Giải Sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

Với giải sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 19.

420


Giải sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 19: Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam - Kết nối tri thức

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 62

Bài tập 1 trang 62 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

Câu a) Hệ thống chính trị Việt Nam gồm các bộ phận nào cấu thành?

A. Đảng chính trị.

B. Nhà nước.

C. Các tổ chức chính trị - xã hội.

D. Tất cả các phương án trên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu b) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng cách nào?

A. Đề ra các chủ trương, đường lối, chính sách.

B. Ban hành pháp luật.

C. Quyết định về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của đất nước.

D. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu c) Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Tính vừa sức.

B. Tính nhất nguyên chính trị.

C. Tính thống nhất.

D. Tính nhân dân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 63

Bài tập 2 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy nối mỗi cụm từ ở cột với một cụm từ ở cột II để được ý kiến đúng về hệ thống chính trị Việt Nam:

I

II

a. Người dân tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

1. là đảng cầm quyền duy nhất và là hạt nhân lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam.

b. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. là một hoạt động thể hiện nguyên của tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.

c. Đảng Cộng sản Việt Nam

3. là một hoạt động thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam.

d. Việc người dân giám sát và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện các sai phạm trong hoạt động của các cơ quan nhà nước

4. là hoạt động biểu hiện tính nhân dân sâu sắc của hệ thống chính trị Việt Nam.

Lời giải:

Ghép nối:

a – 4;                    b – 3;                   

c – 1;                    d - 2

Bài tập 3 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau?

a. Ông K - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã A kí quyết định cho phép một công ty xây dựng khai thác đất, đá ở địa phương mà không thông qua ý kiến tập thể.

b. Là cán bộ lãnh đạo xã B, ông D luôn quan tâm xem xét, giải quyết những bức thư góp ý, phản ánh của người dân trong xã.

c. Giáo viên H thường xuyên nhắc nhở học sinh không nên chia sẻ những bài viết có nội dung tiêu cực liên quan đến chính trị khi sử dụng mạng xã hội.

d. Bà X thường lợi dụng chức vụ để bao che cho các hành vi sai phạm của một số đối tượng xấu.

Lời giải:

- Tình huống a. Việc ông K tự ý quyết định cho phép khai thác đất đá mà không thông qua ý kiến tập thể, không tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân là hoàn toàn sai. Ở Việt Nam, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, các cơ quan trong bộ máy nhà nước và các cán bộ nhà nước là đại diện để nhân dân thực thi quyền lực của mình. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương, lãnh đạo chính quyền phải lấy ý kiến tập thể, ý kiến của nhân dân.

- Tình huống b. Việc làm của ông D là đúng, đảm bảo nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam. Đồng thời, thông qua những việc làm đó, xã B sẽ đánh giá được hiệu quả các hoạt động của chính quyền địa phương, kịp thời điều chỉnh, khắc phục những hoạt động chưa tốt, chưa phù hợp với nhân dân và xây dựng những hoạt động có hiệu quả hơn.

- Tình huống c. Việc làm của giáo viên H là đúng, vì đã giúp học sinh nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị Việt Nam cũng như giúp các em tránh phạm phải những sai lầm đáng tiếc.

- Tình huống d. Hành vi của bà là sai trái, đáng bị phê phán. Bà X đã không hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của một công dân, lợi dụng chức vụ đề vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân và đất nước.

Bài tập 4 trang 63 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữ vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị nước ta. Theo em, các đoàn viên thanh niên là học sinh cần làm gì để xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị Việt Nam?

Lời giải:

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một bộ phận của hệ thống chính trị Việt Nam. Những việc các đoàn viên thanh niên là học sinh cần làm để xây dựng và bảo vệ hệ thống chính trị đất nước:

+ Thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

+ Phê phán các hành vi sai trái, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống chính trị và đất nước;

+ Tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, mạnh dạn đấu tranh với những hành động sai trái, bảo vệ lợi ích thiết thực, hợp pháp và chính đáng của bản thân và những người xung quanh;

+ Luôn luôn học tập, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;

+ Tích cực hưởng ứng và tham gia hoạt động trong phong trào do các tổ chức chính trị - xã hội phát động;

+ Trực tiếp tham gia xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Giải SBT Kinh tế pháp luật 10 trang 64

Bài tập 5 trang 64 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:

- Tình huống a. Đoàn trường tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đảng Cộng sản Việt Nam. Lớp trưởng phổ biến nội dung cuộc thi cho cả lớp và vận động các bạn đăng kí tham gia. Lớp trưởng vừa nói xong thì Đ nói: "Theo tớ, bạn nào có ý định phấn đấu kết nạp vào tổ chức Đảng đề tương lại làm cán bộ thì nên đăng kí tham gia cuộc thi này. Còn những ai xác định sẽ làm “thường dân” như tớ thì miễn thôi". Một số bạn cũng nhận mình là “thường dân” giống Đ.

Nếu là lớp trưởng, em sẽ làm gì?

- Tình huống b. Thời gian gần đây, một số bạn trẻ do thiếu hiểu biết nên bị các đối tượng xấu lợi dụng lan truyền những thông tin sai sự thật về tình hình chính trị đất nước, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống chính trị Việt Nam. M cảm thấy đó là hành vi không tốt, đáng bị phê phán nên muốn chia sẻ để em trai mình tránh gặp phải những sai lầm tương tự.

Nếu là M, em sẽ chia sẻ với em trai như thế nào?

Lời giải:

- Tình huống a.  Thái độ, suy nghĩ của Đ và một số bạn trong lớp như vậy là sai, không thực hiện trách nhiệm của học sinh với hệ thống chính trị đất nước. Vì vậy, lớp trưởng nên giải thích cho Đ và các bạn hiểu về vị trí và vai trò của Đảng trong lịch sử và hệ thống chính trị nước ta; khẳng định việc tham gia cuộc thi tìm hiểu về Đảng sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích, đồng thời là cơ hội để mọi người được thử thách và rèn luyện năng lực của bản thân,... Lớp trưởng cần động viên, thuyết phục các bạn tham gia hoạt động.

- Tình huống b. Nếu là M, em sẽ chia sẻ với em trai về những nội dung sau:

+ Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

+ Vị trí, chức năng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam

+ Âm mưu và một số thủ đoạn của các đối tượng xấu khi lan truyền những thông tin sai sự thật về tình hình chính trị đất nước

+…

Bài viết liên quan

420