Mặc dù thuộc diện được vay ưu đãi ở Ngân hàng Chính sách xã hội nhưng bà M vẫn làm đơn đề nghị Ngân hàng giảm lãi suất cho vay đối với gia đình mình.
b. Bà X khuyên các con cố gắng chi tiêu trong khoản tiền mình có, không nên vay mượn tiền của bất cứ ai.
c. Mỗi khi cần tiền, G lại mang xe máy, thẻ sinh viên ra tiệm dịch vụ tài chính, cầm đồ cho sinh viên để vay tiền.
d. Ngân hàng luôn có biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Lời giải:
- Tình huống a. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay những hộ có hoàn cảnh khó khăn theo những tiêu chuẩn, quy định chung, không thể có ưu đãi đối với từng trường hợp cụ thể.
- Tình huống b. Quan điểm của bà X có ý đúng, để tránh gánh nặng nợ nần. Tuy nhiên, trong những trường hợp thật sự cần thiết, hoặc thấy cơ hội kinh doanh có thể thành công thì vẫn nên vay.
- Tình huống c. G không nên làm như vậy, vì sẽ phải chịu lãi suất cao, nếu không trả được sẽ mất vật thế chấp, bị đe doạ,...
- Tình huống d. Điều này đúng, vì nếu ngân hàng bị rủi ro không thu hồi được số tiền ngân hàng cho vay thì sẽ không có tiền để trả cho khách hàng đã cho mình vay tiền.
Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 29
Bài tập 5 trang 29 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những tình huống dưới đây:
- Tình huống a. Ông K được vay ưu đãi tín dụng ngân hàng để đóng tàu đánh cá. Đến hạn phải trả nợ, ngân hàng cho phép ông được giãn nợ thêm 6 tháng do xét đến ảnh hưởng bởi cơn bão số 5 với các ngư dân. Tuy vậy, ông K lại hi vọng ngân hàng sẽ tiếp tục ưu tiên hoãn nợ và giảm lãi suất cho ông.
- Tình huống b. Đến hạn trả nợ ngân hàng, bà B định sẽ đến trả hết khoản tiền vay nhưng xin hoãn nộp tiền lãi vì chưa có đủ tiền.
- Tình huống c. Mặc dù phải vay tiền hỗ trợ cho học sinh, sinh viên từ Ngân hàng Chính sách xã hội để được đi học đại học nhưng D không tập trung học hành và cho rằng sau này Nhà nước sẽ ưu đãi xoá nợ cho các hộ nghèo như gia đình mình.
Lời giải:
- Tình huống a. Suy nghĩ của ông K chưa đúng, hành động giãn nợ của ngân hàng được áp dụng do địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 5 (nếu không có tác động tiêu cực từ cơn bão số 5, ông K không được giãn nợ và phải hoàn trả tiền cho ngân hàng đúng theo hợp đồng vay). Vì vậy: gia đình ông K nên cố gắng cân đối các hoạt động chi tiêu để có đủ khả năng trả nợ ngân hàng sau 6 tháng được gián nợ.
- Tình huống b. Suy nghĩ của bà B thể hiện sự hiểu biết chưa đúng về đặc điểm của tín dụng, vì: tín dụng có tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi (đến thời hạn, người vay có nghĩa vụ và trách nhiệm phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi). Trong trường hợp này, bà B nên cố gắng hoàn trả ngân hàng đủ cả số tiền gốc đã vay và khoản tiền lãi.
- Tình huống c. Suy nghĩ của D chưa đúng. Gia đình D được hỗ trợ vay tiền từ Ngân hàng chính sách với mức lãi suất thấp, điều này không đồng nghĩa với việc sau này gia đình D sẽ được xóa nợ; đến thời hạn, gia đình D vẫn phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho ngân hàng. Do đó, D nên tích cực học tập để không lãng phí nguồn vốn được hỗ trợ.