Giải Sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Với giải sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 18.

409
  Tải tài liệu

Giải sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp Luật 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kết nối tri thức

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 58

Bài tập 1 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy hoàn thiện Sơ đồ cấu trúc bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013.

SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 18: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài tập 2 trang 58 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khoanh tròn vào chữ cái trước nội dung đúng với Hiến pháp năm 2013.

Câu a) Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có những cơ quan nào?

A. Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.

B. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ, cơ quan xét xử.

C. Cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý nhà nước, Cơ quan xét xử.

D. Cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu b) Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm

A. hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.

B. hạn chế sự phân tán quyền lực nhà nước.

C. tạo sự phân chia hợp lí quyền lực nhà nước.

D. thực hiện quyền lực nhà nước một cách dân chủ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu c) Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương của nước ta gồm

A. Chính phủ, bộ, ban và cơ quan ngang bộ, ban.

B. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

C. Chủ tịch Quốc hội, bộ và cơ quan ngang bộ.

D. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu d) Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?

A. Nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.

B. Đại diện nhân dân bầu ra.

C. Nhân dân trực tiếp bầu ra.

D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu e) Sự độc lập của Toà án được hiểu là

A. Toà án được hình thành một cách độc lập.

B. trong hoạt động của mình, Toà án không bị ràng buộc

C. Toà án chủ động giải quyết mọi việc theo ý chí của thẩm phán.

D. khi xét xử, Toà án chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối bởi bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 59

Bài tập 3 trang 59 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em đồng tình hay không đồng tình với các hành vi nào sau đây? Vì sao?

a. T vừa quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước vừa đọc các quy định trong Hiến pháp để hiểu rõ hơn về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. M biết các bạn trong nhóm đang hiểu sai quy định của Hiến pháp về Chính phủ nhưng vẫn im lặng, không giải thích để bạn hiểu.

c. V đăng bài tập tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 lên mạng xã hội nhờ người khác làm giúp.

Lời giải:

- Trường hợp a. Đồng tình, vì việc làm của T giúp bạn hiểu rõ hơn các nội dung trong sơ đồ bộ máy nhà nước và giúp T ghi nhớ nội dung tốt hơn.

- Trường hợp b. Không đồng tình, vì hành vi của M là ích kỉ, không giúp đỡ, hỗ trợ bạn bè.

- Trường hợp c. Không đồng tình, vì hành vi của V là lười biếng, không thực hiện tốt trách nhiệm của học sinh.

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 60

Bài tập 4 trang 60 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:

- Tình huống a. Buổi tối, khi hai anh em H đang làm bài tập về nhà thì em gái H hỏi: “Anh ơi, tại sao Chủ tịch nước lại có thể thay mặt Nhà nước ta về đối nội, đối ngoại được hả anh?".

Nếu là H, em sẽ trả lời câu hỏi của em gái như thế nào?

- Tình huống b. Chính quyền xã A tổ chức cho thanh thiếu niên trên địa bàn họp để thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng trung tâm thể dục - thể thao của xã. Biết tin, C rủ V cùng đi họp nhưng V từ chối vì cho rằng trẻ em như mình đóng góp ý kiến là không có giá trị. V tin tưởng các lãnh đạo xã sẽ đủ sáng suốt để tự quyết định mọi việc. Người dân chỉ cần thực hiện các quyết định đó là được. C không đồng tình với suy nghĩ của V nhưng không biết nên giải thích thế nào để V thay đổi ý định. Nếu là C, em sẽ làm gì?

Lời giải:

- Tình huống a. H giải thích cho em hiểu Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước và được Nhà nước giao nhiệm vụ thay mặt Nhà nước trong quan hệ đối nội, đối ngoại.

- Tình huống b. Suy nghĩ của V là chưa chính xác, vì vậy C nên giải thích cho V hiểu trẻ em cũng có quyền được đóng góp ý kiến về những vấn đề quan trọng của đất nước và của địa phương, đặc biệt là những vấn đề liên quan trực tiếp đến bản thân mình. Các ý kiến trẻ em đóng góp mà phù hợp thì đều được ghi nhận và xem xét. Chính quyền xã xây dựng trung tâm thể dục - thể thao là để phục vụ cho nhân dân, trong đó có đối tượng thanh thiếu niên. Do đó, nếu tham gia đóng góp ý kiến thì V sẽ được trực tiếp nói lên nguyện vọng của mình và nếu ý kiến, nguyện vọng đó hợp lí thì có thể được áp dụng trong quá trình xây dựng trung tâm. Vì vậy, V nên tham gia cuộc họp.

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 61

Bài tập 5 trang 61 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hiện nay, các thế lực thù địch ra sức chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục đích nhằm hạ thấp uy tín, kích động, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Giả sử tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước thì em sẽ làm gì? Hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh.

Lời giải:

- Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh.

+ Tích cực học tập tốt, trau dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng

+ Sáng tạo, tìm tòi trong học tập cũng như trong cuộc sống

+ Tích cực tham gia những cuộc thi về sang táo, chế tạo đẻ học hỏi kinh nghiệm

+ Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào đóng góp ý kiến ở trường học và địa phương về những vấn đề được phép tham gia

+ Phê phán, không đồng tình với những hành động đưa thông tin sai lệch, không chính xác về Hiến pháp, pháp luật Việt Nam

Bài viết liên quan

409
  Tải tài liệu